Thanh khoản sụt giảm, môi giới tạm nghỉ nghề
Tình trạng sốt nóng không còn xảy ra với thị trường bất động sản như hồi đầu năm. Tuy nhiên, hầu hết các phân khúc mức giá vẫn neo cao như đất nền, nhà thổ cư, thậm chí, giá chung cư đang có xu hướng tăng lên đã tác động tới tính thanh khoản của thị trường, đặc biệt ở thị trường thứ cấp.
Bên cạnh đó, việc lãi suất tăng cao trong thời gian gần đây đã khiến nhiều nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư. Dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt; tỷ lệ hấp thụ trong quý III đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Để giải quyết bài toán thanh khoản, thậm chí, các chủ đầu tư đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại,...
Thị trường kém thanh khoản khiến hoạt động môi giới của các sàn giao dịch bất động sản ảnh hưởng nghiêm trọng. Anh Nguyễn Quang Tú, chủ một sàn giao dịch bất động sản tại ven Hà Nội cho biết, từ đầu quý 2 tới nay, thị trường bất động sản nhanh chóng nguội lạnh. Theo đó, thanh khoản tiếp tục giảm sâu, thậm chí gần như không có trong thời gian gần đây.
“Nhiều tháng nay, văn phòng tôi có 20 môi giới nhưng cũng chỉ có 1 - 2 giao dịch/tháng. Nhiều anh em môi giới chán nản, đến giờ chỉ còn khoảng 7 người vẫn đi làm còn lại đa phần bỏ ngang. Một số nhân sự đề nghị tôi cho nghỉ không lương chờ thị trường ổn định hơn sẽ quay lại làm”, anh Tú nói.
Nói về những khó khăn của môi giới gần đây, anh Nguyễn Trường, môi giới bất động sản tại Hà Nội cho biết, hiện khách tìm hiểu, tham khảo giá vẫn có nhưng để đi đến bước giao dịch cuối cùng lại rất khó.
“Năm ngoái, thị trường sôi động, mọi người đua nhau đi làm môi giới, các phòng giao dịch được mở ra liên tục. Song, ai cũng có nhiều giao dịch. Nhưng đến nay, tháng nào có 1 giao dịch thôi là cũng thấy vui lắm rồi. Nhiều người không có thu nhập cũng bỏ nghề, không chỉ môi giới mà ngay cả nhà đầu tư bây giờ tôi gọi điện hỏi thăm họ cũng than vãn rất nhiều”, anh Trường nói.
Báo cáo thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng vừa được công bố cho thấy, trong giai đoạn đầu năm nay, hoạt động của thị trường bất động sản đã dần trở lại bình thường, lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng hơn nhiều so với năm 2021.
Tính đến nay, hầu hết sàn giao dịch đã trở lại hoạt động; đồng thời có thêm nhiều sàn mới được thành lập. Hiện thị trường có khoảng hơn 1.100 sàn giao dịch bất động sản hoạt động.
Trong nửa đầu năm nay, thị trường bất động sản có hiện tượng phát triển nhanh về giá và lượng giao dịch ở nhiều phân khúc bất động sản và tại nhiều địa phương trên cả nước kéo theo sự phục hồi, hoạt động trở lại của các sàn giao dịch bất động sản; thu hút số lượng lớn người tham gia môi giới đặc biệt là môi giới tự do, giao dịch bất động sản.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, trong quý III năm nay, thị trường bất động sản có sự điều chỉnh, lượng giao dịch bất động sản đã giảm so với thời điểm đầu năm dẫn đến quy mô của các sàn giao dịch bất động sản giảm, số lượng môi giới bất động sản cũng giảm theo.
Nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu mới
Thực trạng “ngủ đông” đến sớm không chỉ với môi giới, mà ngay cả các nhà đầu tư cũng vậy. Anh Nguyễn Thế Vinh, nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Hà Nội cho biết, thị trường trầm lắng, đa phần nhà đầu tư không thể kiếm tiền từ bất động sản. Nhưng hiện nay, như cả anh Vinh cũng tạm thời nghỉ nghề để chuyển sang kinh doanh để chờ thị trường tốt hơn.
“Mấy năm trở lại đây, tôi chủ yếu kiếm tiền từ bất động sản. Nhưng giờ thị trường khó khăn hơn trước, mình phải tính toán chuyển kinh doanh ngành nghề khác để kiếm tiền và chờ đợi thị trường tốt lên. Bây giờ có cố đầu tư có khả năng còn bị chôn vốn rất lâu”, anh Vinh nói.
Thời gian gần đây, bên cạnh mức giá bất động sản còn neo cao, thêm việc các ngân hàng tăng mạnh lãi suất khiến nhiều nhà đầu tư do dự trong quyết định đầu tư. Theo đó, sức cầu của thị trường bất động sản cũng đi xuống.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng đánh giá, lãi suất tăng sẽ làm giảm khả năng mua nhà của người dân. Theo vị chuyên gia, trong ngành ngân hàng tỷ lệ trả gốc và lãi khi vay mua nhà chia cho thu nhập bình quân người mua khoảng 60% là hợp lý. Nhưng với lãi suất như hiện nay, tỷ lệ đã vượt quá ngưỡng an toàn, có thể khiến nhiều người không đủ điều kiện để vay.
Link bài gốc: Thực trạng “ngủ đông” có đến sớm với thị trường bất động sản?
Tình trạng sốt nóng không còn xảy ra với thị trường bất động sản như hồi đầu năm. Tuy nhiên, hầu hết các phân khúc mức giá vẫn neo cao như đất nền, nhà thổ cư, thậm chí, giá chung cư đang có xu hướng tăng lên đã tác động tới tính thanh khoản của thị trường, đặc biệt ở thị trường thứ cấp.
Bên cạnh đó, việc lãi suất tăng cao trong thời gian gần đây đã khiến nhiều nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư. Dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt; tỷ lệ hấp thụ trong quý III đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Để giải quyết bài toán thanh khoản, thậm chí, các chủ đầu tư đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại,...
Thị trường kém thanh khoản khiến hoạt động môi giới của các sàn giao dịch bất động sản ảnh hưởng nghiêm trọng. Anh Nguyễn Quang Tú, chủ một sàn giao dịch bất động sản tại ven Hà Nội cho biết, từ đầu quý 2 tới nay, thị trường bất động sản nhanh chóng nguội lạnh. Theo đó, thanh khoản tiếp tục giảm sâu, thậm chí gần như không có trong thời gian gần đây.
“Nhiều tháng nay, văn phòng tôi có 20 môi giới nhưng cũng chỉ có 1 - 2 giao dịch/tháng. Nhiều anh em môi giới chán nản, đến giờ chỉ còn khoảng 7 người vẫn đi làm còn lại đa phần bỏ ngang. Một số nhân sự đề nghị tôi cho nghỉ không lương chờ thị trường ổn định hơn sẽ quay lại làm”, anh Tú nói.
Nói về những khó khăn của môi giới gần đây, anh Nguyễn Trường, môi giới bất động sản tại Hà Nội cho biết, hiện khách tìm hiểu, tham khảo giá vẫn có nhưng để đi đến bước giao dịch cuối cùng lại rất khó.
“Năm ngoái, thị trường sôi động, mọi người đua nhau đi làm môi giới, các phòng giao dịch được mở ra liên tục. Song, ai cũng có nhiều giao dịch. Nhưng đến nay, tháng nào có 1 giao dịch thôi là cũng thấy vui lắm rồi. Nhiều người không có thu nhập cũng bỏ nghề, không chỉ môi giới mà ngay cả nhà đầu tư bây giờ tôi gọi điện hỏi thăm họ cũng than vãn rất nhiều”, anh Trường nói.
Báo cáo thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng vừa được công bố cho thấy, trong giai đoạn đầu năm nay, hoạt động của thị trường bất động sản đã dần trở lại bình thường, lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng hơn nhiều so với năm 2021.
Tính đến nay, hầu hết sàn giao dịch đã trở lại hoạt động; đồng thời có thêm nhiều sàn mới được thành lập. Hiện thị trường có khoảng hơn 1.100 sàn giao dịch bất động sản hoạt động.
Trong nửa đầu năm nay, thị trường bất động sản có hiện tượng phát triển nhanh về giá và lượng giao dịch ở nhiều phân khúc bất động sản và tại nhiều địa phương trên cả nước kéo theo sự phục hồi, hoạt động trở lại của các sàn giao dịch bất động sản; thu hút số lượng lớn người tham gia môi giới đặc biệt là môi giới tự do, giao dịch bất động sản.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, trong quý III năm nay, thị trường bất động sản có sự điều chỉnh, lượng giao dịch bất động sản đã giảm so với thời điểm đầu năm dẫn đến quy mô của các sàn giao dịch bất động sản giảm, số lượng môi giới bất động sản cũng giảm theo.
Nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu mới
Thực trạng “ngủ đông” đến sớm không chỉ với môi giới, mà ngay cả các nhà đầu tư cũng vậy. Anh Nguyễn Thế Vinh, nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Hà Nội cho biết, thị trường trầm lắng, đa phần nhà đầu tư không thể kiếm tiền từ bất động sản. Nhưng hiện nay, như cả anh Vinh cũng tạm thời nghỉ nghề để chuyển sang kinh doanh để chờ thị trường tốt hơn.
“Mấy năm trở lại đây, tôi chủ yếu kiếm tiền từ bất động sản. Nhưng giờ thị trường khó khăn hơn trước, mình phải tính toán chuyển kinh doanh ngành nghề khác để kiếm tiền và chờ đợi thị trường tốt lên. Bây giờ có cố đầu tư có khả năng còn bị chôn vốn rất lâu”, anh Vinh nói.
Thời gian gần đây, bên cạnh mức giá bất động sản còn neo cao, thêm việc các ngân hàng tăng mạnh lãi suất khiến nhiều nhà đầu tư do dự trong quyết định đầu tư. Theo đó, sức cầu của thị trường bất động sản cũng đi xuống.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng đánh giá, lãi suất tăng sẽ làm giảm khả năng mua nhà của người dân. Theo vị chuyên gia, trong ngành ngân hàng tỷ lệ trả gốc và lãi khi vay mua nhà chia cho thu nhập bình quân người mua khoảng 60% là hợp lý. Nhưng với lãi suất như hiện nay, tỷ lệ đã vượt quá ngưỡng an toàn, có thể khiến nhiều người không đủ điều kiện để vay.
Link bài gốc: Thực trạng “ngủ đông” có đến sớm với thị trường bất động sản?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khám phá ẩm thực Michelin với “Đặc quyền 3.0” từ VIB
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chiêu thức “cọc loạt lô đất, thổi thông tin, lướt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh Việt trúng suất thực tập công ty 'Big...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giảm lãi suất 'chìa khoá' thúc đẩy tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao phụ nữ đi du lịch một mình nhiều hơn nam...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu