TIN MỚI
Ở nơi làm việc, có nhiều người rất chủ động trong việc "kết nối nhân mạch". Họ nghĩ rằng chỉ cần quen biết càng nhiều, càng dễ đứng vững ở đây.
Nhưng họ lại quên mất rằng, mọi mối quan hệ cá nhân chỉ có thể thực sự phát triển khi bạn có giá trị trao đổi tương đồng. Giá trị con người bạn là bao nhiêu, sẽ nhận được sự tôn trọng tương tự.
1. Làm việc 6 năm, luôn nhiệt tình với đồng nghiệp. Nhưng sau khi bị đuổi việc, lại chẳng ai đến tiễn
Hồi còn làm ở công ty cũ, tôi có một đồng nghiệp tên Vũ, 33 tuổi, cô ấy làm việc ở công ty được 6 năm, luôn thích giúp đỡ người khác, với hi vọng kết bạn được với mọi người:
Bàn làm việc ai bị bẩn, cô ấy sẽ chủ động dọn dẹp giúp.
Nước uống trong phòng làm việc không còn, cô ấy luôn là người đầu tiên phát hiện và đi lấy.
Đồng nghiệp nào quá bận, cô ấy sẽ đi in tài liệu giúp, hoặc xuống lầu lấy dùm bưu kiện...
Tuy nhiên, mới tháng trước, khi lãnh đạo yêu cầu Vũ đi khảo sát thị trường, cô ấy đã đề cập cho lãnh đạo một công ty trong nước, và đề nghị sếp nên mua sản phẩm ở công ty đó.
Nhưng kết quả sau khi thanh toán, có người phát hiện ra bên kia dùng hàng giả, khiến công ty thiệt hại lớn. Ngay sau đó, Vũ cũng nhận được thông báo bị sa thải.
Khi Vũ thu dọn đồ đạc, chẳng ai tới an ủi, hỏi thăm điều gì. Vũ cảm thấy rất bất lực, tại sao cô ấy nhiệt tình giúp đỡ họ, nhưng lúc cô bị sa thải lại không có được một người đến đưa tiễn?
Hiện thực xã hội luôn là như vậy, không chỉ ở công ty, mà trong các mối quan hệ cá nhân khác. Một khi giá trị của bạn không còn, nhiều người sẽ không còn tươi cười, đối xử tốt với bạn nữa.
2. Đừng dùng tình cảm vun đắp mối quan hệ, nơi làm việc chỉ quan tâm lợi ích
Giúp đỡ người khác là đức tính tốt đẹp và truyền thống của dân tộc, nhưng ở nơi làm việc, đừng vội áp dụng mù quáng. Đây là nơi chú trọng lợi ích và tính cạnh tranh cốt lõi.
Trên thực tế, có rất ít người thực sự sẽ đối xử chân thành với bạn ở nơi làm việc, họ cười với bạn chỉ vì muốn lợi dụng để trao đổi lợi ích.
Một người bạn của tôi từng kể, lúc trước khi đón con đi học về, thấy một nhóm bọn trẻ bao quanh con mình, người bạn mới vui vẻ hỏi con trai:
"Con được bạn bè yêu thích thế, trong lớp có nhiều bạn lắm đúng không?"
Nhưng đứa trẻ trả lời không, bảo rằng chỉ có một người bạn, còn những bạn kia vây quanh bé chỉ vì muốn mượn đồ chơi.
Ngay cả trẻ em còn sống thực tế như thế, nói gì đến người lớn.
Chỉ khi bạn đủ mạnh mẽ, đủ năng lực, có thể mang lại lợi ích cho người khác, bạn mới có thể thực sự nhận được sự thừa nhận từ họ.
Thế nên, đừng dùng cảm tính đi truy cầu những việc không hiện thực, mở rộng nhân mạch không phải là thứ bạn nên quan tâm bây giờ, điều quan trọng là hãy cố gắng nâng cao giá trị bản thân.
Bạn có giúp đỡ người khác bao nhiêu đi nữa, khi bạn không có giá trị trao đổi tương đồng, thì danh bạ có nhiều cũng vô ích.
3. Loại người nào thường được tôn trọng và đánh giá cao ở nơi làm việc?
Thứ nhất: Người có "bối cảnh"
Điều này rất dễ hiểu, vì nơi làm việc luôn đề cao lợi ích nhận được.
Ví dụ: Công ty bạn sản xuất thực phẩm, nhưng người thân bạn lại mở siêu thị thực phẩm và cần số lượng thực phẩm lớn. Như vậy, chỉ cần bạn nhờ người thân mua hàng ở công ty, lãnh đạo sẽ rất vui vì thu được một mối làm ăn lớn và bền vững như vậy.
Thứ hai: Người có năng lực cạnh tranh cốt lõi
Trong làn sóng công nghệ hiện nay, một khi bạn có đủ khả năng cạnh tranh, bạn sẽ có giá trị "sinh tồn" mạnh mẽ.
Lúc còn ngồi ở trên ghế nhà trường, thầy cô yêu cầu bạn "học" giỏi. Vậy thì hiện tại khi ngồi trên ghế văn phòng làm việc, cái lãnh đạo cần chính là bạn "làm việc" giỏi. Bạn có thể thiết kế ra một mẫu sản phẩm mới độc đáo, chưa có trên thị trường. Bạn có thể viết mã phần mềm trong thời gian ngắn. Bạn có thể vừa viết kịch bản vừa lên kế hoạch điều hành tuyên truyền hiệu quả... Đó chính là năng lực cạnh tranh cốt lõi của riêng bạn.
Thứ ba: Người có tài lãnh đạo
Hầu hết các công ty hiện nay đều thiếu nhân tài quản lý. Đó là lý do tại sao nhiều công ty lớn chấp nhận trả mức lương cao ngất để mời những nhà quản lý chuyên nghiệp về công ty mình.
Chỉ khi doanh nghiệp có người quản lý tốt, nhân viên bên dưới mới đi vào nề nếp, không làm rối loạn bộ máy tổ chức.
Một người lãnh đạo tài ba không chỉ cần phải khiến cấp dưới tin phục, mà còn cần không ngừng suy nghĩ ra kế hoạch phát triển, đưa công ty lên tầm cao mới.
4. Kết luận
Đừng vội xem "nhân mạch" là tất cả, vì bản thân mới là phong thủy tốt nhất cho chính mình.
Thứ nhất: Hãy từ bỏ những thứ không có giá trị ngay từ bây giờ
Chúng ta làm việc vì có tiền lương trang trải cuộc sống, không phải để giúp người khác vô tội vạ. Thế nên, cứ thẳng thắn từ chối những lời nhờ vả quá đáng từ người khác.
Thứ hai: Trau dồi năng lực bản thân
Nếu bạn không có năng lực, dù bạn có ngoan ngoãn, trung thành đến đâu, vẫn sẽ bị lãnh đạo sa thải bất cứ lúc nào.
Muốn có chỗ đứng vững chắc, bản thân phải thể hiện được giá trị của mình, phát huy hết khả năng cạnh tranh mà bạn có.
Thứ ba: Học cách "quảng bá" bản thân
Hãy củng cố một khả năng nào đó của bạn, cho người khác biết từ lần đầu gặp mặt, tạo ấn tượng. Đây cũng là một chiêu bài "đưa danh thiếp" mà bạn nên học hỏi.
Trước mặt các nhà lãnh đạo, hãy nỗ lực thể hiện thật tốt. Đừng để mọi người xem bạn như một "chú mèo ngoan ngoãn" chỉ biết nói gì nghe đó. Bạn có thể mạnh dạn nêu ý kiến bản thân, dùng kỹ năng có được đề cập những cách giải quyết hợp lý, giúp công ty vượt qua khó khăn...
Làm việc 14 năm, khởi nghiệp 2 năm, tôi nhận ra: Nhiều người thất bại là do nhầm lẫn HẬU THUẪN với NĂNG LỰC
Doanh nghiệp và tiếp thị
Link bài gốc: Một nhân viên trung niên chia sẻ: Ở nơi làm việc, khi không có năng lực, đừng đầu tư vào "nhân mạch"
Ở nơi làm việc, có nhiều người rất chủ động trong việc "kết nối nhân mạch". Họ nghĩ rằng chỉ cần quen biết càng nhiều, càng dễ đứng vững ở đây.
Nhưng họ lại quên mất rằng, mọi mối quan hệ cá nhân chỉ có thể thực sự phát triển khi bạn có giá trị trao đổi tương đồng. Giá trị con người bạn là bao nhiêu, sẽ nhận được sự tôn trọng tương tự.
1. Làm việc 6 năm, luôn nhiệt tình với đồng nghiệp. Nhưng sau khi bị đuổi việc, lại chẳng ai đến tiễn
Hồi còn làm ở công ty cũ, tôi có một đồng nghiệp tên Vũ, 33 tuổi, cô ấy làm việc ở công ty được 6 năm, luôn thích giúp đỡ người khác, với hi vọng kết bạn được với mọi người:
Bàn làm việc ai bị bẩn, cô ấy sẽ chủ động dọn dẹp giúp.
Nước uống trong phòng làm việc không còn, cô ấy luôn là người đầu tiên phát hiện và đi lấy.
Đồng nghiệp nào quá bận, cô ấy sẽ đi in tài liệu giúp, hoặc xuống lầu lấy dùm bưu kiện...
Tuy nhiên, mới tháng trước, khi lãnh đạo yêu cầu Vũ đi khảo sát thị trường, cô ấy đã đề cập cho lãnh đạo một công ty trong nước, và đề nghị sếp nên mua sản phẩm ở công ty đó.
Nhưng kết quả sau khi thanh toán, có người phát hiện ra bên kia dùng hàng giả, khiến công ty thiệt hại lớn. Ngay sau đó, Vũ cũng nhận được thông báo bị sa thải.
Khi Vũ thu dọn đồ đạc, chẳng ai tới an ủi, hỏi thăm điều gì. Vũ cảm thấy rất bất lực, tại sao cô ấy nhiệt tình giúp đỡ họ, nhưng lúc cô bị sa thải lại không có được một người đến đưa tiễn?
Hiện thực xã hội luôn là như vậy, không chỉ ở công ty, mà trong các mối quan hệ cá nhân khác. Một khi giá trị của bạn không còn, nhiều người sẽ không còn tươi cười, đối xử tốt với bạn nữa.
2. Đừng dùng tình cảm vun đắp mối quan hệ, nơi làm việc chỉ quan tâm lợi ích
Giúp đỡ người khác là đức tính tốt đẹp và truyền thống của dân tộc, nhưng ở nơi làm việc, đừng vội áp dụng mù quáng. Đây là nơi chú trọng lợi ích và tính cạnh tranh cốt lõi.
Trên thực tế, có rất ít người thực sự sẽ đối xử chân thành với bạn ở nơi làm việc, họ cười với bạn chỉ vì muốn lợi dụng để trao đổi lợi ích.
Một người bạn của tôi từng kể, lúc trước khi đón con đi học về, thấy một nhóm bọn trẻ bao quanh con mình, người bạn mới vui vẻ hỏi con trai:
"Con được bạn bè yêu thích thế, trong lớp có nhiều bạn lắm đúng không?"
Nhưng đứa trẻ trả lời không, bảo rằng chỉ có một người bạn, còn những bạn kia vây quanh bé chỉ vì muốn mượn đồ chơi.
Ngay cả trẻ em còn sống thực tế như thế, nói gì đến người lớn.
Chỉ khi bạn đủ mạnh mẽ, đủ năng lực, có thể mang lại lợi ích cho người khác, bạn mới có thể thực sự nhận được sự thừa nhận từ họ.
Thế nên, đừng dùng cảm tính đi truy cầu những việc không hiện thực, mở rộng nhân mạch không phải là thứ bạn nên quan tâm bây giờ, điều quan trọng là hãy cố gắng nâng cao giá trị bản thân.
Bạn có giúp đỡ người khác bao nhiêu đi nữa, khi bạn không có giá trị trao đổi tương đồng, thì danh bạ có nhiều cũng vô ích.
3. Loại người nào thường được tôn trọng và đánh giá cao ở nơi làm việc?
Thứ nhất: Người có "bối cảnh"
Điều này rất dễ hiểu, vì nơi làm việc luôn đề cao lợi ích nhận được.
Ví dụ: Công ty bạn sản xuất thực phẩm, nhưng người thân bạn lại mở siêu thị thực phẩm và cần số lượng thực phẩm lớn. Như vậy, chỉ cần bạn nhờ người thân mua hàng ở công ty, lãnh đạo sẽ rất vui vì thu được một mối làm ăn lớn và bền vững như vậy.
Thứ hai: Người có năng lực cạnh tranh cốt lõi
Trong làn sóng công nghệ hiện nay, một khi bạn có đủ khả năng cạnh tranh, bạn sẽ có giá trị "sinh tồn" mạnh mẽ.
Lúc còn ngồi ở trên ghế nhà trường, thầy cô yêu cầu bạn "học" giỏi. Vậy thì hiện tại khi ngồi trên ghế văn phòng làm việc, cái lãnh đạo cần chính là bạn "làm việc" giỏi. Bạn có thể thiết kế ra một mẫu sản phẩm mới độc đáo, chưa có trên thị trường. Bạn có thể viết mã phần mềm trong thời gian ngắn. Bạn có thể vừa viết kịch bản vừa lên kế hoạch điều hành tuyên truyền hiệu quả... Đó chính là năng lực cạnh tranh cốt lõi của riêng bạn.
Thứ ba: Người có tài lãnh đạo
Hầu hết các công ty hiện nay đều thiếu nhân tài quản lý. Đó là lý do tại sao nhiều công ty lớn chấp nhận trả mức lương cao ngất để mời những nhà quản lý chuyên nghiệp về công ty mình.
Chỉ khi doanh nghiệp có người quản lý tốt, nhân viên bên dưới mới đi vào nề nếp, không làm rối loạn bộ máy tổ chức.
Một người lãnh đạo tài ba không chỉ cần phải khiến cấp dưới tin phục, mà còn cần không ngừng suy nghĩ ra kế hoạch phát triển, đưa công ty lên tầm cao mới.
4. Kết luận
Đừng vội xem "nhân mạch" là tất cả, vì bản thân mới là phong thủy tốt nhất cho chính mình.
Thứ nhất: Hãy từ bỏ những thứ không có giá trị ngay từ bây giờ
Chúng ta làm việc vì có tiền lương trang trải cuộc sống, không phải để giúp người khác vô tội vạ. Thế nên, cứ thẳng thắn từ chối những lời nhờ vả quá đáng từ người khác.
Thứ hai: Trau dồi năng lực bản thân
Nếu bạn không có năng lực, dù bạn có ngoan ngoãn, trung thành đến đâu, vẫn sẽ bị lãnh đạo sa thải bất cứ lúc nào.
Muốn có chỗ đứng vững chắc, bản thân phải thể hiện được giá trị của mình, phát huy hết khả năng cạnh tranh mà bạn có.
Thứ ba: Học cách "quảng bá" bản thân
Hãy củng cố một khả năng nào đó của bạn, cho người khác biết từ lần đầu gặp mặt, tạo ấn tượng. Đây cũng là một chiêu bài "đưa danh thiếp" mà bạn nên học hỏi.
Trước mặt các nhà lãnh đạo, hãy nỗ lực thể hiện thật tốt. Đừng để mọi người xem bạn như một "chú mèo ngoan ngoãn" chỉ biết nói gì nghe đó. Bạn có thể mạnh dạn nêu ý kiến bản thân, dùng kỹ năng có được đề cập những cách giải quyết hợp lý, giúp công ty vượt qua khó khăn...
Làm việc 14 năm, khởi nghiệp 2 năm, tôi nhận ra: Nhiều người thất bại là do nhầm lẫn HẬU THUẪN với NĂNG LỰC
Doanh nghiệp và tiếp thị
Link bài gốc: Một nhân viên trung niên chia sẻ: Ở nơi làm việc, khi không có năng lực, đừng đầu tư vào "nhân mạch"
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau kỳ nghỉ lễ, một ngân hàng lớn giảm mạnh 1% lãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hoàng tử trẻ Ả Rập trở thành một trong những người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xem ngày lành tháng tốt 3/9/2023: Đây là một trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu