TIN MỚI
Theo báo cáo của Hội đồng quản trị ABBank, năm 2022, ngân hàng đã không đạt được nhiều chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông thông qua. Lý do là thị trường năm 2022 biến động, nhiều yếu tố tiêu cực, bất ổn gây ảnh hưởng đến mảng kinh doanh nguồn vốn. Cụ thể là trái phiếu chính phủ do mặt bằng lãi suất thị trường tăng mạnh, thanh khoản hạn chế dẫn tới danh mục trái phiếu chính phủ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, năm vừa qua ngân hàng phát sinh chi phí bồi thường khi chấm dứt hợp tác bán bảo hiểm nhân thọ với đối tác cũ không đảm bảo quyền lợi cho ABBank.
Những yếu tố này đã làm sụt giảm lợi nhuận toàn hệ thống ABBank trên 1.000 tỷ đồng, trong khi chưa có giải pháp hiệu quả về nguồn thu thay thế để bù đắp. Một số chỉ tiêu quy mô, hiệu quả còn khoảng cách tương đối so với các chỉ tiêu định hướng của Kế hoạch kinh doanh trung hạn 2021-2025.
Trong khi phải trả khoản bồi thường khi chấm dứt hợp đồng với đối tác cũ trước hạn, ABBank chưa có sự chuyển đổi liên tục trong hợp tác với đối tác kinh doanh bảo hiểm mới dẫn đến không có doanh thu phí bảo hiểm năm qua.
Được biết, FWD từng là đối tác bảo hiểm nhân thọ độc quyền của ABBank. Hai bên ký kết thỏa thuận bancassurance vào năm 2016 với thời hạn 15 năm. Tuy nhiên, đến 2022, mối hợp tác này đã chính thức kết thúc. Thay vào đó, tháng 12/2022, ABBank có đối tác mới khi công bố hợp tác chiến lược với Dai-ichi Life Việt Nam.
Lãnh đạo ABBank cũng thừa nhận sự hạn chế trong công tác dự báo và lập kế hoạch. Việc triển khai ngân hàng số chưa tạo sự đột phá cần được thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng đạt được một số kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như đã mua lại được toàn bộ nợ bán cho VAMC, xử lý dứt điểm một số khoản nợ xấu cũ tồn đọng. Ngân hàng cũng đã tăng được vốn điều lệ lên tiệm cận mức 10 nghìn tỷ đồng. Mặc dù lợi nhuận không đạt mục tiêu đề ra nhưng kết quả kinh doanh năm 2022 phản ánh thực chất và nguồn thu từ kinh doanh xuất phát từ hoạt động cốt lõi của ngân hàng, tiền đề quan trọng đế phát triển bền vững.
Ngân hàng cũng đã đảm bảo phát triển ổn định, an toàn, giữ vững thanh khoản và có tăng trưởng trong năm nhiều biến động bất lợi, đặc biệt là các vấn đề trái phiếu doanh nghiệp vào cuối năm ảnh hưởng lớn đến thanh khoản của cả hệ thống ngân hàng.
ABBank cũng hoàn thiện cơ cấu tổ chức một số đơn vị như kiện toàn chức năng nhiệm vụ Khối Bán hàng và dịch vụ, thành lập Khối Ngân hàng số, tạo chuyển biến rõ nét hơn định hướng “Lấy khách hàng làm trọng tâm” gắn với việc triển khai mạnh mẽ các giá trị cốt lõi trong toàn hệ thống.
Kết thúc năm 2022, tổng tài sản ABBank đạt 130.065 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2021 và đạt 94% kế hoạch đặt ra. Tổng huy động thị trường 1 đạt 91.994 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.686 tỷ đồng, mới chỉ hoàn thành 55% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,19%, đảm bảo dưới 3% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2023, ngân hàng dự kiến tổng tài sản sẽ tăng 5% trong năm nay lên 136.816 tỷ đồng. Huy động thị trường 1 ăng 2% lên 93.508 tỷ. Dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) tăng 10% lên 97.382 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.826 tỷ, tăng 68%. ROE sau thuế dự kiến tăng từ 10,98% (năm 2022) lên 16% (năm 2023).
Link bài gốc: Một ngân hàng chấm dứt hợp tác bán bảo hiểm nhân thọ trước hạn, phải bồi thường dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2022
Theo báo cáo của Hội đồng quản trị ABBank, năm 2022, ngân hàng đã không đạt được nhiều chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông thông qua. Lý do là thị trường năm 2022 biến động, nhiều yếu tố tiêu cực, bất ổn gây ảnh hưởng đến mảng kinh doanh nguồn vốn. Cụ thể là trái phiếu chính phủ do mặt bằng lãi suất thị trường tăng mạnh, thanh khoản hạn chế dẫn tới danh mục trái phiếu chính phủ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, năm vừa qua ngân hàng phát sinh chi phí bồi thường khi chấm dứt hợp tác bán bảo hiểm nhân thọ với đối tác cũ không đảm bảo quyền lợi cho ABBank.
Những yếu tố này đã làm sụt giảm lợi nhuận toàn hệ thống ABBank trên 1.000 tỷ đồng, trong khi chưa có giải pháp hiệu quả về nguồn thu thay thế để bù đắp. Một số chỉ tiêu quy mô, hiệu quả còn khoảng cách tương đối so với các chỉ tiêu định hướng của Kế hoạch kinh doanh trung hạn 2021-2025.
Trong khi phải trả khoản bồi thường khi chấm dứt hợp đồng với đối tác cũ trước hạn, ABBank chưa có sự chuyển đổi liên tục trong hợp tác với đối tác kinh doanh bảo hiểm mới dẫn đến không có doanh thu phí bảo hiểm năm qua.
Được biết, FWD từng là đối tác bảo hiểm nhân thọ độc quyền của ABBank. Hai bên ký kết thỏa thuận bancassurance vào năm 2016 với thời hạn 15 năm. Tuy nhiên, đến 2022, mối hợp tác này đã chính thức kết thúc. Thay vào đó, tháng 12/2022, ABBank có đối tác mới khi công bố hợp tác chiến lược với Dai-ichi Life Việt Nam.
Lãnh đạo ABBank cũng thừa nhận sự hạn chế trong công tác dự báo và lập kế hoạch. Việc triển khai ngân hàng số chưa tạo sự đột phá cần được thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng đạt được một số kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như đã mua lại được toàn bộ nợ bán cho VAMC, xử lý dứt điểm một số khoản nợ xấu cũ tồn đọng. Ngân hàng cũng đã tăng được vốn điều lệ lên tiệm cận mức 10 nghìn tỷ đồng. Mặc dù lợi nhuận không đạt mục tiêu đề ra nhưng kết quả kinh doanh năm 2022 phản ánh thực chất và nguồn thu từ kinh doanh xuất phát từ hoạt động cốt lõi của ngân hàng, tiền đề quan trọng đế phát triển bền vững.
Ngân hàng cũng đã đảm bảo phát triển ổn định, an toàn, giữ vững thanh khoản và có tăng trưởng trong năm nhiều biến động bất lợi, đặc biệt là các vấn đề trái phiếu doanh nghiệp vào cuối năm ảnh hưởng lớn đến thanh khoản của cả hệ thống ngân hàng.
ABBank cũng hoàn thiện cơ cấu tổ chức một số đơn vị như kiện toàn chức năng nhiệm vụ Khối Bán hàng và dịch vụ, thành lập Khối Ngân hàng số, tạo chuyển biến rõ nét hơn định hướng “Lấy khách hàng làm trọng tâm” gắn với việc triển khai mạnh mẽ các giá trị cốt lõi trong toàn hệ thống.
Kết thúc năm 2022, tổng tài sản ABBank đạt 130.065 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2021 và đạt 94% kế hoạch đặt ra. Tổng huy động thị trường 1 đạt 91.994 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.686 tỷ đồng, mới chỉ hoàn thành 55% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,19%, đảm bảo dưới 3% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2023, ngân hàng dự kiến tổng tài sản sẽ tăng 5% trong năm nay lên 136.816 tỷ đồng. Huy động thị trường 1 ăng 2% lên 93.508 tỷ. Dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) tăng 10% lên 97.382 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.826 tỷ, tăng 68%. ROE sau thuế dự kiến tăng từ 10,98% (năm 2022) lên 16% (năm 2023).
Link bài gốc: Một ngân hàng chấm dứt hợp tác bán bảo hiểm nhân thọ trước hạn, phải bồi thường dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2022
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau kỳ nghỉ lễ, một ngân hàng lớn giảm mạnh 1% lãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hoàng tử trẻ Ả Rập trở thành một trong những người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xem ngày lành tháng tốt 3/9/2023: Đây là một trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu