TIN MỚI
Trước khi bàn xem nên nói gì, hãy bắt đầu tìm hiểu về từ "kỷ luật". Kỷ luật trong tiếng anh là discipline, bắt nguồn từ tiếng Latin "disciplina" có nghĩa là "dạy". Mục tiêu của chúng ta là dạy cho trẻ hiểu biết về đạo đức và cách hành xử cơ bản để con hình thành các mối quan hệ sâu sắc, bền vững với những người khác trong suốt cuộc đời của chúng.
Với những em bé toddler, trẻ có thể chạy nhảy, cắn, đá, la hét, đánh, đẩy… nói chung là thách thức. Và tất nhiên bố mẹ nào cũng muốn thay đổi những hành vi đó (một điều dễ hiểu).
Tuy nhiên, để thay đổi không phải một sớm một chiều mà chúng ta cần giúp đỡ để giúp con làm được điều đó và hướng dẫn con thực hành những hành vi xã hội tích cực. Những đứa trẻ nắm vững các kỹ năng xã hội này đã được chứng minh là có khả năng thành công ở rất nhiều lĩnh vực, và tất nhiên là kể cả thành tích học tập.
Ví dụ, khi trẻ nhận ra chúng làm sai điều gì đó, chúng có thể cảm thấy thất bại và đối với chúng, nó có thể là cảm giác thất bại vĩnh viễn. Cách giao tiếp khác nhau trong tình huống con làm sai có thể là:
– "Mẹ nói bao nhiêu lần rồi. Con hư lắm!". Tệ hơn "Mày không bao giờ khá được con ạ".
– "Con làm như vậy là chưa đúng đâu. Lần sau con hãy thử lại nhé".
Vì thế, công việc của bố mẹ hay thầy cô giáo chính là đề xuất những cách xử lý tình huống khác và cung cấp các công cụ khác nhau để con có thể kiểm soát, xử lý được cảm xúc cũng như trao quyền để con thay đổi hành vi của mình. Nhưng câu hỏi đặt ra là, làm sao chúng ta có thể chuyển hóa từ CẢM GIÁC THẤT BẠI sang CẢM GIÁC ĐƯỢC TRAO QUYỀN?
Chúng ta cùng chuyển sang một ví dụ khác.
Khi con bạn lấy đồ chơi từ một em bé khác và sau khi bạn sửa lại hành vi (nói Không và ngăn không cho lấy), hãy xác định vấn đề với con (Con muốn lấy đồ chơi đó nhưng bạn ấy đang chơi), đưa ra quan điểm của bạn (Con sẽ cảm thấy thế nào nếu như có bạn nào đó lấy đồ chơi mà con đang chơi?), cuối cùng là đề xuất một giải pháp thay thế (Con có thể hỏi bạn ấy xem con có thể chơi sau khi bạn ấy chơi xong không, rồi con sẽ trả lại cho bạn ấy?).
Đó chính là thời gian TRAO QUYỀN để con thay đổi và khuyếch tán cảm xúc tiêu cực của con.
Quay trở lại với tiêu đề ban đầu, điều mà bạn luôn cần phải nói khi áp dụng một hình thức kỷ luật nào đó với con là gì?
Chính là 1 câu nói đơn giản "LẦN SAU CON NHỚ NHÉ!".
Đó là một cụm từ đơn giản để nói với mọi em bé. Nó cho con hiểu rằng sự thất bại của con ngày hôm nay không phải là thất bại vĩnh viễn và con có thể thay đổi bởi vì sẽ có "lần sau".
Đó là cụm từ mang tới sự tích cực giúp con tập trung "Lần sau con nhớ nói/nhớ làm nhé".
Đó cũng là cụm từ giúp giải quyết cảm xúc tiêu cực hiện tại của con (Bây giờ con cảm thấy rất tệ, nhưng lần sau con có thể làm tốt hơn) và cho con cảm giác nhẹ nhõm cũng như muốn được thử lần sau.
Nếu con thực hiện việc đó ở lần kế tiếp, con có thể sẽ nói với bạn "Con nhớ mà mẹ ơi. Con đã nói với bạn như thế đó" với ánh mắt bừng lên niềm kiêu hãnh và tự hào. Rồi mẹ sẽ trả lời rằng "Đúng, con đã nhớ mà. Con đã biết mượn bạn đồ chơi bằng cách hỏi bạn trước rồi đấy" cũng với một sự phấn khích và tự hào không kém.
Khi con làm được điều đó, cũng có nghĩa là con đã được trao quyền đề thay đổi hành vi từ bên trong.
Niềm kiêu hãnh đó chính là sự phản ánh của sự trao quyền. Và đó không phải là bố mẹ đang kiểm soát hành vi của con, mà con đã học được về cách hành xử một cách tích cực hơn, cũng như "cá nhân hóa" nó – và thực sự con đã thay đổi từ bên trong.
Không có gì là ma thuật ở đây cả, mà đó là một câu nói thực sự hiệu quả trong giai đoạn trẻ lên 2-3. Tuy nhiên có một vấn đề là những em bé độ tuổi này cũng không nhớ mọi việc một cách dễ dàng. Muốn thay đổi hành vi của trẻ độ tuổi này, bạn cần phải cho con thực hành và trao cơ hội cho con thực hành, rồi trao quyền cho con thông qua những tình huống cụ thể.
Với những em bé lớn hơn một chút, thay vào việc chỉ nói "Lần sau con nhớ nhé", bố mẹ có thể nói "Mẹ biết con sẽ nhớ vì con đã biết điều đó rồi. Nhưng con có thể làm gì đó khác đi không?" và sau đó là thảo luận các giải pháp thay thế.
Bố mẹ cũng có thể nói thêm về hậu quả hay là hiện trạng tự nhiên của con tại thời điểm đó để có thêm sự đồng cảm. Kể cả với trẻ lớn hơn, con cũng cần phải hiểu rằng con có thể thay đổi và kết quả có thể sẽ tích cực hơn trong lần tới "Mẹ biết con đang buồn, nhưng lần sau con nhớ nhé!".
Thử nghiệm và cho mình biết kết quả nhé các bố mẹ.
Vài nét về tác giả:
Chị Linh Phan là một chuyên gia tâm lý học/phát triển của trẻ nhỏ và nhà tư vấn phụ huynh chuyên nghiệp theo chứng chỉ PCI Certified, đồng thời cũng là tác giả các cuốn sách về làm cha mẹ như "Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu" và "Gỡ lỗi cha mẹ trong giao tiếp với con".
Theo Linh Phan, làm cha mẹ là quá trình bố mẹ trưởng thành và thay đổi để hoàn thiện hơn. Với mong muốn mang đến nhiều hơn giá trị cho cộng đồng và nền giáo dục nước nhà, chị Linh sáng lập dự án Raised Happy nhằm cung cấp kiến thức hữu ích, giúp đỡ các bố mẹ có cuộc sống ôn hoà, bình tĩnh trên hành trình nuôi dưỡng những em bé hạnh phúc, biết lắng nghe, hợp tác và tích cực.
Hiện chị Linh đang sống, làm việc tại Na Uy và là mẹ của 2 em bé Ốc và Sò.
Bà mẹ đơn thân từng được 2 đời Tổng thống Mỹ ca ngợi: Một tay nuôi dạy 13 con thành tiến sĩ, tất cả nhờ phương châm gói gọn trong 15 chữ này
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Một câu nói được coi như "thần chú" giúp bố mẹ thay đổi hành vi chưa tốt của con
Trước khi bàn xem nên nói gì, hãy bắt đầu tìm hiểu về từ "kỷ luật". Kỷ luật trong tiếng anh là discipline, bắt nguồn từ tiếng Latin "disciplina" có nghĩa là "dạy". Mục tiêu của chúng ta là dạy cho trẻ hiểu biết về đạo đức và cách hành xử cơ bản để con hình thành các mối quan hệ sâu sắc, bền vững với những người khác trong suốt cuộc đời của chúng.
Với những em bé toddler, trẻ có thể chạy nhảy, cắn, đá, la hét, đánh, đẩy… nói chung là thách thức. Và tất nhiên bố mẹ nào cũng muốn thay đổi những hành vi đó (một điều dễ hiểu).
Tuy nhiên, để thay đổi không phải một sớm một chiều mà chúng ta cần giúp đỡ để giúp con làm được điều đó và hướng dẫn con thực hành những hành vi xã hội tích cực. Những đứa trẻ nắm vững các kỹ năng xã hội này đã được chứng minh là có khả năng thành công ở rất nhiều lĩnh vực, và tất nhiên là kể cả thành tích học tập.
Ví dụ, khi trẻ nhận ra chúng làm sai điều gì đó, chúng có thể cảm thấy thất bại và đối với chúng, nó có thể là cảm giác thất bại vĩnh viễn. Cách giao tiếp khác nhau trong tình huống con làm sai có thể là:
– "Mẹ nói bao nhiêu lần rồi. Con hư lắm!". Tệ hơn "Mày không bao giờ khá được con ạ".
– "Con làm như vậy là chưa đúng đâu. Lần sau con hãy thử lại nhé".
Vì thế, công việc của bố mẹ hay thầy cô giáo chính là đề xuất những cách xử lý tình huống khác và cung cấp các công cụ khác nhau để con có thể kiểm soát, xử lý được cảm xúc cũng như trao quyền để con thay đổi hành vi của mình. Nhưng câu hỏi đặt ra là, làm sao chúng ta có thể chuyển hóa từ CẢM GIÁC THẤT BẠI sang CẢM GIÁC ĐƯỢC TRAO QUYỀN?
Chúng ta cùng chuyển sang một ví dụ khác.
Khi con bạn lấy đồ chơi từ một em bé khác và sau khi bạn sửa lại hành vi (nói Không và ngăn không cho lấy), hãy xác định vấn đề với con (Con muốn lấy đồ chơi đó nhưng bạn ấy đang chơi), đưa ra quan điểm của bạn (Con sẽ cảm thấy thế nào nếu như có bạn nào đó lấy đồ chơi mà con đang chơi?), cuối cùng là đề xuất một giải pháp thay thế (Con có thể hỏi bạn ấy xem con có thể chơi sau khi bạn ấy chơi xong không, rồi con sẽ trả lại cho bạn ấy?).
Đó chính là thời gian TRAO QUYỀN để con thay đổi và khuyếch tán cảm xúc tiêu cực của con.
Quay trở lại với tiêu đề ban đầu, điều mà bạn luôn cần phải nói khi áp dụng một hình thức kỷ luật nào đó với con là gì?
Chính là 1 câu nói đơn giản "LẦN SAU CON NHỚ NHÉ!".
Đó là một cụm từ đơn giản để nói với mọi em bé. Nó cho con hiểu rằng sự thất bại của con ngày hôm nay không phải là thất bại vĩnh viễn và con có thể thay đổi bởi vì sẽ có "lần sau".
Đó là cụm từ mang tới sự tích cực giúp con tập trung "Lần sau con nhớ nói/nhớ làm nhé".
Đó cũng là cụm từ giúp giải quyết cảm xúc tiêu cực hiện tại của con (Bây giờ con cảm thấy rất tệ, nhưng lần sau con có thể làm tốt hơn) và cho con cảm giác nhẹ nhõm cũng như muốn được thử lần sau.
Nếu con thực hiện việc đó ở lần kế tiếp, con có thể sẽ nói với bạn "Con nhớ mà mẹ ơi. Con đã nói với bạn như thế đó" với ánh mắt bừng lên niềm kiêu hãnh và tự hào. Rồi mẹ sẽ trả lời rằng "Đúng, con đã nhớ mà. Con đã biết mượn bạn đồ chơi bằng cách hỏi bạn trước rồi đấy" cũng với một sự phấn khích và tự hào không kém.
Khi con làm được điều đó, cũng có nghĩa là con đã được trao quyền đề thay đổi hành vi từ bên trong.
Niềm kiêu hãnh đó chính là sự phản ánh của sự trao quyền. Và đó không phải là bố mẹ đang kiểm soát hành vi của con, mà con đã học được về cách hành xử một cách tích cực hơn, cũng như "cá nhân hóa" nó – và thực sự con đã thay đổi từ bên trong.
Không có gì là ma thuật ở đây cả, mà đó là một câu nói thực sự hiệu quả trong giai đoạn trẻ lên 2-3. Tuy nhiên có một vấn đề là những em bé độ tuổi này cũng không nhớ mọi việc một cách dễ dàng. Muốn thay đổi hành vi của trẻ độ tuổi này, bạn cần phải cho con thực hành và trao cơ hội cho con thực hành, rồi trao quyền cho con thông qua những tình huống cụ thể.
Với những em bé lớn hơn một chút, thay vào việc chỉ nói "Lần sau con nhớ nhé", bố mẹ có thể nói "Mẹ biết con sẽ nhớ vì con đã biết điều đó rồi. Nhưng con có thể làm gì đó khác đi không?" và sau đó là thảo luận các giải pháp thay thế.
Bố mẹ cũng có thể nói thêm về hậu quả hay là hiện trạng tự nhiên của con tại thời điểm đó để có thêm sự đồng cảm. Kể cả với trẻ lớn hơn, con cũng cần phải hiểu rằng con có thể thay đổi và kết quả có thể sẽ tích cực hơn trong lần tới "Mẹ biết con đang buồn, nhưng lần sau con nhớ nhé!".
Thử nghiệm và cho mình biết kết quả nhé các bố mẹ.
Vài nét về tác giả:
Chị Linh Phan là một chuyên gia tâm lý học/phát triển của trẻ nhỏ và nhà tư vấn phụ huynh chuyên nghiệp theo chứng chỉ PCI Certified, đồng thời cũng là tác giả các cuốn sách về làm cha mẹ như "Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu" và "Gỡ lỗi cha mẹ trong giao tiếp với con".
Theo Linh Phan, làm cha mẹ là quá trình bố mẹ trưởng thành và thay đổi để hoàn thiện hơn. Với mong muốn mang đến nhiều hơn giá trị cho cộng đồng và nền giáo dục nước nhà, chị Linh sáng lập dự án Raised Happy nhằm cung cấp kiến thức hữu ích, giúp đỡ các bố mẹ có cuộc sống ôn hoà, bình tĩnh trên hành trình nuôi dưỡng những em bé hạnh phúc, biết lắng nghe, hợp tác và tích cực.
Hiện chị Linh đang sống, làm việc tại Na Uy và là mẹ của 2 em bé Ốc và Sò.
Bà mẹ đơn thân từng được 2 đời Tổng thống Mỹ ca ngợi: Một tay nuôi dạy 13 con thành tiến sĩ, tất cả nhờ phương châm gói gọn trong 15 chữ này
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Một câu nói được coi như "thần chú" giúp bố mẹ thay đổi hành vi chưa tốt của con
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau kỳ nghỉ lễ, một ngân hàng lớn giảm mạnh 1% lãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hoàng tử trẻ Ả Rập trở thành một trong những người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xem ngày lành tháng tốt 3/9/2023: Đây là một trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu