KT-XH 5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết đã cao vượt mức, tiểu đường rình rập: Người trẻ thường xuyên thức khuya, ăn ngon tuyệt đối đừng chủ quan

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
Tiểu đường có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ người già đến người trẻ, thậm chí là trẻ sơ sinh. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng lo lắng là ngày càng nhiều người dưới 30 tuổi mắc phải căn bệnh này.

Đây là căn bệnh có diễn tiến âm thầm nhưng rất nguy hiểm. Tiểu đường là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 trong số các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam, sau bệnh tim mạch và ung thư.

Theo một báo cáo gần đây của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) cho thấy: Bệnh tiểu đường đã cướp đi sinh mạng của hơn 30.000 người mỗi năm. Ước tính cứ mỗi 6 đến 7 giây trên thế giới lại có 1 người tử vong vì bệnh tiểu đường.

Nhờ sự phát triển trong công nghệ y học, việc điều trị căn bệnh tiểu đường đã có nhiều bước tiến khả quan. Là bệnh mãn tính, tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt đường huyết. Bệnh cũng chỉ có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và can thiệp sớm ở giai đoạn đầu. Vì thế việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để được can thiệp và điều chỉnh lối sinh hoạt rất quan trọng.

Khi đường huyết không được kiểm soát tốt, cơ thể sẽ có những dấu hiệu báo động sau:

Luôn cảm thấy khát nước và uống rất nhiều nước

5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết đã cao vượt mức, tiểu đường rình rập: Người trẻ thường xuyên thức khuya, ăn ngon tuyệt đối đừng chủ quan - Ảnh 1.



Uống nước thường xuyên là thói quen tốt. Nhưng nếu như bạn đột nhiên cảm thấy khát nước thường xuyên hơn bình thường thì nên cẩn trọng. Thông thường, triệu chứng này sẽ đi kèm với việc bạn đi tiểu nhiều hơn 7 lần/ngày.

Vì khi lượng đường huyết lên cao, cơ thể khó hấp thụ glucose. Điều này khiến glucose thừa được vận chuyển tới thận, khiến thận quá tải. Cơ thể phải đào thải nhiều nước tiểu hơn để thải bớt đường dẫn tới hiện tượng thiếu nước, cơ thể phát tín hiệu khát thường xuyên hơn.

Đây là 1 vòng luẩn quẩn lặp đi lặp lại, không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt mà còn gây ra nhiều vấn đề tiết niệu, thận nếu không phát hiện bệnh tiểu đường và điều trị sớm.

Thường xuyên thấy đói


Cảm giác đói là dấu hiệu lượng đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp.

Đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin thì cơ thể sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào. Nhưng bạn càng nạp carbonhydrate thì lượng đường trong máu càng tăng cao.

Từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột khiến người mắc bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn.

Dù ăn nhiều những bạn lại luôn cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi vừa ăn no. Vì cơ thể chuyển đổi thức thành glucose để cung cấp năng lượng, nhưng tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Do tiểu đường khiến bạn không tạo ra đủ insulin hoặc kháng insulin, dẫn đến bạn luôn trong trạng thái vừa mệt vừa đói.

5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết đã cao vượt mức, tiểu đường rình rập: Người trẻ thường xuyên thức khuya, ăn ngon tuyệt đối đừng chủ quan - Ảnh 2.

Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân


Cơ thể là một cỗ máy, để hoạt động cần có năng lượng thông qua cơ chế sử dụng insulin để hấp thụ glucose. Tuy nhiên, một khi đã mắc bệnh tiểu đường, cơ thể thiếu insulin hoặc kháng insulin làm quá trình hấp thụ năng lượng bị rối loạn.

Lúc này, cơ thể buộc phải phân hủy chất béo, chất đạm để đáp ứng nhu cầu năng lượng và các hoạt động hàng ngày. Đồng thời, việc thiếu insulin cũng dẫn tới cơ thể giảm tổng hợp protein và mỡ, trong khi nhu cầu lại tăng lên. Chính vì thế, người bị tiểu đường dù ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân nhanh chóng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của bệnh.

Cảm giác ngứa ran hoặc tê thường xuyên

5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết đã cao vượt mức, tiểu đường rình rập: Người trẻ thường xuyên thức khuya, ăn ngon tuyệt đối đừng chủ quan - Ảnh 3.


Đường huyết tăng cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể, trong đó có các dây thần kinh liên quan đến cảm giác ở bàn tay và chân.

Vì thế, một người mắc tiểu đường loại 2 sẽ thường xuyên có cảm giác tê, ngứa ran do dây thần kinh đã bị tổn thương. Cá biệt, có trường hợp người bệnh trải qua tình trang đau dây thần kinh, gây cảm giác bỏng rát không rõ nguyên nhân. Đau dây thần kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nơi nào trên cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân...

Vết thương dễ bị nhiễm trùng, lâu khỏi


Đường huyết cao khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn, các vết thường lâu lành. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu không kiểm soát đường huyết có thể dễ mắc các loại nhiễm trùng như viêm mô tế bào, lơt loét, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp (bệnh lao, cúm...), nhiễm trùng khoang miệng (nấm men, tưa miệng...)

5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết đã cao vượt mức, tiểu đường rình rập: Người trẻ thường xuyên thức khuya, ăn ngon tuyệt đối đừng chủ quan - Ảnh 4.


Các bệnh viêm nhiễm ở người tiểu đường thường mất thời gian dài điều trị và dễ tiến triển xấu hơn người bình thường. Nếu không điều trị kịp thời, một số loại nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng hoặc phải cắt cụt chi...

Ngày nay ngày càng nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh tiểu đường mãn tính lí do bắt nguồn từ lối sống sinh hoạt ít hoạt động thể lực, chế độ ăn quá giàu dinh dưỡng nên tỷ lệ thừa cân, béo phì lại càng tăng cao.

Bên cạnh đó thì có một số yếu tố khác như hút thuốc lá, áp lực từ công việc quá căng thẳng, hay do làm việc không điều độ, thức đêm nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, mặc dù ở nước ta là đất nước có ánh nắng nhiều nhưng nguy cơ thiếu vitamin D lại rất cao. Trong khi đó, khoa học đã từng chứng minh rằng thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn.

Để phòng tránh bệnh tiểu đường, hãy luôn cố gắng kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì. Cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và hoa quả tươi, ít thực phẩm giàu carbohydrate. Ngoài ra, hãy tập thể dục hàng ngày và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Nguồn: Aboluowang, Health

Biến chứng tiểu đường gây hoại tử, thậm chí mất ngón chân: Bác sĩ lưu ý NÊN và KHÔNG NÊN khi chăm sóc "bàn chân tiểu đường", bỏ túi ngay kẻo hối hận

Link bài gốc: 5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết đã cao vượt mức, tiểu đường rình rập: Người trẻ thường xuyên thức khuya, ăn ngon tuyệt đối đừng chủ quan
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,128
Bài viết
63,348
Thành viên
86,026
Thành viên mới nhất
tvxoilacttbd

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN