TIN MỚI
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, Kho bạc Nhà nước huy động được 104.873 tỷ đồng, đạt 97,1% kế hoạch quý I và 26,22% kế hoạch năm 2023.
Đáng chú ý, trong quý I/2023, Kho bạc Nhà nước gọi thầu trở lại đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm, 7 năm bên cạnh các kỳ hạn dài 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm. Trong đó, trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm trúng thầu nhiều nhất, tuy nhiên tỷ trọng trúng thầu có xu hướng giảm so với tháng 2, đạt tỷ trọng lần lượt là 32,99% và 41,88% tổng giá trị gọi thầu.
Tiếp tục xu hướng của tháng 1 và 2, lãi suất trúng thầu tháng 3 tiếp tục giảm ở tất cả các kỳ hạn. Tại phiên đấu thầu cuối tháng 3, lãi suất trúng thầu của các kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm lần lượt là 2,93%; 3,8%; 3,45%; 3,6%; 3,75% và 3,8 %. Như vậy, lãi suất trúng thầu đã giảm khoảng từ 40 đến 76 điểm cơ bản so với phiên đầu tháng.
Trên thị trường thứ cấp, giao dịch trái phiếu tháng 3 có diễn biến sôi động với tổng giá trị giao dịch tăng 10,46% so với tháng trước, đạt 123.149 tỷ đồng, bình quân đạt 5.354 tỷ đồng/phiên, trong đó giao dịch Outright chiếm 68,94% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, còn lại là giao dịch Repos. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị giao dịch TPCP đạt 291.429 tỷ đồng, bình quân phiên đạt 4.939 tỷ đồng, tăng 40,5% so với quý IV/2022.
Lợi suất giao dịch bình quân của TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành tăng nhiều nhất ở các kỳ hạn 10-15 năm và 25-30 năm, tăng tương ứng 17,45% và 13,54% so với cùng kỳ tháng trước, hiện đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 4,18% và 4,88%; giảm nhiều nhất ở kỳ hạn 3 năm, 1 năm và 5 năm, giảm tương ứng 10,24%, 7,95% và 7,55% so với cùng kỳ tháng trước, hiện đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 3,6%; 3,66% và 3,47%.
Xét về kỳ hạn giao dịch, các kỳ hạn trung và dài hạn từ 7 năm trở lên là các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất toàn thị trường. Theo đó, được giao dịch nhiều nhất trong tháng là kỳ hạn 10 năm, 15 năm, và 7 năm với tỷ trọng so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 23,96%; 18,38% và 12,26%.
Trong tháng 03/2023, thị phần giao dịch của khối Ngân hàng thương mại chiếm tương ứng về giá trị giao dịch Outright và Repos so với toàn thị trường là 66,94% và 96,72%, khối Công ty Chứng khoán là 33,06% và 3,28%.
Tất cả ngân hàng đã giảm lãi suất huy động 12 tháng xuống dưới 9%
Link bài gốc: TPCP tháng Ba: Lãi suất huy động giảm mạnh
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, Kho bạc Nhà nước huy động được 104.873 tỷ đồng, đạt 97,1% kế hoạch quý I và 26,22% kế hoạch năm 2023.
Đáng chú ý, trong quý I/2023, Kho bạc Nhà nước gọi thầu trở lại đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm, 7 năm bên cạnh các kỳ hạn dài 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm. Trong đó, trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm trúng thầu nhiều nhất, tuy nhiên tỷ trọng trúng thầu có xu hướng giảm so với tháng 2, đạt tỷ trọng lần lượt là 32,99% và 41,88% tổng giá trị gọi thầu.
Tiếp tục xu hướng của tháng 1 và 2, lãi suất trúng thầu tháng 3 tiếp tục giảm ở tất cả các kỳ hạn. Tại phiên đấu thầu cuối tháng 3, lãi suất trúng thầu của các kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm lần lượt là 2,93%; 3,8%; 3,45%; 3,6%; 3,75% và 3,8 %. Như vậy, lãi suất trúng thầu đã giảm khoảng từ 40 đến 76 điểm cơ bản so với phiên đầu tháng.
Trên thị trường thứ cấp, giao dịch trái phiếu tháng 3 có diễn biến sôi động với tổng giá trị giao dịch tăng 10,46% so với tháng trước, đạt 123.149 tỷ đồng, bình quân đạt 5.354 tỷ đồng/phiên, trong đó giao dịch Outright chiếm 68,94% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, còn lại là giao dịch Repos. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị giao dịch TPCP đạt 291.429 tỷ đồng, bình quân phiên đạt 4.939 tỷ đồng, tăng 40,5% so với quý IV/2022.
Lợi suất giao dịch bình quân của TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành tăng nhiều nhất ở các kỳ hạn 10-15 năm và 25-30 năm, tăng tương ứng 17,45% và 13,54% so với cùng kỳ tháng trước, hiện đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 4,18% và 4,88%; giảm nhiều nhất ở kỳ hạn 3 năm, 1 năm và 5 năm, giảm tương ứng 10,24%, 7,95% và 7,55% so với cùng kỳ tháng trước, hiện đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 3,6%; 3,66% và 3,47%.
Xét về kỳ hạn giao dịch, các kỳ hạn trung và dài hạn từ 7 năm trở lên là các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất toàn thị trường. Theo đó, được giao dịch nhiều nhất trong tháng là kỳ hạn 10 năm, 15 năm, và 7 năm với tỷ trọng so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 23,96%; 18,38% và 12,26%.
Trong tháng 03/2023, thị phần giao dịch của khối Ngân hàng thương mại chiếm tương ứng về giá trị giao dịch Outright và Repos so với toàn thị trường là 66,94% và 96,72%, khối Công ty Chứng khoán là 33,06% và 3,28%.
Tất cả ngân hàng đã giảm lãi suất huy động 12 tháng xuống dưới 9%
Link bài gốc: TPCP tháng Ba: Lãi suất huy động giảm mạnh
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ cuối tháng 7 Âm lịch là lúc 4 con giáp này may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mua nhà tặng kèm nhà, có nhà là có ô tô đi miễn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sang tháng 9, có 4 con giáp hết khổ, từ nay vận may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng tiền bắt đầu dồn mạnh hơn vào kênh TPCP
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu