TIN MỚI
Hiện tượng kỳ lạ chỉ có 1/10.000.000 người trên thế giới mắc phải
Hiện tượng "mồ hôi máu" lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2017. Một thanh niên 24 tuổi đã đến khám khi phát hiện chiếc áo đang mặc và đôi dép đang đi bỗng dưng bị nhuốm đỏ.
Sau khi thăm khám và nghiên cứu GS. TS. Trần Nguyên Khang – nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương – kết luận người đàn ông này đã mắc hiện tượng "mồ hôi máu". Đây là căn bệnh kỳ lạ mà đến nay y học vẫn chưa thể lý giải được hoàn toàn.
Đôi dép nhuốm mồ hôi máu của bệnh nhân nam 24 tuổi.
Năm 2018, một bé gái ở Đắc Đoa, tỉnh Gia Lai cũng được cho là gặp hiện tượng "mồ hôi máu". Sức khỏe của em vẫn hoàn toàn bình thường, chỉ khi căng thẳng, ra mồ hôi máu thì bé bị mệt, đau đầu.
Trên thế giới, chỉ khoảng 200 người từng mắc phải hội chứng vô cùng hiếm gặp này. Y văn thế giới ghi nhận tỉ lệ trong 10 triệu người chỉ có 1 người bị "mồ hôi máu".
Vào tháng 5/2017, bệnh nhân Phakamad Sangchai (7 tuổi) ở Thái Lan đã chảy máu ở mắt, mũi, tai và trên da mỗi lần cô cảm thấy đau đầu. Tại Ý, một cô gái 21 tuổi chảy nhiều máu ở mặt và lòng bàn tay dù không có dấu hiệu của bất kỳ vết thương nào. Tình trạng này diễn ra liên tục trong 3 năm, mỗi lần từ 1-5 phút.
Bệnh nhân Phakamad Sangchai (7 tuổi) ở Thái Lan
Một bệnh nhi khác ở Ấn Độ cũng từng phải nhập viện điều trị vì chảy máu liên tục ở má và thái dương trái suốt 5 tháng. Em gặp hiện tượng này mỗi sáng thức dậy hoặc sau khi chơi gắng sức.
Trong lịch sử, họa sĩ lừng danh Leonardo da Vinci đã từng viết về trường hợp của một người lính chảy mồ hôi máu ồ ạt sau khi tham gia chiến trận.
Tại sao lại có hiện tượng "mồ hôi máu"?
"Mồ hôi máu" là một hiện tượng hiếm gặp, khiến người bệnh tiết ra mồ hôi chứa máu dù trên cơ thể không có bất kỳ vết thương nào. Máu chủ yếu xuất hiện trên bề mặt cơ thể như trán, má, lưng, bụng…. Đôi khi, máu cũng chảy ra từ bên trong mũi, mắt, tai… Vùng da xung quanh khu vực chảy máu có thể bị sưng.
Đến nay, giới y khoa vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây nên hiện tượng "mồ hôi máu" vì nó hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng nó có liên quan đến phản ứng chiến-hay-chạy của cơ thể.
Phản ứng chiến-hay-chạy sẽ xuất hiện để bảo vệ con người khỏi các nguy hiểm tiềm tàng. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như adrenaline và cortisol, giúp chúng ta tỉnh táo hơn và tăng cường năng lượng. Phản ứng này chỉ diễn ra tạm thời và không gây hại về lâu dài.
Tuy nhiên, nếu cơ thể bị căng thẳng quá mức, các mao mạch nằm xung quanh tuyến mồ hôi sẽ vỡ ra. Máu bị đẩy ra ngoài hoặc thẩm thấu qua ống tuyến mồ hôi, rò rỉ đến các nang lông trên bề mặt da.
Mồ hôi có chứa lẫn máu trên da bệnh nhân.
Ở các trường hợp trên, hiện tượng "mồ hôi máu" thường xảy ra khi bệnh nhân lao động và học tập quá sức, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và căng thẳng. Trước đó, nam thanh niên 24 tuổi ở Việt Nam cũng cho biết anh hay bị mất ngủ, lo âu và căng thẳng.
Để xác định một người có mắc hội chứng "mồ hôi máu" hay không, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm máu và chức năng gan, thận… để loại trừ những bệnh lý khác.
Hiện tượng "mồ hôi máu" không quá nguy hiểm, nhưng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần
Thông thường, mồ hôi máu sẽ tự ngừng chảy. Hiện tượng này không quá nghiêm trọng, nhưng có thể khiến bệnh nhân mất nước và gây bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, trong trường hợp của cô gái 21 tuổi người Ý, hiện tượng "mồ hôi máu" đã phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Cô cho biết căn bệnh này không chỉ làm sức khỏe suy yếu mà còn đẩy cô vào tình cảnh bị cô lập. Bệnh nhân sống khép mình lại do cảm thấy xấu hổ về tình trạng của bản thân. Những lời gièm pha, phàn nàn từ xã hội còn khiến cô bị trầm cảm và rối loạn lo âu.
Hiện nay, hội chứng "mồ hôi máu" chưa phương pháp đặc trị hoàn toàn. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giảm stress, lo âu, căng thẳng bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.
Người bị hiện tượng "mồ hôi máu" cũng cần chú ý sinh hoạt lành mạnh và thực hiện các thói quen sau:
- Giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đi dạo, xem phim hài, luyện các bài tập giúp thư giãn tâm lý như yoga, thiền, hít sâu thở chậm…
- Chuyện trò với bạn bè, người thân về những lo lắng, bất an đang gặp phải
- Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê…
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ bởi giấc ngủ rất quan trọng cho việc hồi phục sức khỏe và tâm lý sau một ngày làm việc căng thẳng.
(Theo WebMD, Healthline, Daily Mail...)
Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn đầy ắp những thứ đáng sợ này
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Mồ hôi máu - hiện tượng kỳ lạ chỉ 1/10.000.000 người mắc phải: Ở Việt Nam từng phát hiện 2 ca, người thường xuyên căng thẳng cần rất chú ý
Hiện tượng kỳ lạ chỉ có 1/10.000.000 người trên thế giới mắc phải
Hiện tượng "mồ hôi máu" lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2017. Một thanh niên 24 tuổi đã đến khám khi phát hiện chiếc áo đang mặc và đôi dép đang đi bỗng dưng bị nhuốm đỏ.
Sau khi thăm khám và nghiên cứu GS. TS. Trần Nguyên Khang – nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương – kết luận người đàn ông này đã mắc hiện tượng "mồ hôi máu". Đây là căn bệnh kỳ lạ mà đến nay y học vẫn chưa thể lý giải được hoàn toàn.
Đôi dép nhuốm mồ hôi máu của bệnh nhân nam 24 tuổi.
Năm 2018, một bé gái ở Đắc Đoa, tỉnh Gia Lai cũng được cho là gặp hiện tượng "mồ hôi máu". Sức khỏe của em vẫn hoàn toàn bình thường, chỉ khi căng thẳng, ra mồ hôi máu thì bé bị mệt, đau đầu.
Trên thế giới, chỉ khoảng 200 người từng mắc phải hội chứng vô cùng hiếm gặp này. Y văn thế giới ghi nhận tỉ lệ trong 10 triệu người chỉ có 1 người bị "mồ hôi máu".
Vào tháng 5/2017, bệnh nhân Phakamad Sangchai (7 tuổi) ở Thái Lan đã chảy máu ở mắt, mũi, tai và trên da mỗi lần cô cảm thấy đau đầu. Tại Ý, một cô gái 21 tuổi chảy nhiều máu ở mặt và lòng bàn tay dù không có dấu hiệu của bất kỳ vết thương nào. Tình trạng này diễn ra liên tục trong 3 năm, mỗi lần từ 1-5 phút.
Bệnh nhân Phakamad Sangchai (7 tuổi) ở Thái Lan
Một bệnh nhi khác ở Ấn Độ cũng từng phải nhập viện điều trị vì chảy máu liên tục ở má và thái dương trái suốt 5 tháng. Em gặp hiện tượng này mỗi sáng thức dậy hoặc sau khi chơi gắng sức.
Trong lịch sử, họa sĩ lừng danh Leonardo da Vinci đã từng viết về trường hợp của một người lính chảy mồ hôi máu ồ ạt sau khi tham gia chiến trận.
Tại sao lại có hiện tượng "mồ hôi máu"?
"Mồ hôi máu" là một hiện tượng hiếm gặp, khiến người bệnh tiết ra mồ hôi chứa máu dù trên cơ thể không có bất kỳ vết thương nào. Máu chủ yếu xuất hiện trên bề mặt cơ thể như trán, má, lưng, bụng…. Đôi khi, máu cũng chảy ra từ bên trong mũi, mắt, tai… Vùng da xung quanh khu vực chảy máu có thể bị sưng.
Đến nay, giới y khoa vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây nên hiện tượng "mồ hôi máu" vì nó hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng nó có liên quan đến phản ứng chiến-hay-chạy của cơ thể.
Phản ứng chiến-hay-chạy sẽ xuất hiện để bảo vệ con người khỏi các nguy hiểm tiềm tàng. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như adrenaline và cortisol, giúp chúng ta tỉnh táo hơn và tăng cường năng lượng. Phản ứng này chỉ diễn ra tạm thời và không gây hại về lâu dài.
Tuy nhiên, nếu cơ thể bị căng thẳng quá mức, các mao mạch nằm xung quanh tuyến mồ hôi sẽ vỡ ra. Máu bị đẩy ra ngoài hoặc thẩm thấu qua ống tuyến mồ hôi, rò rỉ đến các nang lông trên bề mặt da.
Mồ hôi có chứa lẫn máu trên da bệnh nhân.
Ở các trường hợp trên, hiện tượng "mồ hôi máu" thường xảy ra khi bệnh nhân lao động và học tập quá sức, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và căng thẳng. Trước đó, nam thanh niên 24 tuổi ở Việt Nam cũng cho biết anh hay bị mất ngủ, lo âu và căng thẳng.
Để xác định một người có mắc hội chứng "mồ hôi máu" hay không, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm máu và chức năng gan, thận… để loại trừ những bệnh lý khác.
Hiện tượng "mồ hôi máu" không quá nguy hiểm, nhưng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần
Thông thường, mồ hôi máu sẽ tự ngừng chảy. Hiện tượng này không quá nghiêm trọng, nhưng có thể khiến bệnh nhân mất nước và gây bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, trong trường hợp của cô gái 21 tuổi người Ý, hiện tượng "mồ hôi máu" đã phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Cô cho biết căn bệnh này không chỉ làm sức khỏe suy yếu mà còn đẩy cô vào tình cảnh bị cô lập. Bệnh nhân sống khép mình lại do cảm thấy xấu hổ về tình trạng của bản thân. Những lời gièm pha, phàn nàn từ xã hội còn khiến cô bị trầm cảm và rối loạn lo âu.
Hiện nay, hội chứng "mồ hôi máu" chưa phương pháp đặc trị hoàn toàn. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giảm stress, lo âu, căng thẳng bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.
Người bị hiện tượng "mồ hôi máu" cũng cần chú ý sinh hoạt lành mạnh và thực hiện các thói quen sau:
- Giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đi dạo, xem phim hài, luyện các bài tập giúp thư giãn tâm lý như yoga, thiền, hít sâu thở chậm…
- Chuyện trò với bạn bè, người thân về những lo lắng, bất an đang gặp phải
- Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê…
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ bởi giấc ngủ rất quan trọng cho việc hồi phục sức khỏe và tâm lý sau một ngày làm việc căng thẳng.
(Theo WebMD, Healthline, Daily Mail...)
Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn đầy ắp những thứ đáng sợ này
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Mồ hôi máu - hiện tượng kỳ lạ chỉ 1/10.000.000 người mắc phải: Ở Việt Nam từng phát hiện 2 ca, người thường xuyên căng thẳng cần rất chú ý
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu quy hoạch Đại học Bách khoa Hà Nội trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu