KT-XH Lợi nhuận ngân hàng “miễn nhiễm” Covid-19?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
TIN MỚI

LỢI NHUẬN VẪN TĂNG MẠNH

Nếu như kết thúc quý I/2020, những tác động của Covid-19 chưa thực sự ngấm vào kết quả kinh doanh của các nhà băng do dịch bắt đầu diễn biến phức tạp từ tuần thứ hai của tháng 3, thì đến quý II, quý III mọi chuyện đã khác, đặc biệt khi Việt Nam bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 2.

Hàng loạt gói lãi suất cho vay ưu đãi, tái cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi cho khách hàng, cắt giảm chi phí giao dịch và thanh toán, nợ xấu tăng lên cùng yêu cầu trích lập dự phòng là những yếu tố được dự báo sẽ kéo mạnh lợi nhuận của các ngân hàng trong mùa dịch.

Dù vậy, kết quả kinh doanh sơ bộ 9 tháng đầu năm từ những thành viên đầu tiên vừa công bố lại cho thấy một bức tranh vẫn khá khả quan.

Thông tin mới nhất từ LienVietPostBank cho biết, tính đến 30/9/2020, vốn điều lệ của ngân hàng đã là 9.769 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 214 nghìn tỷ đồng, huy động thị trường 1 đạt 175 nghìn tỷ đồng và cho vay thị trường 1 đạt 160 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, lãnh đạo ngân hàng này cho biết, đến hết quý III/2020, lợi nhuận lũy kế của ngân hàng đã vượt kế hoạch cả năm 2020 khi đạt hơn 1.740 tỷ đồng.

"Dự báo quý cuối năm, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, nhu cầu vay kinh doanh, vay tiêu dùng sẽ tăng mạnh trở lại, nhiều khả năng lợi nhuận trước thuế năm 2020 sẽ vượt kết quả năm 2019 và đạt mức cao nhất trong 12 năm hoạt động của ngân hàng", lãnh đạo LienVietPostBank cho biết.

Một thành viên khác là TPBank cũng đạt kết quả khả quan trong 9 tháng đầu năm.

Theo một số thông tin vừa cập nhật, kết thúc quý III, tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 7.103 tỷ đồng, tăng 22,79% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, so với cuối quý III năm 2019, chi phí hoạt động chỉ tăng 19,64%, thấp hơn tốc độ tăng doanh thu của ngân hàng, và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) cũng đã giảm đáng kể.

Kết quả trên đã mang lại cho TPBank 3.024 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25,78% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 74,33% kết hoạch cả năm đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.

Đến cuối tháng 9, tổng tài sản của ngân hàng tăng gần 26% so với cùng kỳ năm 2019, đạt trên 193 nghìn tỷ đồng. Tổng huy động tăng 25,24%, đạt 173.445 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt trên 124 nghìn tỷ đồng, nằm trong giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Lãnh đạo ngân hàng chia sẻ, song song với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, TPBank áp dụng quyết liệt các biện pháp kiểm soát rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế đang rung lắc.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính đến cuối tháng 9 vẫn tiếp tục được kiểm soát dưới 2%.

TPBank hiện cũng là một trong những ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao trên thị trường. Đến cuối tháng 8/2020, hệ số CAR của TPBank đạt 10,81% tính theo tiêu chuẩn Basel II, so với mức 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Còn tại Ngân hàng TMCP Quân đội - MB, theo BCTC hợp nhất quý III vừa được công bố, tính đến hết 30/9/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 427 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với cuối năm 2019. Trong đó, cho vay khách hàng ở mức 268,6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 7,31% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng đến cuối tháng 9 đạt hơn 269,2 nghìn tỷ đồng.

Phần lớn các mảng kinh doanh đều có kết quả khả quan trong 9 tháng qua đã giúp mang về cho ngân hàng gần 19.650 tỷ đồng doanh thu thuần từ kinh doanh, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng chi phí hoạt động trong kỳ tăng 9,8%, lên 7.320 tỷ đồng trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 14%, lên 4.193 tỷ đồng.

Theo đó, kết thúc 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB đạt 8.134 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Với kết quả này, MB đã hoàn thành khoảng 82% kế hoạch lợi nhuận của cả năm. Chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn đang được kiểm soát khá tốt khi tỷ lệ nợ xấu/cho vay đang ỏ mức khá thấp là 1,5%.

Tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), cập nhật tình hình kinh doanh mới nhất, lãnh đạo ngân hàng cho biết, trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt trên 1.666 tỷ đồng, vượt mức 1.439 tỷ đồng kế hoạch của cả năm 2020 (tương đương vượt 15,8%).

Lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.328 tỷ đồng, bằng 127% tổng lợi nhuận sau thuế của cả năm 2019.

Tính đến 30/9, tổng tài sản của ngân hàng đã cán mốc hơn 166 nghìn tỷ, đạt gần 98% kế hoạch 2020.

Lãnh đạo MSB cũng cho biết, ngân hàng đã hoàn tất việc xử lý toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC trước đây; giá trị mệnh giá trái phiếu đặc biệt VAMC mà ngân hàng đã nắm giữ được đưa về 0 thông qua các biện pháp xử lý nợ.

Còn tại VIB, theo số liệu mới cập nhật, lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu đạt 7.854 tỷ đồng, tăng 34%. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.025 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. ROE bình quân đạt 29%, thuộc nhóm cao nhất ngành.

Tại ngày 30/9, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 213 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 151 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm, cao gần gấp 3 lần so với trung bình ngành.

Tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 2%, giảm so với quý II. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, với việc quản trị rủi ro chặt chẽ, linh hoạt, ngân hàng đã duy trì các chỉ số rủi ro và các hệ số an toàn ở mức thận trọng, tỷ lệ an toàn vốn Basel II trên 9,5%, so với mức tối thiểu 8% do NHNN quy định, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ở mức 77% so với mức trần 85% và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 32% so với trần 40%.

ÁP LỰC ĐANG CHỜ PHÍA TRƯỚC?

Như trên, những con số lợi nhuận đầu tiên được công bố cho thấy một tín hiệu khá khả quan. Dù vậy, theo giới chuyên gia, trong những tháng còn lại của năm 2020, các ngân hàng sẽ còn gặp không ít khó khăn, áp lực.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, dịch bệnh khiến sức cầu yếu và niềm tin còn chưa cao dẫn đến nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Điều này khiến tín dụng tăng trưởng chậm.

Cập nhật con số mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến 30/9, tín dụng toàn ngành mới chỉ tăng 6,09% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm trước tăng 9,4%.

Ông Lực nhận định cả năm nay tín dụng sẽ tăng 8-9% và năm 2021, con số này có thể là 9-10%.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng cho rằng, chất lượng tài sản ngân hàng đang xấu đi, nợ xấu, theo đó sẽ tăng.

Viện nghiên cứu BIDV ước tính nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2020 có thể ở mức 3% và cuối 2021 là 4%. Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu được dự báo sẽ gặp khó khăn hơn.

Tựu chung các yếu tố trên sẽ khiến lợi nhuận ngành ngân hàng giảm. Bởi, khi nợ xấu tăng, ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng.

Bên cạnh đó, các biện pháp giãn, hoãn nợ, miễn giảm lãi vay, cũng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong tương lai. Bởi lẽ, hiện vẫn chưa có đánh giá chung về các khoản vay được giãn, hoãn có khả năng trở lại được nợ nhóm 1 (không phải nợ xấu) như thế nào, mà ở đây hầu hết các ngân hàng vẫn chưa thực hiện trích lập dự phòng.

SSI Research ước tính lợi nhuận của 9 ngân hàng trong quý III

Bizlive/Nhịp sống doanh nghiệp

Link bài gốc: Lợi nhuận ngân hàng “miễn nhiễm” Covid-19?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,305
Bài viết
63,525
Thành viên
86,055
Thành viên mới nhất
tuongtran

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN