TIN MỚI
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - đánh giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất là động thái tích cực cho thị trường. Điều này quan trọng giúp người dân biết để không kỳ vọng vào lãi suất cao khi gửi ngân hàng. Việc giảm lãi suất đầu vào là cơ sở giảm lãi suất đầu ra.
NHNN chỉ trong vòng nửa tháng 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất (ảnh: Như Ý).
Ông Hùng nhận định, từ giờ đến cuối năm, khả năng lãi suất vẫn tiếp tục giảm . Đây là cơ hội để khách hàng tiếp cận vay vốn lãi suất thấp hơn.
"Việc giảm lãi suất cho vay này góp phần tăng trưởng tín dụng một phần nhưng quan trọng là tăng trưởng nền kinh tế. Các doanh nghiệp hấp thụ vốn vay để khôi phục và mở rộng sản xuất", ông Hùng nói.
Tuy nhiên, ông Hùng khẳng định, đây không phải là thời kỳ "tiền rẻ" dù rất mong muốn. "Chúng ta phải nhìn nhận, kinh tế sẽ tốt hơn nhưng vẫn phải thận trọng với lạm phát", ông Hùng cho hay.
Đồng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc liên tục giảm lãi suất điều hành và hạ trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới sáu tháng từ 6% xuống còn 5,5% sẽ giúp giảm chi phí cho ngân hàng. Qua đó, các ngân hàng sẽ hạ lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng, mức giảm lãi suất cho vay là không nhiều bởi xu hướng tăng lãi suất trên thế giới vẫn tiếp tục diễn ra. Ông Hiếu lo ngại, việc Việt Nam hạ lãi suất trong bối cảnh các nước tăng lãi suất thì giá trị của tiền đồng VND sẽ giảm đi. Khi đó, tỷ giá sẽ tăng. Nếu tỷ giá tăng mạnh sẽ tạo sự bất ổn về tỷ giá, ảnh hưởng đến lạm phát .
Tại cuộc họp báo của NHNN cuối tháng 3 vừa qua, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong quý II sẽ tiếp tục điều hành lãi suất uyển chuyển, linh hoạt; phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất.
“Bối cảnh quý II toàn cầu chưa hẳn đã thuận lợi. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể chưa tăng lãi suất ngay trong tháng 5 và mức độ tăng có thể chậm lại nhưng những bất lợi mới phát sinh là sự đổ vỡ của ngân hàng quốc tế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới… Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên trì mục tiêu hỗ trợ vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân để phục hồi kinh tế”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Bên cạnh đó, NHNN quán triệt đường lối điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng…
Ngoài ra, NHNN đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 43 và Nghị định 31 về hỗ trợ lãi suất 2% cho các đối tượng theo quy định, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Theo NHNN, đến ngày 28/3, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,06% so với cuối năm 2022, tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022.
Vốn rẻ vẫn "ế"
Link bài gốc: Giảm lãi suất không có nghĩa là thời kỳ 'tiền rẻ'
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - đánh giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất là động thái tích cực cho thị trường. Điều này quan trọng giúp người dân biết để không kỳ vọng vào lãi suất cao khi gửi ngân hàng. Việc giảm lãi suất đầu vào là cơ sở giảm lãi suất đầu ra.
NHNN chỉ trong vòng nửa tháng 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất (ảnh: Như Ý).
Ông Hùng nhận định, từ giờ đến cuối năm, khả năng lãi suất vẫn tiếp tục giảm . Đây là cơ hội để khách hàng tiếp cận vay vốn lãi suất thấp hơn.
"Việc giảm lãi suất cho vay này góp phần tăng trưởng tín dụng một phần nhưng quan trọng là tăng trưởng nền kinh tế. Các doanh nghiệp hấp thụ vốn vay để khôi phục và mở rộng sản xuất", ông Hùng nói.
Tuy nhiên, ông Hùng khẳng định, đây không phải là thời kỳ "tiền rẻ" dù rất mong muốn. "Chúng ta phải nhìn nhận, kinh tế sẽ tốt hơn nhưng vẫn phải thận trọng với lạm phát", ông Hùng cho hay.
Đồng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc liên tục giảm lãi suất điều hành và hạ trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới sáu tháng từ 6% xuống còn 5,5% sẽ giúp giảm chi phí cho ngân hàng. Qua đó, các ngân hàng sẽ hạ lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng, mức giảm lãi suất cho vay là không nhiều bởi xu hướng tăng lãi suất trên thế giới vẫn tiếp tục diễn ra. Ông Hiếu lo ngại, việc Việt Nam hạ lãi suất trong bối cảnh các nước tăng lãi suất thì giá trị của tiền đồng VND sẽ giảm đi. Khi đó, tỷ giá sẽ tăng. Nếu tỷ giá tăng mạnh sẽ tạo sự bất ổn về tỷ giá, ảnh hưởng đến lạm phát .
Tại cuộc họp báo của NHNN cuối tháng 3 vừa qua, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong quý II sẽ tiếp tục điều hành lãi suất uyển chuyển, linh hoạt; phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất.
“Bối cảnh quý II toàn cầu chưa hẳn đã thuận lợi. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể chưa tăng lãi suất ngay trong tháng 5 và mức độ tăng có thể chậm lại nhưng những bất lợi mới phát sinh là sự đổ vỡ của ngân hàng quốc tế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới… Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên trì mục tiêu hỗ trợ vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân để phục hồi kinh tế”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Bên cạnh đó, NHNN quán triệt đường lối điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng…
Ngoài ra, NHNN đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 43 và Nghị định 31 về hỗ trợ lãi suất 2% cho các đối tượng theo quy định, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Theo NHNN, đến ngày 28/3, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,06% so với cuối năm 2022, tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022.
Vốn rẻ vẫn "ế"
Link bài gốc: Giảm lãi suất không có nghĩa là thời kỳ 'tiền rẻ'
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau kỳ nghỉ lễ, một ngân hàng lớn giảm mạnh 1% lãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giảm lãi suất 'chìa khoá' thúc đẩy tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: Từ nay đến cuối năm, lãi suất cho vay...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất giảm sâu, dòng tiền có chảy vào bất động sản?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu