TIN MỚI
LTS: Hà Nội đang tiến hành lập kế hoạch điều chỉnh quy hoạch thành phố cho những năm tiếp theo. Rõ ràng, lúc này Hà Nội cần xem lại bài học về "dậm chân tại chỗ" của phát triển đô thị vệ tinh 10 năm qua.
Triển lãm Mô hình Quy hoạch Hà Nội 2030 và tầm nhìn 2050. Ảnh: Thanh Hải
Vấn đề đặt ra lúc này là Quản lý quy hoạch chung và phát triển đô thị vệ tinh cho Hà Nội ra sao? Việt Nam cần đúc rút kinh nghiệm gì từ mô hình quản lý quy hoạch và phát triển đô thị vệ tinh trên thế giới để phù hợp và làm cơ sở phát triển bền vững cho Thủ đô Hà Nội? Tổ chức không gian đô thị Hà Nội sẽ triển khai theo mô hình chùm đô thị được coi là động lực mới quan trọng cho phát triển kinh tế và đô thị thủ đô sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Bất cập sau 10 năm
Việc điều chỉnh quy hoạch chung TP Hà Nội liên quan đến sự thay đổi của Luật Quy hoạch đô thị 2020, Luật Kiến trúc 2019. Nhưng có thể thấy, Quy hoạch chung 2011 còn thiếu cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội, nguồn lực đầu tư phát triển và đặc biệt là tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đô thị thông minh, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.
Trong 10 năm vừa qua, công tác lập và triển khai quy hoạch chi tiết để làm công cụ quản lý quy hoạch chung chưa làm tốt, công tác quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng còn lỏng lẻo dẫn đến sự phát triển đô thị lộn xộn, manh mún và bị động, bị chi phối bởi các dự án bất động sản, thông qua việc điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy hoạch chung đã được duyệt, làm cho trung tâm nội đô bị chất tải nhiều kiến trúc cao tầng, gây sức ép gia tăng về dân số và hạ tầng giao thông đô thị, thậm chí còn làm cho "đô thị bị băm nát"...
Việc đầu tư dàn trải thiếu tập trung dẫn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị phát triển không đồng bộ gây lãng phí về kinh tế, gây bức xúc trong xã hội. Việc thực hiện chậm và chưa thực hiện các quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị để làm công cụ quản lý, là nguyên nhân mà quy hoạch phân khu đô thị nội đô, quy hoạch đô thị sông Hồng đến nay mới phê duyệt được.
Để đô thị vệ tinh sớm thành hình
Nhìn lại thời gian qua, 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, chỉ có duy nhất đô thị Hòa Lạc đã được Thủ tướng duyệt quy hoạch, hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với Hòa Lạc tương đối đồng bộ và một số tòa nhà của các tập đoàn công nghệ, trường đại học (mặc dù tỷ lệ lấp đầy còn thấp) thì bốn đô thị vệ tinh còn lại là Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn vẫn còn bỏ ngỏ.
Để phát triển theo định hướng mô hình đô thị vệ tinh, Hà Nội cần tập trung nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng và đặc biệt là giao thông kết nối các đô thị vệ tinh với trung tâm nội đô, kết nối các đô thị vệ tinh với nhau và kết nối đô thị vệ tinh với các khu vực xung quanh.
Quy hoạch đô thị vệ tinh Hà Nội
Lần điều chỉnh này, là dịp để Hà Nội nhìn nhận các mô hình phát triển nào cần được đầu tư phát triển và mô hình nào phải thay đổi chức năng. Không những vậy, đô thị vệ tinh cũng cần được san sẻ nguồn lực và có cơ chế để chính quyền đô thị vệ tinh có quyền làm chủ.
Khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội phát triển, hệ thống đường giao thông được kết nối với các phương tiện vận chuyển công cộng tiện lợi, đáp ứng các điều kiện để phát triển kinh tế, thì đô thị vệ tinh sẽ có sức hút, người dân sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được sống ở đó bởi môi trường trong lành, nhà ở và việc làm.
Nhắc lại câu chuyện điều chỉnh quy hoạch chung, một quy hoạch tốt chỉ làm được trên nền tảng các thông số kỹ thuật về kinh tế xã hội và một tầm nhìn chiến lược. Do đó, các số liệu về dân số, kinh tế, xã hội, nguồn lực, đất đai, môi trường... phải được các cơ quan có trách nhiệm cập nhật chuẩn xác.
Khi đó, Quy hoạch chung được điều chỉnh sẽ pháp lý hóa các quy hoạch phân khu mà Hà Nội mới phê duyệt.
Theo đồ án quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm gồm: Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai, Hòa Lạc. Nhưng để đồ án quy hoạch trên trở thành hiện thực phải hoàn thiện những điều kiện cần và đủ tạo môi trường sống bổ trợ lẫn nhau như một vòng tuần hoàn giống như: đô thị trung tâm thu nhỏ; hệ hạ tầng giao thông phải đi trước một bước tạo sức bật cho phát triển kinh tế - xã hội...
Đô thị vệ tinh: Thị trường BĐS Long An đón đầu xu hướng dịch chuyển
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ I): Bắt đầu từ quy hoạch
LTS: Hà Nội đang tiến hành lập kế hoạch điều chỉnh quy hoạch thành phố cho những năm tiếp theo. Rõ ràng, lúc này Hà Nội cần xem lại bài học về "dậm chân tại chỗ" của phát triển đô thị vệ tinh 10 năm qua.
Triển lãm Mô hình Quy hoạch Hà Nội 2030 và tầm nhìn 2050. Ảnh: Thanh Hải
Vấn đề đặt ra lúc này là Quản lý quy hoạch chung và phát triển đô thị vệ tinh cho Hà Nội ra sao? Việt Nam cần đúc rút kinh nghiệm gì từ mô hình quản lý quy hoạch và phát triển đô thị vệ tinh trên thế giới để phù hợp và làm cơ sở phát triển bền vững cho Thủ đô Hà Nội? Tổ chức không gian đô thị Hà Nội sẽ triển khai theo mô hình chùm đô thị được coi là động lực mới quan trọng cho phát triển kinh tế và đô thị thủ đô sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Bất cập sau 10 năm
Việc điều chỉnh quy hoạch chung TP Hà Nội liên quan đến sự thay đổi của Luật Quy hoạch đô thị 2020, Luật Kiến trúc 2019. Nhưng có thể thấy, Quy hoạch chung 2011 còn thiếu cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội, nguồn lực đầu tư phát triển và đặc biệt là tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đô thị thông minh, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.
Trong 10 năm vừa qua, công tác lập và triển khai quy hoạch chi tiết để làm công cụ quản lý quy hoạch chung chưa làm tốt, công tác quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng còn lỏng lẻo dẫn đến sự phát triển đô thị lộn xộn, manh mún và bị động, bị chi phối bởi các dự án bất động sản, thông qua việc điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy hoạch chung đã được duyệt, làm cho trung tâm nội đô bị chất tải nhiều kiến trúc cao tầng, gây sức ép gia tăng về dân số và hạ tầng giao thông đô thị, thậm chí còn làm cho "đô thị bị băm nát"...
Việc đầu tư dàn trải thiếu tập trung dẫn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị phát triển không đồng bộ gây lãng phí về kinh tế, gây bức xúc trong xã hội. Việc thực hiện chậm và chưa thực hiện các quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị để làm công cụ quản lý, là nguyên nhân mà quy hoạch phân khu đô thị nội đô, quy hoạch đô thị sông Hồng đến nay mới phê duyệt được.
Để đô thị vệ tinh sớm thành hình
Nhìn lại thời gian qua, 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, chỉ có duy nhất đô thị Hòa Lạc đã được Thủ tướng duyệt quy hoạch, hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với Hòa Lạc tương đối đồng bộ và một số tòa nhà của các tập đoàn công nghệ, trường đại học (mặc dù tỷ lệ lấp đầy còn thấp) thì bốn đô thị vệ tinh còn lại là Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn vẫn còn bỏ ngỏ.
Để phát triển theo định hướng mô hình đô thị vệ tinh, Hà Nội cần tập trung nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng và đặc biệt là giao thông kết nối các đô thị vệ tinh với trung tâm nội đô, kết nối các đô thị vệ tinh với nhau và kết nối đô thị vệ tinh với các khu vực xung quanh.
Quy hoạch đô thị vệ tinh Hà Nội
Lần điều chỉnh này, là dịp để Hà Nội nhìn nhận các mô hình phát triển nào cần được đầu tư phát triển và mô hình nào phải thay đổi chức năng. Không những vậy, đô thị vệ tinh cũng cần được san sẻ nguồn lực và có cơ chế để chính quyền đô thị vệ tinh có quyền làm chủ.
Khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội phát triển, hệ thống đường giao thông được kết nối với các phương tiện vận chuyển công cộng tiện lợi, đáp ứng các điều kiện để phát triển kinh tế, thì đô thị vệ tinh sẽ có sức hút, người dân sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được sống ở đó bởi môi trường trong lành, nhà ở và việc làm.
Nhắc lại câu chuyện điều chỉnh quy hoạch chung, một quy hoạch tốt chỉ làm được trên nền tảng các thông số kỹ thuật về kinh tế xã hội và một tầm nhìn chiến lược. Do đó, các số liệu về dân số, kinh tế, xã hội, nguồn lực, đất đai, môi trường... phải được các cơ quan có trách nhiệm cập nhật chuẩn xác.
Khi đó, Quy hoạch chung được điều chỉnh sẽ pháp lý hóa các quy hoạch phân khu mà Hà Nội mới phê duyệt.
Theo đồ án quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm gồm: Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai, Hòa Lạc. Nhưng để đồ án quy hoạch trên trở thành hiện thực phải hoàn thiện những điều kiện cần và đủ tạo môi trường sống bổ trợ lẫn nhau như một vòng tuần hoàn giống như: đô thị trung tâm thu nhỏ; hệ hạ tầng giao thông phải đi trước một bước tạo sức bật cho phát triển kinh tế - xã hội...
Đô thị vệ tinh: Thị trường BĐS Long An đón đầu xu hướng dịch chuyển
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: Đô thị vệ tinh cho Thủ đô (KỲ I): Bắt đầu từ quy hoạch
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu