Với khoảng thời gian sinh sống và những kinh nghiệm nhiều năm qua tại nước ngoài, anh có thể chia sẻ thêm về lý do anh lựa chọn trở về SHB?
Đỗ Quang Vinh: Tôi đã có thời gian sinh sống, học tập rồi làm việc cũng khá lâu ở nước ngoài, cũng từng kinh qua nhiều vị trí từ nhân viên ngân hàng đến chủ tịch T&T Mỹ. Đối với tôi, trở về SHB giống như trở về nhà vậy. SHB là tâm huyết bao năm gây dựng của ba tôi, và có lẽ cũng đã đến lúc ngân hàng cần đến tôi, như cần đến thứ gì đó tươi mới, đặc biệt cho mảng bán lẻ.
Đó là lý do tôi đang đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ tại SHB, đồng thời cũng triển khai khá nhiều dự án chuyển đổi số và hiện đại hóa ngân hàng.
Tại sao anh lại chọn bán lẻ và ngân hàng số - những công việc được cho là vô cùng vất vả và nhiều thách thức?
Bán lẻ là công việc vất vả như con mọn. Nhưng tôi nhận thấy việc làm liên quan đến dịch vụ, công nghệ, sự đổi mới hàng ngày rất phù hợp với khả năng của tôi. Bởi lẽ tôi là người hướng ngoại, luôn cập nhật những thứ mới nhất, hiện đại nhất để vừa trải nghiệm những thứ đó, vừa mong muốn đem lại những thứ đó để chia sẻ với mọi người.
Ngoài ra tôi nghĩ mình phù hợp và sẽ giúp SHB nhắm tới lượng khách hàng mới là những người trẻ thành đạt – đối tượng sắp tới đây là khách hàng mục tiêu đối với mảng bán lẻ của SHB, giúp tạo nền tảng khách hàng vững chắc trong tương lai.
Mọi người đều thừa nhận mảng bán lẻ rất khó khăn và những người quản lý mảng này ở các nhà băng hiện tại đều ở thế hệ 7X hoặc đầu 8X giàu kinh nghiệm, nhưng anh lại ở thế hệ cuối 8X thì điều đó liệu có gây nên áp lực?
Chắc chắn khó khăn thì rất nhiều vì mọi người khi có trải nghiệm lâu hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, tiếp cận mảng bán lẻ của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn và tự tin hơn.
Tôi nhận vị trí này thực ra là một khó khăn thách thức, trong đó lớn nhất là phải đấu tranh, cố gắng làm sao để dung hoà giữa tư duy mới của một người trẻ, tiếp cận, làm sao đấu tranh với những người làm ở ngân hàng từ lâu, đóng góp cho ngân hàng từ lâu, có thể từ thế hệ 6X, 7X, và có thể đâu đó còn có tư duy truyền thống hơn về ngành ngân hàng.
Tôi trở về với tư cách là một người được đào tạo ở nước ngoài, làm việc trong môi trường nước ngoài thì việc làm thế nào để mang làn gió mới mà không gây sự phản ứng, xáo trộn với mọi người là điều rất quan trọng. Cho đến hiện tại khi bắt tay vào làm bán lẻ, tôi thấy mình đang làm tốt và khá phù hợp với mảng này.
Theo anh SHB có lợi thế gì để cạnh tranh với các ngân hàng trong hệ thống vốn dĩ đang rất thành công về bán lẻ?
Ngân hàng bán lẻ đang là một sân chơi chứng kiến những hoạt động sôi nổi, mang tính đột phá và cạnh tranh cao giữa các ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Cuộc đua giữa các ngân hàng để mang đến dịch vụ tối ưu cho các khách hàng diễn ra sôi động. Tuy mỗi ngân hàng có những chiến lược phát triển rất khác nhau nhưng đều tập trung vào các hoạt động như: mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện dịch vụ…
SHB hiện có mạng lưới hơn 530 điểm giao dịch khắp cả nước, chi nhánh tại Lào, Campuchia và tới đây là văn phòng đại diện tại Myanmar, đây là lợi thế của ngân hàng.
Chúng tôi cũng đang đẩy mạnh chiến lược cho ra mắt những gói sản phẩm, dịch vụ được "đo ni đóng giày" theo từng nhóm đối tượng. Ngoài hai hoạt động cốt lõi là tiền gửi và tín dụng, các dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, sản phẩm thẻ, chuyển tiền, ngân hàng điện tử, kiều hối, bảo hiểm cũng được các ngân hàng nghiên cứu và đưa ra nhiều chương trình, chính sách theo gói để thu hút các phân khúc khách hàng. Nhiều phân khúc khách hàng đã được chúng tôi thiết kế riêng biệt gói giải pháp đặc trưng và đón nhận các tín hiệu ủng hộ tích cực trên thị trường như Gói SHB Star khách hàng trẻ thành đạt, Gói du học sinh, Gói phân khúc khách hàng hâm mộ thể thao.
Bên cạnh đó, sự am hiểu thị trường trong nước cũng là lợi thế, giúp chúng tôi đưa ra các giải pháp tài chính tổng thể mang tính cá nhân hóa cao tùy theo kỳ vọng lợi nhuận và khẩu vị rủi ro của từng khách hàng.
Anh nghĩ mình sẽ vận dụng những kinh nghiệm ở ngân hàng nước ngoài vào SHB thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Thực ra các ngân hàng Việt Nam đang chạy đua công nghệ rất nhiều. Với những trải nghiệm cùng kinh nghiệm của tôi ở châu Âu và châu Mỹ, các tổ chức ngân hàng dù đi trước ta nhiều năm nhưng những gì họ đang làm cũng vẫn ưu tiên về truyền thống hơn. Họ chưa sử dụng nhiều live bank hoặc các công nghệ quá xa xỉ vì điều đó đồng nghĩa mang lại những rủi ro cho họ.
Hiện tại tôi định hướng SHB theo hướng đó, tức là không chạy đua, không ồ ạt chi tiền cho công nghệ mà tập trung nâng cấp những thứ phù hợp nhất liên quan đến khả năng của mình. Chúng tôi sẽ tìm giải pháp, công nghệ phù hợp với bộ máy của SHB để đưa vào vận hành một cách trôi chảy, hiệu quả, nhằm mục đích cuối cùng là đem đến trải nghiệm mới mẻ nhưng thực sự tiện ích cho khách hàng.
Vậy nếu không chạy đua công nghệ, anh có chiến lược gì để tạo ưu thế cho SHB trong quá trình chuyển đổi số sắp tới?
Không hẳn SHB sẽ không cập nhật những cái mới, chỉ là chúng tôi không chi tiền một cách ồ ạt. Đi sau có lợi thế là chúng tôi được tiếp cận với người đi trước để biết những khó khăn vướng mắc mà họ từng triển khai, từ đó chúng tôi sẽ né được, tiết kiệm được thời gian trong công việc. Tôi nghĩ là chúng tôi dù triển khai sau, nhưng với những gì học hỏi được từ các ngân hàng đi trước, những bài học mà họ đã học được thì SHB tiết kiệm được nhiều thời gian, đuổi kịp họ những giải pháp mới nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất.
Anh có đặt cho mình mục tiêu gì khi lựa chọn cống hiến tại SHB?
Hiện tại thì tôi đang đảm nhiệm khá nhiều vai trò tại các dự án liên quan đến công nghệ số và hiện đại hóa tại SHB. Đương nhiên mục tiêu của tôi cũng sẽ gắn với thành công của những dự án này, mà cụ thể là sẽ phải đong đếm được bằng lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng.
Còn trong tương lai gần, 2020 sẽ là năm bản lề để SHB chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là về chuyển đổi số. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ phát triển thêm nhiều gói sản phẩm chuyên biệt cho từng đối tượng khách hàng cũng như mang lại sự tiện ích trong trải nghiệm mới với khách hàng về thẻ và mobile app.
So với con của chủ tịch ngân hàng khác khi nối nghiệp, anh thấy mình giống và khác gì họ?
Thực ra khó để tìm được các điểm để so sánh. Mặc dù các anh em trong ngành (ý nói đến con của các lãnh đạo ngân hàng nối nghiệp – PV) đều biết tên nhau nhưng hiểu họ và biết chặng đường họ phấn đấu ra sao thì bản thân tôi chưa có cơ hội tiếp xúc. Nhưng thứ mà tôi được thuận lợi hơn so với mọi người là tôi được bố mình dìu dắt sát sao, từ khi ngồi trên ghế nhà trường ông đã định hướng cho tôi, và tôi nhận thức được trong đầu là tôi cần phải làm gì. Tôi không biết những người anh đi trước khi kế nghiệp họ thành công nhờ cái gì, còn tôi tin mình sẽ thành công vì tôi nhìn vào bố mình để làm gương. Nhiều người vẫn hay nói rằng những người như anh "được sinh ra ở vạch đích", anh có thấy như vậy? Thực ra vạch đích hoàn toàn có thể thay đổi nếu đặt vào những hệ quy chiếu khác nhau. Phần nào có thể nói rằng đúng là tôi có lợi thế hơn nhiều người khác. Nhưng không có nghĩa rằng mình cứ đứng mãi ở đó để tận hưởng. Mà thực tế tôi vẫn cách vạch đích do chính mình đặt ra khá xa. Tôi vẫn đang tiến về phía trước, đặt ra những mục tiêu xa hơn, để có cơ hội bước đi bằng chính đôi chân của mình, ngắm nhìn những cố gắng của riêng mình và đặc biệt là chứng minh bản thân mình.
Ngoài người bố là thần tượng vững chắc trong lòng, anh còn có hai đứa con đáng yêu, vậy anh dung hoà như thế nào giữa công việc và gia đình?
Tôi luôn cố gắng dành nhiều thời gian nhất cho các con. Mỗi sáng thứ giấc đều phải nhìn con, trưa về nhà gặp chúng và tối cũng cố gắng tương tác với các con đến lúc chúng đi ngủ. Tôi cố gắng tạo sự gắn kết với các cháu từ nhỏ để bù đắp toàn bộ tình cảm. Hiện tại thì tôi vẫn thấy rất vui vẻ khi vừa được nỗ lực hết mình cho sự nghiệp, vừa có nguồn động lực rất lớn bên cạnh là các con của mình.
Anh có nghĩ rằng ba Hiển đã tự hào về anh?
Dưới góc nhìn của một người cha có lẽ bố tôi đã cảm thấy tự hào về tôi, nhưng là chủ tịch của một ngân hàng thì có thể khắt khe hơn đòi hỏi tôi phải phấn đấu hơn nữa để sau này ra ngoài ông sẽ tự hào ông là cha của Đỗ Quang Vinh. Người ta sẽ biết đến bầu Hiển là cha của Đỗ Quang Vinh chứ không nhìn nhận Quang Vinh là con của bầu Hiển, đó là một thách thức rất lớn đòi hỏi tôi phải nỗ lực hơn để thay đổi suy nghĩ, tư duy của mọi người.
Xin cảm ơn những chia sẻ của anh!
Link bài gốc: Đỗ Quang Vinh - Tôi muốn thành công của mình tại SHB sẽ được thúc đẩy từ những "cú hích" của mảng bán lẻ!
Đỗ Quang Vinh: Tôi đã có thời gian sinh sống, học tập rồi làm việc cũng khá lâu ở nước ngoài, cũng từng kinh qua nhiều vị trí từ nhân viên ngân hàng đến chủ tịch T&T Mỹ. Đối với tôi, trở về SHB giống như trở về nhà vậy. SHB là tâm huyết bao năm gây dựng của ba tôi, và có lẽ cũng đã đến lúc ngân hàng cần đến tôi, như cần đến thứ gì đó tươi mới, đặc biệt cho mảng bán lẻ.
Đó là lý do tôi đang đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ tại SHB, đồng thời cũng triển khai khá nhiều dự án chuyển đổi số và hiện đại hóa ngân hàng.
Tại sao anh lại chọn bán lẻ và ngân hàng số - những công việc được cho là vô cùng vất vả và nhiều thách thức?
Bán lẻ là công việc vất vả như con mọn. Nhưng tôi nhận thấy việc làm liên quan đến dịch vụ, công nghệ, sự đổi mới hàng ngày rất phù hợp với khả năng của tôi. Bởi lẽ tôi là người hướng ngoại, luôn cập nhật những thứ mới nhất, hiện đại nhất để vừa trải nghiệm những thứ đó, vừa mong muốn đem lại những thứ đó để chia sẻ với mọi người.
Ngoài ra tôi nghĩ mình phù hợp và sẽ giúp SHB nhắm tới lượng khách hàng mới là những người trẻ thành đạt – đối tượng sắp tới đây là khách hàng mục tiêu đối với mảng bán lẻ của SHB, giúp tạo nền tảng khách hàng vững chắc trong tương lai.
Mọi người đều thừa nhận mảng bán lẻ rất khó khăn và những người quản lý mảng này ở các nhà băng hiện tại đều ở thế hệ 7X hoặc đầu 8X giàu kinh nghiệm, nhưng anh lại ở thế hệ cuối 8X thì điều đó liệu có gây nên áp lực?
Chắc chắn khó khăn thì rất nhiều vì mọi người khi có trải nghiệm lâu hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, tiếp cận mảng bán lẻ của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn và tự tin hơn.
Tôi nhận vị trí này thực ra là một khó khăn thách thức, trong đó lớn nhất là phải đấu tranh, cố gắng làm sao để dung hoà giữa tư duy mới của một người trẻ, tiếp cận, làm sao đấu tranh với những người làm ở ngân hàng từ lâu, đóng góp cho ngân hàng từ lâu, có thể từ thế hệ 6X, 7X, và có thể đâu đó còn có tư duy truyền thống hơn về ngành ngân hàng.
Tôi trở về với tư cách là một người được đào tạo ở nước ngoài, làm việc trong môi trường nước ngoài thì việc làm thế nào để mang làn gió mới mà không gây sự phản ứng, xáo trộn với mọi người là điều rất quan trọng. Cho đến hiện tại khi bắt tay vào làm bán lẻ, tôi thấy mình đang làm tốt và khá phù hợp với mảng này.
Theo anh SHB có lợi thế gì để cạnh tranh với các ngân hàng trong hệ thống vốn dĩ đang rất thành công về bán lẻ?
Ngân hàng bán lẻ đang là một sân chơi chứng kiến những hoạt động sôi nổi, mang tính đột phá và cạnh tranh cao giữa các ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Cuộc đua giữa các ngân hàng để mang đến dịch vụ tối ưu cho các khách hàng diễn ra sôi động. Tuy mỗi ngân hàng có những chiến lược phát triển rất khác nhau nhưng đều tập trung vào các hoạt động như: mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện dịch vụ…
SHB hiện có mạng lưới hơn 530 điểm giao dịch khắp cả nước, chi nhánh tại Lào, Campuchia và tới đây là văn phòng đại diện tại Myanmar, đây là lợi thế của ngân hàng.
Chúng tôi cũng đang đẩy mạnh chiến lược cho ra mắt những gói sản phẩm, dịch vụ được "đo ni đóng giày" theo từng nhóm đối tượng. Ngoài hai hoạt động cốt lõi là tiền gửi và tín dụng, các dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, sản phẩm thẻ, chuyển tiền, ngân hàng điện tử, kiều hối, bảo hiểm cũng được các ngân hàng nghiên cứu và đưa ra nhiều chương trình, chính sách theo gói để thu hút các phân khúc khách hàng. Nhiều phân khúc khách hàng đã được chúng tôi thiết kế riêng biệt gói giải pháp đặc trưng và đón nhận các tín hiệu ủng hộ tích cực trên thị trường như Gói SHB Star khách hàng trẻ thành đạt, Gói du học sinh, Gói phân khúc khách hàng hâm mộ thể thao.
Bên cạnh đó, sự am hiểu thị trường trong nước cũng là lợi thế, giúp chúng tôi đưa ra các giải pháp tài chính tổng thể mang tính cá nhân hóa cao tùy theo kỳ vọng lợi nhuận và khẩu vị rủi ro của từng khách hàng.
Anh nghĩ mình sẽ vận dụng những kinh nghiệm ở ngân hàng nước ngoài vào SHB thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Thực ra các ngân hàng Việt Nam đang chạy đua công nghệ rất nhiều. Với những trải nghiệm cùng kinh nghiệm của tôi ở châu Âu và châu Mỹ, các tổ chức ngân hàng dù đi trước ta nhiều năm nhưng những gì họ đang làm cũng vẫn ưu tiên về truyền thống hơn. Họ chưa sử dụng nhiều live bank hoặc các công nghệ quá xa xỉ vì điều đó đồng nghĩa mang lại những rủi ro cho họ.
Hiện tại tôi định hướng SHB theo hướng đó, tức là không chạy đua, không ồ ạt chi tiền cho công nghệ mà tập trung nâng cấp những thứ phù hợp nhất liên quan đến khả năng của mình. Chúng tôi sẽ tìm giải pháp, công nghệ phù hợp với bộ máy của SHB để đưa vào vận hành một cách trôi chảy, hiệu quả, nhằm mục đích cuối cùng là đem đến trải nghiệm mới mẻ nhưng thực sự tiện ích cho khách hàng.
Vậy nếu không chạy đua công nghệ, anh có chiến lược gì để tạo ưu thế cho SHB trong quá trình chuyển đổi số sắp tới?
Không hẳn SHB sẽ không cập nhật những cái mới, chỉ là chúng tôi không chi tiền một cách ồ ạt. Đi sau có lợi thế là chúng tôi được tiếp cận với người đi trước để biết những khó khăn vướng mắc mà họ từng triển khai, từ đó chúng tôi sẽ né được, tiết kiệm được thời gian trong công việc. Tôi nghĩ là chúng tôi dù triển khai sau, nhưng với những gì học hỏi được từ các ngân hàng đi trước, những bài học mà họ đã học được thì SHB tiết kiệm được nhiều thời gian, đuổi kịp họ những giải pháp mới nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất.
Anh có đặt cho mình mục tiêu gì khi lựa chọn cống hiến tại SHB?
Hiện tại thì tôi đang đảm nhiệm khá nhiều vai trò tại các dự án liên quan đến công nghệ số và hiện đại hóa tại SHB. Đương nhiên mục tiêu của tôi cũng sẽ gắn với thành công của những dự án này, mà cụ thể là sẽ phải đong đếm được bằng lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng.
Còn trong tương lai gần, 2020 sẽ là năm bản lề để SHB chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là về chuyển đổi số. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ phát triển thêm nhiều gói sản phẩm chuyên biệt cho từng đối tượng khách hàng cũng như mang lại sự tiện ích trong trải nghiệm mới với khách hàng về thẻ và mobile app.
So với con của chủ tịch ngân hàng khác khi nối nghiệp, anh thấy mình giống và khác gì họ?
Thực ra khó để tìm được các điểm để so sánh. Mặc dù các anh em trong ngành (ý nói đến con của các lãnh đạo ngân hàng nối nghiệp – PV) đều biết tên nhau nhưng hiểu họ và biết chặng đường họ phấn đấu ra sao thì bản thân tôi chưa có cơ hội tiếp xúc. Nhưng thứ mà tôi được thuận lợi hơn so với mọi người là tôi được bố mình dìu dắt sát sao, từ khi ngồi trên ghế nhà trường ông đã định hướng cho tôi, và tôi nhận thức được trong đầu là tôi cần phải làm gì. Tôi không biết những người anh đi trước khi kế nghiệp họ thành công nhờ cái gì, còn tôi tin mình sẽ thành công vì tôi nhìn vào bố mình để làm gương. Nhiều người vẫn hay nói rằng những người như anh "được sinh ra ở vạch đích", anh có thấy như vậy? Thực ra vạch đích hoàn toàn có thể thay đổi nếu đặt vào những hệ quy chiếu khác nhau. Phần nào có thể nói rằng đúng là tôi có lợi thế hơn nhiều người khác. Nhưng không có nghĩa rằng mình cứ đứng mãi ở đó để tận hưởng. Mà thực tế tôi vẫn cách vạch đích do chính mình đặt ra khá xa. Tôi vẫn đang tiến về phía trước, đặt ra những mục tiêu xa hơn, để có cơ hội bước đi bằng chính đôi chân của mình, ngắm nhìn những cố gắng của riêng mình và đặc biệt là chứng minh bản thân mình.
Ngoài người bố là thần tượng vững chắc trong lòng, anh còn có hai đứa con đáng yêu, vậy anh dung hoà như thế nào giữa công việc và gia đình?
Tôi luôn cố gắng dành nhiều thời gian nhất cho các con. Mỗi sáng thứ giấc đều phải nhìn con, trưa về nhà gặp chúng và tối cũng cố gắng tương tác với các con đến lúc chúng đi ngủ. Tôi cố gắng tạo sự gắn kết với các cháu từ nhỏ để bù đắp toàn bộ tình cảm. Hiện tại thì tôi vẫn thấy rất vui vẻ khi vừa được nỗ lực hết mình cho sự nghiệp, vừa có nguồn động lực rất lớn bên cạnh là các con của mình.
Anh có nghĩ rằng ba Hiển đã tự hào về anh?
Dưới góc nhìn của một người cha có lẽ bố tôi đã cảm thấy tự hào về tôi, nhưng là chủ tịch của một ngân hàng thì có thể khắt khe hơn đòi hỏi tôi phải phấn đấu hơn nữa để sau này ra ngoài ông sẽ tự hào ông là cha của Đỗ Quang Vinh. Người ta sẽ biết đến bầu Hiển là cha của Đỗ Quang Vinh chứ không nhìn nhận Quang Vinh là con của bầu Hiển, đó là một thách thức rất lớn đòi hỏi tôi phải nỗ lực hơn để thay đổi suy nghĩ, tư duy của mọi người.
Xin cảm ơn những chia sẻ của anh!
Link bài gốc: Đỗ Quang Vinh - Tôi muốn thành công của mình tại SHB sẽ được thúc đẩy từ những "cú hích" của mảng bán lẻ!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu