TIN MỚI
Trong thời đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều phải đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh hàng ngày. Từ môi trường cho tới thức ăn, thức uống đều chứa hàm lượng độc tố cao khiến cơ thể sinh bệnh. Chưa kể về mặt tinh thần, ai cũng phải đối diện với nhiều căng thẳng khác nhau đến từ cuộc sống, làm ăn, gia đình… Tất cả những nguyên nhân đó sẽ "bào mòn" sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên rất cao.
Tự kiểm tra sức khỏe tại nhà là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm.
Chính vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn quá bận để đi khám thì có thể tự kiểm tra sức khỏe tại nhà bằng 7 cách đơn giản sau, chỉ cần vài phút đã cho ra kết quả chính xác.
1. Kiểm tra cột sống
Để tiến hành bài kiểm tra này, bạn cần chuẩn bị 2 chiếc cân có độ chính xác cao. Sau đó đứng mỗi chân trên 1 chiếc cân và nhìn con số hiển thị.
Nếu con số xuất hiện trên 2 chiếc cân giống nhau hoặc sát nhau thì hãy yên tâm, sức khỏe bạn không có vấn đề gì. Nhưng nếu con số này lệch nhau quá nhiều thì đồng nghĩa là vùng xương hông, vùng đầu và cột sống của bạn đang bị lệch tâm. Nên đi khám sớm để biết thêm những bệnh tiềm ẩn.
Nếu con số trên 2 chiếc cân quá lệch nhau thì cần đi khám sớm kẻo mắc bệnh.
2. Kiểm tra thị giác
Bạn hãy tìm một khung cửa sổ, sau đó nhìn thẳng vào trong 30 giây rồi nhắm mắt lại. Tiếp đó hãy mở mắt trái, nhắm lại rồi mở tiếp mắt phải.
Nếu hình ảnh bạn tiếp nhận bị mờ, không rõ nét và những cạnh cửa không còn song song với nhau… hãy cẩn trọng trước bệnh thoái hóa điểm vàng hoặc suy giảm thị lực. Cần đi khám nhãn khoa kẻo đôi mắt suy yếu thêm.
3. Kiểm tra nội tiết tố
Một trong những "tấm gương" phản chiếu sức khỏe chính là số đo vòng eo của bạn. Để kiểm tra cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, bạn hãy lấy thước dây và đo kích thước vòng eo. Nếu sức khỏe bình thường thì con số này không được vượt quá 86cm với phụ nữ và 101cm với nam giới.
Những người có số đo vòng eo vượt qua ngưỡng này rất dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 5 lần bình thường. Ở Nhật Bản vào năm 2008, chính phủ thậm chí còn ban hành luật lệ cho những ai béo phì phải tham gia các buổi tập đặc biệt để giảm cân.
Phụ nữ nên chú ý không được để vòng eo quá to vì sẽ tăng nguy cơ gây bệnh.
4. Kiểm tra não
Bạn cần chuẩn bị trước 1 tờ giấy, 1 chiếc bút và 1 người hỗ trợ ngồi bên cạnh. Tiếp theo, bạn vẽ ra một chiếc đồng hồ và nhờ bạn của mình nói một khung giờ nào đó. Lấy ví dụ, người kia bảo là 5h10 thì bạn hãy vẽ kim chỉ giờ và kim chỉ phút tương ứng với khung giờ đó.
Bài kiểm tra đơn giản này có thể giúp bạn phát hiện não có đang hoạt động tốt hay không, đồng thời kiểm tra được sự linh hoạt của tay, khả năng nhận thức và thị giác... Lúc này, nếu bạn không thể vẽ được chiếc đồng hồ hay kim phút, kim giờ chính xác thì phải cẩn trọng trước chứng suy giảm nhận thức hoặc mất trí nhớ.
5. Kiểm tra xương
Móng tay tuy nhỏ bé, mỏng manh nhưng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy nên hãy nhìn thật kỹ vào từng móng tay, nếu chúng gồ ghề, dễ nứt vỡ hoặc xuất hiện chấm trắng thì đồng nghĩa cơ thể đang thiếu vitamin B, sắt hoặc là dấu hiệu sớm của chứng loãng xương .
6. Kiểm tra thính giác
Bài kiểm tra này khá đơn giản, bạn chỉ cần cố gắng lắng nghe người khác đang nói gì ở khoảng cách 3-5m, nếu không nghe bất cứ chuyện gì thì thính giác đang suy yếu, cần cẩn thận. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên làm ở những nơi yên tĩnh, không làm ở quán cà phê hoặc nơi đông người vì sẽ cho kết quả sai.
7. Kiểm tra gan
Hãy tìm một chiếc gương lớn có thể thấy bao quát toàn bộ cơ thể, sau đó đứng trước gương và nhìn vùng phía trên bụng.
Lúc này, nếu bụng bạn có một lớp mỡ xuất hiện ở khu vực hông thì cẩn thận mỡ nội tạng xung quanh vùng gan, gây cản trở hoạt động của gan và sinh bệnh gan. Thêm vào đó, những dấu hiệu như vàng mắt, xuất hiện bọng mắt cũng có thể cảnh báo gan đang "kêu cứu".
Theo Brightside
Nếu bạn muốn giảm đau lưng, đừng quên lựa chọn những tư thế ngủ này vào ban đêm
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Đây là những cách giúp bạn tự kiểm tra xem mắt, cột sống, não, gan, xương... có gặp vấn đề trầm trọng hay không
Trong thời đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều phải đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh hàng ngày. Từ môi trường cho tới thức ăn, thức uống đều chứa hàm lượng độc tố cao khiến cơ thể sinh bệnh. Chưa kể về mặt tinh thần, ai cũng phải đối diện với nhiều căng thẳng khác nhau đến từ cuộc sống, làm ăn, gia đình… Tất cả những nguyên nhân đó sẽ "bào mòn" sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên rất cao.
Tự kiểm tra sức khỏe tại nhà là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm.
Chính vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn quá bận để đi khám thì có thể tự kiểm tra sức khỏe tại nhà bằng 7 cách đơn giản sau, chỉ cần vài phút đã cho ra kết quả chính xác.
1. Kiểm tra cột sống
Để tiến hành bài kiểm tra này, bạn cần chuẩn bị 2 chiếc cân có độ chính xác cao. Sau đó đứng mỗi chân trên 1 chiếc cân và nhìn con số hiển thị.
Nếu con số xuất hiện trên 2 chiếc cân giống nhau hoặc sát nhau thì hãy yên tâm, sức khỏe bạn không có vấn đề gì. Nhưng nếu con số này lệch nhau quá nhiều thì đồng nghĩa là vùng xương hông, vùng đầu và cột sống của bạn đang bị lệch tâm. Nên đi khám sớm để biết thêm những bệnh tiềm ẩn.
Nếu con số trên 2 chiếc cân quá lệch nhau thì cần đi khám sớm kẻo mắc bệnh.
2. Kiểm tra thị giác
Bạn hãy tìm một khung cửa sổ, sau đó nhìn thẳng vào trong 30 giây rồi nhắm mắt lại. Tiếp đó hãy mở mắt trái, nhắm lại rồi mở tiếp mắt phải.
Nếu hình ảnh bạn tiếp nhận bị mờ, không rõ nét và những cạnh cửa không còn song song với nhau… hãy cẩn trọng trước bệnh thoái hóa điểm vàng hoặc suy giảm thị lực. Cần đi khám nhãn khoa kẻo đôi mắt suy yếu thêm.
3. Kiểm tra nội tiết tố
Một trong những "tấm gương" phản chiếu sức khỏe chính là số đo vòng eo của bạn. Để kiểm tra cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, bạn hãy lấy thước dây và đo kích thước vòng eo. Nếu sức khỏe bình thường thì con số này không được vượt quá 86cm với phụ nữ và 101cm với nam giới.
Những người có số đo vòng eo vượt qua ngưỡng này rất dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 5 lần bình thường. Ở Nhật Bản vào năm 2008, chính phủ thậm chí còn ban hành luật lệ cho những ai béo phì phải tham gia các buổi tập đặc biệt để giảm cân.
Phụ nữ nên chú ý không được để vòng eo quá to vì sẽ tăng nguy cơ gây bệnh.
4. Kiểm tra não
Bạn cần chuẩn bị trước 1 tờ giấy, 1 chiếc bút và 1 người hỗ trợ ngồi bên cạnh. Tiếp theo, bạn vẽ ra một chiếc đồng hồ và nhờ bạn của mình nói một khung giờ nào đó. Lấy ví dụ, người kia bảo là 5h10 thì bạn hãy vẽ kim chỉ giờ và kim chỉ phút tương ứng với khung giờ đó.
Bài kiểm tra đơn giản này có thể giúp bạn phát hiện não có đang hoạt động tốt hay không, đồng thời kiểm tra được sự linh hoạt của tay, khả năng nhận thức và thị giác... Lúc này, nếu bạn không thể vẽ được chiếc đồng hồ hay kim phút, kim giờ chính xác thì phải cẩn trọng trước chứng suy giảm nhận thức hoặc mất trí nhớ.
5. Kiểm tra xương
Móng tay tuy nhỏ bé, mỏng manh nhưng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy nên hãy nhìn thật kỹ vào từng móng tay, nếu chúng gồ ghề, dễ nứt vỡ hoặc xuất hiện chấm trắng thì đồng nghĩa cơ thể đang thiếu vitamin B, sắt hoặc là dấu hiệu sớm của chứng loãng xương .
6. Kiểm tra thính giác
Bài kiểm tra này khá đơn giản, bạn chỉ cần cố gắng lắng nghe người khác đang nói gì ở khoảng cách 3-5m, nếu không nghe bất cứ chuyện gì thì thính giác đang suy yếu, cần cẩn thận. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên làm ở những nơi yên tĩnh, không làm ở quán cà phê hoặc nơi đông người vì sẽ cho kết quả sai.
7. Kiểm tra gan
Hãy tìm một chiếc gương lớn có thể thấy bao quát toàn bộ cơ thể, sau đó đứng trước gương và nhìn vùng phía trên bụng.
Lúc này, nếu bụng bạn có một lớp mỡ xuất hiện ở khu vực hông thì cẩn thận mỡ nội tạng xung quanh vùng gan, gây cản trở hoạt động của gan và sinh bệnh gan. Thêm vào đó, những dấu hiệu như vàng mắt, xuất hiện bọng mắt cũng có thể cảnh báo gan đang "kêu cứu".
Theo Brightside
Nếu bạn muốn giảm đau lưng, đừng quên lựa chọn những tư thế ngủ này vào ban đêm
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Đây là những cách giúp bạn tự kiểm tra xem mắt, cột sống, não, gan, xương... có gặp vấn đề trầm trọng hay không
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giảm lãi suất 'chìa khoá' thúc đẩy tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xem ngày lành tháng tốt 3/9/2023: Đây là một trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu