KT-XH Đây là căn bệnh giết chết 800.000 người mỗi năm, cứ 100 người thì 5 người bị, chủ yếu là thanh niên trẻ tuổi

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Khi bệnh trầm cảm lần đầu tiên được mọi người biết đến, nó được gọi là "rối loạn đạo đức giả" và là một "căn bệnh thời thượng" được "phát triển" bởi những người trẻ tuổi. Thực ra, trầm cảm không phải là sống đạo đức giả và suy nghĩ quá nhiều, nó là một chứng bệnh rối loạn tâm thần rất phổ biến. Trong số những người bình thường, cứ 100 người thì có 5 người bị trầm cảm.

Lý do tại sao bệnh trầm cảm chưa được coi trọng trong một thời gian dài là căn bệnh tâm thần này phổ biến và thường gặp. Hầu hết mọi người không có biểu hiện khó chịu rõ ràng về thể chất. Họ sẽ bị hiểu nhầm là không chịu được áp lực, hèn nhát, ngang ngược và đạo đức giả. Trong thực tế, những ý nghĩ này là sai.

Bệnh trầm cảm là một bệnh tâm thần, hậu quả nghiêm trọng nhất là bệnh nhân tự tử, trước khi xảy ra hậu quả xấu nhất thì bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi bằng các biện pháp y tế, sau khi điều trị bệnh nhân trầm cảm nhìn chung có thể trở lại sinh hoạt như người bình thường.

Theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có hơn 300 triệu người mắc bệnh trầm cảm và gần 800.000 người mắc bệnh này tự tử mỗi năm. Thống kê tại Trung Quốc cho thấy chỉ 20% người bị trầm cảm đã hoặc đang được điều trị. Bản thân nhiều bệnh nhân và những người xung quanh chưa đủ hiểu biết về bệnh trầm cảm và không quan tâm đúng mức đến bệnh tình của mình.

Hiểu đúng về bệnh trầm cảm


Trước hết, cần phải hiểu rõ rằng trầm cảm là một căn bệnh, chỉ khi đối mặt với căn bệnh mà không định kiến thì mới có thể điều trị và khắc phục một cách hiệu quả.

Các chuyên gia y tế định nghĩa trầm cảm là một hội chứng rối loạn cảm xúc, trong đó mệt mỏi dai dẳng và đột ngột không quan tâm đến những thứ bên ngoài là các biểu hiện chính trong hơn 2 tuần.

Đây là căn bệnh giết chết 800.000 người mỗi năm, cứ 100 người thì 5 người bị, chủ yếu là thanh niên trẻ tuổi - Ảnh 1.


Trầm cảm khác với tâm trạng xấu, đau đớn nói chung. Người bị trầm cảm khó thoát khỏi nó bằng cách tự điều chỉnh. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy tuyệt vọng trong cuộc sống, thậm chí có thể có ý định tự sát và hành vi tự sát. Người bị trầm cảm cũng có thể gặp các triệu chứng như mất ngủ, đau đầu, trí nhớ kém, khó tập trung, khó suy nghĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể kèm theo tiêu chảy, buồn nôn, sụt cân, đau răng, đau cổ tử cung, đau bụng và các khó chịu thể chất khác.

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm vẫn chưa được chắc chắn, nhưng nó chủ yếu liên quan đến áp lực xã hội, di truyền và sự thay đổi cấu trúc sinh lý của cơ thể con người.

Trầm cảm là một bệnh tâm thần phổ biến, bệnh nhân nhẹ có thể phục hồi nhanh chóng nhờ điều trị bằng thuốc và can thiệp tâm lý, bệnh nhân nặng có thể hồi phục sau khi được điều trị toàn diện.

Hiện nay, bệnh trầm cảm đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, nguyên nhân chính là do họ chưa quan tâm đúng mức, nhiều người không muốn thừa nhận mình đang mắc bệnh, người nhà chưa quan tâm đúng mức để điều trị và can thiệp sớm sẽ dẫn đến bi kịch.

3 nhóm người mắc bệnh trầm cảm phổ biến nhất


3 nhóm người sau đây là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm, cần đi khám và điều trị kịp thời ngay khi có triệu chứng.

1. Học sinh, sinh viên

Tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên đang tăng lên qua từng năm, cao nhất là ở sinh viên đại học, thấp hơn ở học sinh cấp 2. Trầm cảm đã trở thành kẻ giết người vô hình đối với sinh viên đại học và là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 2 cho những người trong độ tuổi 15-29.

Đây là căn bệnh giết chết 800.000 người mỗi năm, cứ 100 người thì 5 người bị, chủ yếu là thanh niên trẻ tuổi - Ảnh 2.


Nguyên nhân khiến tỷ lệ trầm cảm ở nhóm sinh viên cao không chỉ do yếu tố di truyền và tình trạng tinh thần mà còn do áp lực từ bên ngoài. Sinh viên đương đại phải đối mặt với áp lực kép từ chuyện học tập, thi cử và các mối quan hệ. Nếu bạn không thể cân bằng những cảm xúc tiêu cực xuất phát từ nhà trường, gia đình và xã hội, bạn sẽ dễ mắc các vấn đề về tâm thần, nhất là trầm cảm.

Theo điều tra và phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc, 1/4 sinh viên đại học thừa nhận bị trầm cảm, có 3 nguyên nhân chính: áp lực học hành, vấn đề xã hội giữa các sinh viên và những vấn đề trong mối quan hệ cá nhân.

2. Phụ nữ sau sinh

Hiện nay, tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh ở Trung Quốc lên tới 10-15%, nhiều sản phụ sẽ bị trầm cảm và lo lắng dai dẳng do thay đổi hormone, cơ thể khó chịu, thiếu ngủ... và hàng loạt tiêu cực cảm xúc sau khi sinh con. Trong những trường hợp nghiêm trọng, họ có thể có xu hướng tự sát và ý định làm hại em bé.

3. Người trẻ nói chung

Sự suy sụp của những người trung niên và cao tuổi chỉ là phút chốc, còn người trẻ phải đối mặt với áp lực kép trong công việc và cuộc sống, có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm nếu không thể tự giải quyết.

Làm thế nào để ngăn ngừa trầm cảm?

Trầm cảm là một bệnh lý tâm thần có tính chất bệnh lý nhất định, có thể gây ra những phiền toái trong cuộc sống. Một số người nghĩ rằng họ bị trầm cảm khi tâm trạng tồi tệ, điều này là sai lầm, để chẩn đoán xem họ có đang bị trầm cảm hay không, họ phải đến bệnh viện và được bác sĩ chẩn đoán.

Y học lâm sàng đã chứng minh rằng trầm cảm có liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp của con người, là cơ quan nội tiết lớn nhất. Nó kiểm soát nhiều chức năng trao đổi chất quan trọng của cơ thể, đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, cân nặng và tâm trạng của con người. Nếu bị rối loạn tuyến giáp, cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, trầm cảm. Do đó, thường xuyên kiểm tra chức năng tuyến giáp để phòng ngừa rối loạn nội tiết là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các bệnh lý suy nhược cơ thể.

Bệnh trầm cảm hiện nay có thể chữa khỏi, tuy rất dễ tái phát nhưng căn bệnh này không phải là bệnh nan y, cũng không phải là bệnh vô phương cứu chữa. Có bệnh thì phải hiểu đúng về nó, điều trị tích cực, dũng cảm chiến đấu, chủ động đón nhận cuộc sống, "để mặt trời xuyên qua bóng tối, soi sáng lại cuộc đời".

Đây là căn bệnh giết chết 800.000 người mỗi năm, cứ 100 người thì 5 người bị, chủ yếu là thanh niên trẻ tuổi - Ảnh 3.


Nguồn và ảnh: Aboluowang, Healthline

Thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày bạn không nên dùng điện thoại vì có thể làm hỏng võng mạc, gây trầm cảm và ung thư

Pháp luật và bạn đọc

Link bài gốc: Đây là căn bệnh giết chết 800.000 người mỗi năm, cứ 100 người thì 5 người bị, chủ yếu là thanh niên trẻ tuổi
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,134
Bài viết
63,353
Thành viên
86,400
Thành viên mới nhất
Han Duong

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN