TIN MỚI
Người ta thường dùng vẻ bên ngoài để phán đoán về lý lịch và năng lực làm việc của một người. Đó là cách đánh giá cá nhân, nghe có vẻ phiến diện, nhưng thực tế lại có nhiều người cư xử như vậy.
Có thể do quán tính, cũng có thể do thói quen. Nhưng tổng kết lại, cách ăn mặc phù hợp sẽ trợ giúp bạn dễ nắm bắt được nhiều cơ hội hơn.
Những người có ngoại hình ưa nhìn thường gặp nhiều thuận lợi hơn
Có hai cô gái cùng xin vào một công ty, nhưng kết quả của hai người có sự khác nhau. Yêu cầu đối với vị trí này là bằng cử nhân và khả năng giao tiếp tốt, cả hai người đều khá lo lắng.
Một người là cô gái xinh đẹp, có tài hùng biện và trí thông minh cảm xúc cao, nhưng khuyết điểm duy nhất của cô là trình độ học vấn ở mức trung bình. Trong khi đó, người còn lại sở hữu tấm bằng đại học danh giá, nhưng nhược điểm là ít nói và có ngoại hình chỉ ở mức bình thường.
Trên lý thuyết, người có bằng đại học danh giá sẽ được trọng dụng hơn, nhưng cô gái xinh đẹp, khéo léo kia mới là người vượt qua vòng tuyển: "Chúng tôi hoan nghênh những người như bạn làm việc trong công ty của chúng tôi". Người phỏng vấn nói.
Ngoại hình là do thượng đế ban tặng, sắc đẹp là một đặc ân, và điều này không thể thay đổi. Những người ưa nhìn dễ nhận được sự giúp đỡ từ người khác, được mọi người ưu ái hơn hoặc thường gặp nhiều may mắn hơn.
Đánh giá bằng vẻ bề ngoài không phải là vô lý. Người ta vẫn thường tin rằng: niềm hạnh phúc biểu hiện khóe mắt; dáng đứng thể hiện tài năng, dáng đi thể hiện sự tự tin; trang phục thể hiện thẩm mỹ, và kiểu tóc thể hiện cá tính; sự nghiệp phụ thuộc vào đôi tay, … Và những điều này không phải không có cơ sở.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Nhà văn Nhật Bản Souichi Otaku từng nói: "Vẻ ngoài của một người cũng là bản lý lịch". Ưa nhìn dễ mến không chỉ là làn da đẹp mà còn là cách nói chuyện hóm hỉnh, phong thái tự tin và khí chất tao nhã. Diện mạo và khí chất của con người bạn có thể là hiện sinh cho những cuốn sách bạn đã đọc, con đường bạn đã đi, cuộc sống bạn đang sống và sẽ sống như thế nào.
Ăn mặc phù hợp, giúp giảm "định kiến" của đối phương
Trong bộ phim truyền hình "Bác sĩ House" của Mỹ, có một đoạn như sau:
Sau khi trải qua một loạt biến cố, bác sĩ M đã vội vã đến bệnh viện trong tâm trạng thấp thỏm vào buổi sáng.
Vừa định sang đường, anh bất ngờ nghe thấy tiếng người bên hướng đường ngược chiều đang kêu cứu. M vội chạy đến thì thấy cạnh người con gái kêu cứu, là bà mẹ đang ngất xỉu.
Lúc này, một đồng nghiệp của M tình cờ đi ngang qua. Thấy đồng nghiệp của M ăn mặc chuyên nghiệp hơn, cô con gái chỉ đồng ý để người đồng nghiệp giúp đỡ. Nhưng kết quả, người mẹ đã mất.
Xét thực tế, M có năng lực cao hơn, có thể cứu sống người mẹ, nhưng cô con gái vì đánh giá qua vẻ bề ngoài mà dẫn đến kết cục bi thảm.
Nếu bạn là cô gái ấy, có khi cũng sẽ đưa ra lựa chọn tương tự. Chúng ta thường tin vào những gì mình thấy. Điều này được gọi là "Nhận dạng khuôn mẫu".
Trong quá trình thích nghi với xã hội, chúng ta tiếp thu nhiều thông tin mới mỗi ngày, và mắt chính là thứ để "nhận dạng" nhanh nhất!
Thường người ta sẽ nhìn vào những người mặc vest công sở sang trọng để khen "một người chuyên nghiệp, ưu tú", chứ hiếm ai nhìn vào những người ăn mặc xuề xòa để khen câu đó. Hầu như là không!
Vẻ bề ngoài có thể xác định thu nhập và điều kiện sống
Một ông chủ người Hàn Quốc xuất thân từ một gia đình nghèo. Khi còn trẻ, vào một ngày đang đi trên đường, anh bị thu hút bởi một bộ đồ trong cửa hàng bán đồ vest. Vì quá thích bộ đồ đó nên anh bước vào cửa hàng, kêu người phục vụ cho mặc thử bộ đồ này, rồi soi gương xem và rất ưng ý. Anh muốn mua bộ đồ này, nhưng khi nhìn vào bảng giá, anh ấy lưỡng lự: Bộ đồ có giá 1,2 triệu won. Anh chưa bao giờ mua những bộ quần áo đắt tiền như vậy, lúc đó trong tay anh chỉ có đúng 1,2 triệu won.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Cuộc chiến nội tâm trong anh nổi dậy:
- Đừng mua, mình còn trẻ và còn cơ hội quay lại lần sau. Nếu bây giờ xuống tiền thì tối nay sẽ ăn gì, ở đâu với không đồng trong tay?
- Mua đi, tiền thì còn kiếm được, nhưng bộ quần áo phù hợp thế này sẽ không biết tìm ở đâu nữa.
Sau một hồi đấu tranh căng thẳng, cuối cùng anh đã mua bộ đồ này.
Tối hôm đó, để có chỗ ở, anh nghĩ ra một cách, anh nói với ông chủ nhà ở: "Ông chủ, tôi ra ga đón 3 khách đến đây, ông cho tôi ở lại thêm một đêm được không?" Ông chủ đồng ý. Không ngờ đêm hôm đó anh lại đưa được 30 khách về quán.
Mặc bộ đồ này, anh không chỉ kiếm thêm được một đêm ăn ở mà còn thu thêm tiền đưa đón khách, an tâm cho những lần đi du lịch tiếp theo. Khi anh ấy ăn mặc bình thường, không ai tin anh ấy; khi anh ấy mặc vest và giày da, không ai từ chối anh ấy.
Schopenhauer cho rằng: "Diện mạo thể hiện và tiết lộ toàn bộ vận mệnh của con người". Vẻ bề ngoài là một phép thuật kỳ diệu. Một báo cáo khảo sát có kết quả rằng những người có diện mạo đẹp thường có thu nhập cao hơn những người có diện mạo kém hơn.
Bởi vậy, chúng ta không nên trách móc xã hội hay đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài. Khi nhìn một người hay một sự vật, điều đầu tiên chúng ta thấy là ngoại hình. Vậy nên, hãy quan tâm đến diện mạo của mình. Ngoại hình lịch sự, trang phục gọn gàng, ăn nói tao nhã… đều là những "chìa khóa vàng" giúp cho cuộc sống của bạn gặp nhiều cơ hội hơn.
Theo Aboluowang
Chán công việc ổn định, tôi nghỉ việc đi làm môi giới nhà đất: Mua hàng loạt không cần biết đắt rẻ, hết sốt đất vẫn sống ung dung nhờ điều này
Link bài gốc: Đầu tư cho ngoại hình cũng là cách gia tăng thu nhập: Vẻ ngoài chỉn chu chính một lợi thế
Người ta thường dùng vẻ bên ngoài để phán đoán về lý lịch và năng lực làm việc của một người. Đó là cách đánh giá cá nhân, nghe có vẻ phiến diện, nhưng thực tế lại có nhiều người cư xử như vậy.
Có thể do quán tính, cũng có thể do thói quen. Nhưng tổng kết lại, cách ăn mặc phù hợp sẽ trợ giúp bạn dễ nắm bắt được nhiều cơ hội hơn.
Những người có ngoại hình ưa nhìn thường gặp nhiều thuận lợi hơn
Có hai cô gái cùng xin vào một công ty, nhưng kết quả của hai người có sự khác nhau. Yêu cầu đối với vị trí này là bằng cử nhân và khả năng giao tiếp tốt, cả hai người đều khá lo lắng.
Một người là cô gái xinh đẹp, có tài hùng biện và trí thông minh cảm xúc cao, nhưng khuyết điểm duy nhất của cô là trình độ học vấn ở mức trung bình. Trong khi đó, người còn lại sở hữu tấm bằng đại học danh giá, nhưng nhược điểm là ít nói và có ngoại hình chỉ ở mức bình thường.
Trên lý thuyết, người có bằng đại học danh giá sẽ được trọng dụng hơn, nhưng cô gái xinh đẹp, khéo léo kia mới là người vượt qua vòng tuyển: "Chúng tôi hoan nghênh những người như bạn làm việc trong công ty của chúng tôi". Người phỏng vấn nói.
Ngoại hình là do thượng đế ban tặng, sắc đẹp là một đặc ân, và điều này không thể thay đổi. Những người ưa nhìn dễ nhận được sự giúp đỡ từ người khác, được mọi người ưu ái hơn hoặc thường gặp nhiều may mắn hơn.
Đánh giá bằng vẻ bề ngoài không phải là vô lý. Người ta vẫn thường tin rằng: niềm hạnh phúc biểu hiện khóe mắt; dáng đứng thể hiện tài năng, dáng đi thể hiện sự tự tin; trang phục thể hiện thẩm mỹ, và kiểu tóc thể hiện cá tính; sự nghiệp phụ thuộc vào đôi tay, … Và những điều này không phải không có cơ sở.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Nhà văn Nhật Bản Souichi Otaku từng nói: "Vẻ ngoài của một người cũng là bản lý lịch". Ưa nhìn dễ mến không chỉ là làn da đẹp mà còn là cách nói chuyện hóm hỉnh, phong thái tự tin và khí chất tao nhã. Diện mạo và khí chất của con người bạn có thể là hiện sinh cho những cuốn sách bạn đã đọc, con đường bạn đã đi, cuộc sống bạn đang sống và sẽ sống như thế nào.
Ăn mặc phù hợp, giúp giảm "định kiến" của đối phương
Trong bộ phim truyền hình "Bác sĩ House" của Mỹ, có một đoạn như sau:
Sau khi trải qua một loạt biến cố, bác sĩ M đã vội vã đến bệnh viện trong tâm trạng thấp thỏm vào buổi sáng.
Vừa định sang đường, anh bất ngờ nghe thấy tiếng người bên hướng đường ngược chiều đang kêu cứu. M vội chạy đến thì thấy cạnh người con gái kêu cứu, là bà mẹ đang ngất xỉu.
Lúc này, một đồng nghiệp của M tình cờ đi ngang qua. Thấy đồng nghiệp của M ăn mặc chuyên nghiệp hơn, cô con gái chỉ đồng ý để người đồng nghiệp giúp đỡ. Nhưng kết quả, người mẹ đã mất.
Xét thực tế, M có năng lực cao hơn, có thể cứu sống người mẹ, nhưng cô con gái vì đánh giá qua vẻ bề ngoài mà dẫn đến kết cục bi thảm.
Nếu bạn là cô gái ấy, có khi cũng sẽ đưa ra lựa chọn tương tự. Chúng ta thường tin vào những gì mình thấy. Điều này được gọi là "Nhận dạng khuôn mẫu".
Trong quá trình thích nghi với xã hội, chúng ta tiếp thu nhiều thông tin mới mỗi ngày, và mắt chính là thứ để "nhận dạng" nhanh nhất!
Thường người ta sẽ nhìn vào những người mặc vest công sở sang trọng để khen "một người chuyên nghiệp, ưu tú", chứ hiếm ai nhìn vào những người ăn mặc xuề xòa để khen câu đó. Hầu như là không!
Vẻ bề ngoài có thể xác định thu nhập và điều kiện sống
Một ông chủ người Hàn Quốc xuất thân từ một gia đình nghèo. Khi còn trẻ, vào một ngày đang đi trên đường, anh bị thu hút bởi một bộ đồ trong cửa hàng bán đồ vest. Vì quá thích bộ đồ đó nên anh bước vào cửa hàng, kêu người phục vụ cho mặc thử bộ đồ này, rồi soi gương xem và rất ưng ý. Anh muốn mua bộ đồ này, nhưng khi nhìn vào bảng giá, anh ấy lưỡng lự: Bộ đồ có giá 1,2 triệu won. Anh chưa bao giờ mua những bộ quần áo đắt tiền như vậy, lúc đó trong tay anh chỉ có đúng 1,2 triệu won.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Cuộc chiến nội tâm trong anh nổi dậy:
- Đừng mua, mình còn trẻ và còn cơ hội quay lại lần sau. Nếu bây giờ xuống tiền thì tối nay sẽ ăn gì, ở đâu với không đồng trong tay?
- Mua đi, tiền thì còn kiếm được, nhưng bộ quần áo phù hợp thế này sẽ không biết tìm ở đâu nữa.
Sau một hồi đấu tranh căng thẳng, cuối cùng anh đã mua bộ đồ này.
Tối hôm đó, để có chỗ ở, anh nghĩ ra một cách, anh nói với ông chủ nhà ở: "Ông chủ, tôi ra ga đón 3 khách đến đây, ông cho tôi ở lại thêm một đêm được không?" Ông chủ đồng ý. Không ngờ đêm hôm đó anh lại đưa được 30 khách về quán.
Mặc bộ đồ này, anh không chỉ kiếm thêm được một đêm ăn ở mà còn thu thêm tiền đưa đón khách, an tâm cho những lần đi du lịch tiếp theo. Khi anh ấy ăn mặc bình thường, không ai tin anh ấy; khi anh ấy mặc vest và giày da, không ai từ chối anh ấy.
Schopenhauer cho rằng: "Diện mạo thể hiện và tiết lộ toàn bộ vận mệnh của con người". Vẻ bề ngoài là một phép thuật kỳ diệu. Một báo cáo khảo sát có kết quả rằng những người có diện mạo đẹp thường có thu nhập cao hơn những người có diện mạo kém hơn.
Bởi vậy, chúng ta không nên trách móc xã hội hay đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài. Khi nhìn một người hay một sự vật, điều đầu tiên chúng ta thấy là ngoại hình. Vậy nên, hãy quan tâm đến diện mạo của mình. Ngoại hình lịch sự, trang phục gọn gàng, ăn nói tao nhã… đều là những "chìa khóa vàng" giúp cho cuộc sống của bạn gặp nhiều cơ hội hơn.
Theo Aboluowang
Chán công việc ổn định, tôi nghỉ việc đi làm môi giới nhà đất: Mua hàng loạt không cần biết đắt rẻ, hết sốt đất vẫn sống ung dung nhờ điều này
Link bài gốc: Đầu tư cho ngoại hình cũng là cách gia tăng thu nhập: Vẻ ngoài chỉn chu chính một lợi thế
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: “Nhà đầu tư nên cân nhắc mua bất động...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lên mạng tham gia lớp học đầu tư, ông cụ 70 tuổi bị...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vụ giao đất không đấu giá: Mường Thanh Quảng Nam đã...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu