KT-XH Chuyện về những người có dòng máu "quý hiếm hơn vàng ròng": Cuộc sống luôn đầy rủi ro nhưng chưa bao giờ ngần ngại hiến máu cứu người

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Máu có chức năng đưa oxy tới mọi tế bào và mô trong cơ thể con người. Nếu mất một lượng lớn máu vì tai nạn hay phẫu thuật, chúng ta sẽ cần truyền máu. Vì thế, có hàng trăm triệu người đến các trung tâm hiến máu, và hàng nghìn phương tiện vận chuyển máu đến các trung tâm xử lý và bệnh viện trên khắp thế giới.

Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu máu ai cũng giống nhau. Tuy nhiên, thế giới hiện có khoảng 40 nhóm máu khác nhau với hơn 600 loại kháng nguyên - các phân tử kích hoạt sản xuất một số protein chuyên biệt gọi là kháng thể. Sự thiếu vắng một số kháng nguyên nhất định sẽ xác định nhóm máu của một người. Việc truyền và nhận nhóm máu không tương thích có thể kích hoạt phản ứng hệ miễn dịch, gây nguy hiểm chết người.

Theo Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ, một nhóm máu được coi là “hiếm” khi nó xuất hiện với tỷ lệ ít hơn 1/1.000 người. Vì không phải ai cũng có nên “máu hiếm” hiếm khi cần tới. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đang cần máu hiếm gấp, việc tìm người hiến chẳng khác nào chạy đua với thời gian.

Những người sở hữu nhóm máu hiếm nhất thế giới, được ví quý như vàng: Cuộc sống luôn đầy rủi ro, nhưng chưa bao giờ ngần ngại hiến máu cứu người - Ảnh 1.

Loại máu được ví với “vàng ròng” chỉ 43 người có


Hơn 40 năm trước, cậu bé 10 tuổi Thomas đã tới Bệnh viện Đại học Geneva (Thụy Sĩ) để điều trị một chấn thương nhỏ. Tại đây, các bác sĩ phát hiện một điều kỳ lạ: cậu không sở hữu bất cứ kháng nguyên nào thuộc nhóm Rhesus.

Trên thế giới có 35 hệ thống nhóm máu; hệ thống Rh (Rhesus) là lớn nhất với 61 kháng nguyên. Trong số các kháng nguyên Rh, kháng nguyên D là quan trọng nhất. Ai thiếu kháng nguyên D sẽ có nhóm máu Rh-.

Nếu thiếu tất cả kháng nguyên Rh như Thomas, đó là nhóm máu Rh-null. Nhóm máu này quý hiếm đến mức được ví như “vàng ròng”. Hiện nay trên thế giới, chỉ có 43 người sở hữu nhóm máu Rh-null được ghi nhận trên toàn thế giới.

Sở hữu nhóm máu hiếm có thể truyền cho bất cứ ai thuộc nhóm Rh-, Thomas có thể cứu sống vô số mạng người. Tuy nhiên, nếu bản thân cần máu, anh chỉ có thể nhận từ nhóm Rh-null. Ngoài Thomas, chỉ có khoảng 9 người thuộc nhóm Rh-null đồng ý hiến máu. Họ sống ở những nơi khác nhau trên thế giới như Brazil, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Ireland.

Nhóm máu “vàng ròng” này cũng khiến cuộc sống của Thomas bị đảo lộn. Khi còn bé, anh không được đi dự trại hè vì bố mẹ lo anh gặp tai nạn. Lớn lên, anh luôn phải lái xe cẩn trọng và chẳng bao giờ đi du lịch tới những nơi không có bệnh viện hiện đại. Thomas luôn mang bên người tấm card có thông tin về nhóm máu Rh-null của mình.

Những người sở hữu nhóm máu hiếm nhất thế giới, được ví quý như vàng: Cuộc sống luôn đầy rủi ro, nhưng chưa bao giờ ngần ngại hiến máu cứu người - Ảnh 2.


“Tôi cảm thấy may mắn khi không mắc chứng máu khó đông ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Tôi cũng vui khi biết mình sở hữu loại máu đặc biệt này. Bác sĩ bảo tôi có thể kết hôn và sinh con như bình thường, vậy nên tôi rất hạnh phúc”, Thomas cho biết.

Bất lợi duy nhất của những người như Thomas là họ có thể bị thiếu máu nhẹ. Đây cũng là lý do anh được khuyên chỉ nên hiến máu 2 lần/năm. Thomas thậm chí còn được miễn nghĩa vụ quân sự bởi việc này quá nguy hiểm.

Sở hữu nhóm máu quý như vàng ròng, Thomas hạnh phúc khi có thể giúp nhiều người sống sót. Hàng năm, anh vẫn xin nghỉ phép 1-2 ngày, tự bỏ tiền túi lái xe sang Pháp để hiến máu cứu người.

Những túi máu hiếm vận chuyển qua 7.000 km


Năm 2013, Walter Udoeyop - một nhân viên tư vấn y tế tại Mỹ - nhận được lá thư từ người bạn cũ ở Nigeria. Bà Francisca Akata (70 tuổi) - mẹ người bạn - có một khối u ở tim cần phẫu thuật.

Sau vài lần kêu gọi quyên góp từ bạn bè khắp nơi trên thế giới, Francisca có đủ tiền bay tới UAE để làm phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ tại đây phát hiện ra, bà sở hữu nhóm máu hiếm thuộc về 0,2% người da trắng: Lutheran B-. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi nhóm máu của người phụ nữ này là O-, một nhóm máu không quá phổ biến.

Sự kết hợp hiếm có này khiến việc tìm nguồn máu phẫu thuật cho Francisca trở nên khó khăn, gần như bất khả thi.

Việc vận chuyển máu hiếm giữa các quốc gia không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều thủ tục phức tạp. Chi phí cho việc này khá đắt đỏ, và máu phải luôn được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C. Chưa kể, không phải người nào sở hữu nhóm máu hiếm tương thích cũng đủ khả năng hiến hoặc liên lạc được.

Sau nhiều ngày vất vả liên lạc giữa các tổ chức và bệnh viện ở châu Mỹ, châu Âu và châu Phi, Walter cuối cùng cũng tìm ra cách giúp mẹ bạn mình.

Những người sở hữu nhóm máu hiếm nhất thế giới, được ví quý như vàng: Cuộc sống luôn đầy rủi ro, nhưng chưa bao giờ ngần ngại hiến máu cứu người - Ảnh 3.


Thông qua Phòng thí nghiệm Tham chiếu Nhóm máu Quốc tế (IBGRL), anh đã xác định được khoảng 550 người thuộc nhóm máu O-/Lutheran B- trên toàn thế giới. 400 người trong số đó hiện đang sống ở Anh, thuận tiện cho việc chuyển máu tới Cameroon - nơi bệnh nhân đang chờ.

James là 1 trong số 6 người đã hiến máu cho Francisca. Đây là lần thứ 104 ông hiến máu cứu người. Sở hữu nhóm máu hiếm, ông đã quen với việc được gọi đi hiến máu cho bệnh nhân ở nhiều quốc gia khác nhau. James cho biết, ông không ngại “đi bộ tới bệnh viện địa phương và hiến máu cho ai đó ở Hà Lan”. Tuy nhiên, lần này ông có chút ngạc nhiên khi biết máu mình sẽ được chuyển tới tận Cameroon - nơi cách Anh 7.000 km.

Ca phẫu thuật của Francisca đã diễn ra thành công. Walter vẫn còn ngỡ ngàng trước nỗ lực của biết bao con người từ 3 châu lục khác nhau - tất cả chỉ để cứu một mạng sống. “Giống như người chăn cừu bỏ lại 99 con để đuổi theo một con lạc đàn vậy”, anh nói.

Người đàn ông cứu sống 2,4 triệu đứa trẻ sơ sinh trong 60 năm


James Harrison - sinh năm 1963 tại Úc - được mệnh danh là “Người đàn ông có cánh tay vàng”. Trong suốt 60 năm cuộc đời, tuần nào ông cũng đi hiến máu và chỉ chịu “nghỉ hưu” khi cách đây 2 năm.

Theo Hội Chữ thập đỏ Australia, James đã cứu sống hơn 2,4 triệu đứa trẻ tại quốc gia này bằng máu của mình. Kể từ năm 18 tuổi, số lần ông hiến máu đã vượt qua con số 1.000.

James là 1 trong 50 người tại Australia sở hữu nhóm máu đặc biệt chứa kháng thể chữa được bệnh Rhesus (huyết tán trẻ sơ sinh). Đây là một biến chứng có thể xảy ra khi người phụ nữ có nhóm máu Rh- mang thai em bé trong bụng có nhóm máu Rh+. Đứa trẻ sẽ có nguy cơ bị tổn thương não, thậm chí là tử vong.

Những người sở hữu nhóm máu hiếm nhất thế giới, được ví quý như vàng: Cuộc sống luôn đầy rủi ro, nhưng chưa bao giờ ngần ngại hiến máu cứu người - Ảnh 4.


Năm 14 tuổi, James trải qua một cuộc phẫu thuật ngực lớn và được truyền máu từ người lạ. Kể từ đó, James quyết định sẽ hiến máu cứu người khi đủ tuổi.

Những giọt máu quý giá của James cũng giúp ông cứu sống con gái và cháu trai mình. “Kết quả là cháu trai thứ hai của tôi ra đời khỏe mạnh. Tôi vui vì mình không chỉ cứu cháu mà còn cứu được nhiều người khác nữa”.

Nhờ hành động nhân ái của mình, James được người dân Australia coi như một vị anh hùng. “Đó là điều tôi có thể làm. Đó là một trong số những tài năng của tôi - hoặc là tài năng duy nhất: trở thành người hiến máu”, ông nói.

Sản phụ mang nhóm máu Bombay


Vào năm 2017, một sản phụ đến sinh con thứ hai tại Bệnh viện Chennai (Ấn Độ) đã được phát hiện thuộc nhóm máu hiếm Bombay. Cô chỉ có thể nhận máu từ những người thuộc cùng nhóm máu.

May mắn thay, Aditya Hegde - một chuyên viên tài chính từ Bengaluru - đã tới truyền máu cho sản phụ trên. Ngay khi nghe tin, anh đã không ngần ngại đặt vé tàu và đến thẳng bệnh viện.

Nhóm máu này được phát hiện lần đầu tiên tại Mumbai (Ấn Độ) vào năm 1952. Khi ấy, một người nhóm máu O xảy ra phản ứng ngưng kết với một nhóm máu O khác. Các nhà khoa học phát hiện, người này mang kiểu gen hh, tuy thuộc nhóm máu O nhưng không có kháng nguyên H.

Những người sở hữu nhóm máu hiếm nhất thế giới, được ví quý như vàng: Cuộc sống luôn đầy rủi ro, nhưng chưa bao giờ ngần ngại hiến máu cứu người - Ảnh 5.


Aditya Hegde


Tại Ấn Độ, cứ 10.000 người chỉ có 1 cá nhân mang nhóm máu hiếm Bombay. Tỷ lệ này tại châu Âu thậm chí chỉ còn 1/1.000.000 người.

Sở hữu nhóm máu hiếm quý giá, Aditya đã hiến máu 55 lần kể từ năm 2000. Anh không chỉ giúp các bệnh nhân trong nước mà còn cả người cùng nhóm máu hiếm ở tận Pakistan, Malaysia hay Sri Lanka. Hành động nghĩa hiệp của Adiya đã cứu sống rất nhiều người, từ bệnh nhân ung thư cho đến sản phụ.

Đôi khi, Aditya cũng cảm thấy lo sợ. “Đây là một nhóm máu hiếm. Tôi tự hỏi chuyện sẽ xảy ra nếu tôi cần máu khẩn cấp”, anh tâm sự.

Tuy nhiên, Aditya nhanh chóng lạc quan trở lại. “Khi bắt đầu hiến máu cách đây 17 năm, tôi không biết mình có nhóm máu Bombay. Phải đến năm 2004, tôi mới biết mình không có kháng nguyên H. Tôi chưa từng nghĩ hiến máu sẽ trở thành nhiệm vụ của mình. Đó chỉ đơn giản là điều tôi muốn làm và dự định sẽ làm lâu nhất có thể”.

(Theo Mosaic, CNN, The News Minute)

Lời cảnh tỉnh của nữ y tá có cha qua đời vì bệnh xơ gan do rượu: Những triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở nơi ít ai để ý

Theo Trí thức trẻ

Link bài gốc: Chuyện về những người có dòng máu "quý hiếm hơn vàng ròng": Cuộc sống luôn đầy rủi ro nhưng chưa bao giờ ngần ngại hiến máu cứu người
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,158
Bài viết
63,377
Thành viên
86,403
Thành viên mới nhất
symonenkoinfo1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN