TIN MỚI
Chiều 16/10, Huế mưa to trắng trời. Nước sông bồ chạy qua trước căn nhà 3 gian cũ kĩ của ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền đục ngầu.
Từ khi biết tin ông Bình là một trong số 13 người hy sinh trong đoàn cứu hộ Rào Trăng 3 tại tiểu khu 67 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế), cả xóm nhỏ bao trùm bầu không khí đau buồn, xót xa bởi những niềm tiếc thương.
Rất đông hàng xóm đang phụ giúp dựng lán để lo công việc cho gia đình ông Bình.
Rất đông hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp của ông đã dựng rạp, xếp bàn ghế chuẩn bị "đón" ông về. Căn nhà 3 gian cũ kỹ với nhiều vết loang lổ vì thấm nước ở góc tường, khung cửa, là nơi ông sống cùng vợ con, mẹ già.
Anh Hoàng Thế Hùng, Phó Giám đốc Văn phòng Đăng kí đất đai huyện Phong Điền, cho biết ông Bình và gia đình sống rất giản dị, suốt bao năm làm việc ở huyện, vợ chồng ông Bình cùng mẹ già và 2 đứa con vẫn ở trong căn nhà 3 gian cấp 4 xây từ những năm 1980. Ngoài giường, tủ, ghế và chiếc tivi lâu đời, trong nhà chẳng có đồ vật gì giá trị.
Người thân chuẩn bị hậu sự cho ông.
"Tôi đã làm việc với anh Bình 4 năm nay, anh là người lãnh đạo vì dân, quan tâm anh em đồng nghiệp và rất hiền lành, giản dị. Trong công việc, anh là một người lãnh đạo nhiệt huyết, nguyên tắc, nhưng trong cuộc sống anh là một người anh thân thương, chỉ dạy rất nhiều cho các anh em" - anh Hùng chia sẻ.
Càng về tối, Huế càng mưa lớn. Bạn bè, người thân, hàng xóm ngồi xúm lại từng góc trong sân nhà, những câu chuyện, những kí ức về người chủ tịch huyện giản dị cứ tuôn ra theo từng câu kể đầy thương tiếc của họ.
Anh Hùng nhớ lại cách đây ít hôm trước, trời Huế mưa như thác đổ trong hai ngày liền, nước dâng cao ngập sâu các xóm làng ven sông Ô Lâu, ông Bình cùng đoàn cứu trợ ngược dòng lũ dữ đi trao quà khẩn cấp đến bà con.
"Khi đó nhà anh nước đã ngập vào ngang đầu gối, chưa kịp kê lại đồ đạc, anh chỉ kịp dặn vợ con mấy câu rồi vội vàng rời đi cùng đoàn cứu trợ để lo cho bà còn. Chuyến đi cũng gặp nhiều khó khăn sóng gió khi nước sông chảy xiết. Nhưng anh luôn cần mẫn, xông pha vào nơi khó nhất, không nề hà bất cứ việc gì" - anh Hùng kể.
Ông Bình (bên trái) đi cứu trợ bà con vùng lũ trước khi gặp nạn.
Trò chuyện cùng PV, ông Tiến, hàng xóm của ông Bình cho biết, trong những ngày mưa lũ, ông chỉ biết ông Bình đi công tác, tham gia chỉ đạo hoạt động cứu hộ lũ lụt trên địa bàn. Trên tivi thường xuyên xuất hiện những thông tin về sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3, nhưng ông vẫn chưa biết người hàng xóm thân thiết của mình gặp nạn.
“Đến trưa 13/10, khi tôi đang dọn dẹp nhà cửa thì con tôi bảo đêm qua chú Bình gặp nạn. Tôi giật mình vội chạy sang nhà chú Bình hỏi thăm ngay, vì không tin chuyện đó là thật. Nó sống tốt thế mà, sao số phận hẩm hiu thế...” - ông Tiến nghẹn giọng.
Ngồi trước sân ngôi nhà nhỏ cùng một số người thân khác, một người cháu họ của ông Bình cho biết, ông Bình là con trai duy nhất trong gia đình có 3 chị em. Trước khi gặp nạn, ông Bình ở chung với người mẹ già hơn 70 tuổi, cùng vợ và 2 con gái còn đang học cấp 2.
Trước ngày lũ về, biết phải đi làm nhiệm vụ nơi nguy hiểm nên ông Bình đã giao việc chăm sóc mẹ già cho vợ con. Còn ông khoác ba lô cùng các chiến sĩ bộ đội đi cứu hộ ở Rào Trăng 3 xuyên đêm. Nào ngờ, đó cũng là đêm định mệnh, tai ương ập xuống khi họ đang dừng chân trong đêm tại tiểu khu 67.
Bạn bè, hàng xóm tập trung lo hậu sự cho ông Bình.
Ban đầu, cả nhà giấu mẹ ông Bình việc con trai bà mất liên lạc, mọi người mong mỏi sẽ có phép màu giúp ông trở về. Nhưng phép màu đã không tới...
"Hôm qua có 2 bác sĩ đưa bà vô Bệnh viện Quân y, sau khi nghe tin Bình mất bà đã ngất xỉu. Sau đó chúng tôi phải chuyển bà lên Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 1. Bà vẫn chưa tin đó là sự thật", ông người thân của ông Bình kể lại.
Được biết, ông Nguyễn Văn Bình vừa nhận chức Chủ tịch huyện Phong Điền chưa được bao lâu thì xảy ra chuyện.
Người thân khóc nghẹn, ngóng chờ tin chồng con trước lối vào Rào Trăng 3
Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc: Chủ tịch huyện Phong Điền gặp nạn ở Rào Trăng 3, người mẹ già chưa tin đó là sự thật
Chiều 16/10, Huế mưa to trắng trời. Nước sông bồ chạy qua trước căn nhà 3 gian cũ kĩ của ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền đục ngầu.
Từ khi biết tin ông Bình là một trong số 13 người hy sinh trong đoàn cứu hộ Rào Trăng 3 tại tiểu khu 67 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế), cả xóm nhỏ bao trùm bầu không khí đau buồn, xót xa bởi những niềm tiếc thương.
Rất đông hàng xóm đang phụ giúp dựng lán để lo công việc cho gia đình ông Bình.
Rất đông hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp của ông đã dựng rạp, xếp bàn ghế chuẩn bị "đón" ông về. Căn nhà 3 gian cũ kỹ với nhiều vết loang lổ vì thấm nước ở góc tường, khung cửa, là nơi ông sống cùng vợ con, mẹ già.
Anh Hoàng Thế Hùng, Phó Giám đốc Văn phòng Đăng kí đất đai huyện Phong Điền, cho biết ông Bình và gia đình sống rất giản dị, suốt bao năm làm việc ở huyện, vợ chồng ông Bình cùng mẹ già và 2 đứa con vẫn ở trong căn nhà 3 gian cấp 4 xây từ những năm 1980. Ngoài giường, tủ, ghế và chiếc tivi lâu đời, trong nhà chẳng có đồ vật gì giá trị.
Người thân chuẩn bị hậu sự cho ông.
"Tôi đã làm việc với anh Bình 4 năm nay, anh là người lãnh đạo vì dân, quan tâm anh em đồng nghiệp và rất hiền lành, giản dị. Trong công việc, anh là một người lãnh đạo nhiệt huyết, nguyên tắc, nhưng trong cuộc sống anh là một người anh thân thương, chỉ dạy rất nhiều cho các anh em" - anh Hùng chia sẻ.
Càng về tối, Huế càng mưa lớn. Bạn bè, người thân, hàng xóm ngồi xúm lại từng góc trong sân nhà, những câu chuyện, những kí ức về người chủ tịch huyện giản dị cứ tuôn ra theo từng câu kể đầy thương tiếc của họ.
Anh Hùng nhớ lại cách đây ít hôm trước, trời Huế mưa như thác đổ trong hai ngày liền, nước dâng cao ngập sâu các xóm làng ven sông Ô Lâu, ông Bình cùng đoàn cứu trợ ngược dòng lũ dữ đi trao quà khẩn cấp đến bà con.
"Khi đó nhà anh nước đã ngập vào ngang đầu gối, chưa kịp kê lại đồ đạc, anh chỉ kịp dặn vợ con mấy câu rồi vội vàng rời đi cùng đoàn cứu trợ để lo cho bà còn. Chuyến đi cũng gặp nhiều khó khăn sóng gió khi nước sông chảy xiết. Nhưng anh luôn cần mẫn, xông pha vào nơi khó nhất, không nề hà bất cứ việc gì" - anh Hùng kể.
Ông Bình (bên trái) đi cứu trợ bà con vùng lũ trước khi gặp nạn.
Trò chuyện cùng PV, ông Tiến, hàng xóm của ông Bình cho biết, trong những ngày mưa lũ, ông chỉ biết ông Bình đi công tác, tham gia chỉ đạo hoạt động cứu hộ lũ lụt trên địa bàn. Trên tivi thường xuyên xuất hiện những thông tin về sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3, nhưng ông vẫn chưa biết người hàng xóm thân thiết của mình gặp nạn.
“Đến trưa 13/10, khi tôi đang dọn dẹp nhà cửa thì con tôi bảo đêm qua chú Bình gặp nạn. Tôi giật mình vội chạy sang nhà chú Bình hỏi thăm ngay, vì không tin chuyện đó là thật. Nó sống tốt thế mà, sao số phận hẩm hiu thế...” - ông Tiến nghẹn giọng.
Ngồi trước sân ngôi nhà nhỏ cùng một số người thân khác, một người cháu họ của ông Bình cho biết, ông Bình là con trai duy nhất trong gia đình có 3 chị em. Trước khi gặp nạn, ông Bình ở chung với người mẹ già hơn 70 tuổi, cùng vợ và 2 con gái còn đang học cấp 2.
Trước ngày lũ về, biết phải đi làm nhiệm vụ nơi nguy hiểm nên ông Bình đã giao việc chăm sóc mẹ già cho vợ con. Còn ông khoác ba lô cùng các chiến sĩ bộ đội đi cứu hộ ở Rào Trăng 3 xuyên đêm. Nào ngờ, đó cũng là đêm định mệnh, tai ương ập xuống khi họ đang dừng chân trong đêm tại tiểu khu 67.
Bạn bè, hàng xóm tập trung lo hậu sự cho ông Bình.
Ban đầu, cả nhà giấu mẹ ông Bình việc con trai bà mất liên lạc, mọi người mong mỏi sẽ có phép màu giúp ông trở về. Nhưng phép màu đã không tới...
"Hôm qua có 2 bác sĩ đưa bà vô Bệnh viện Quân y, sau khi nghe tin Bình mất bà đã ngất xỉu. Sau đó chúng tôi phải chuyển bà lên Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 1. Bà vẫn chưa tin đó là sự thật", ông người thân của ông Bình kể lại.
Được biết, ông Nguyễn Văn Bình vừa nhận chức Chủ tịch huyện Phong Điền chưa được bao lâu thì xảy ra chuyện.
Người thân khóc nghẹn, ngóng chờ tin chồng con trước lối vào Rào Trăng 3
Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc: Chủ tịch huyện Phong Điền gặp nạn ở Rào Trăng 3, người mẹ già chưa tin đó là sự thật
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phát hiện kho báu trị giá cả chục tỷ đồng trong lúc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu