TIN MỚI
Việt Nam vẫn có thể triển khai chương trình nới lỏng định lượng (QE) như nhiều quốc gia khác để hỗ trợ doanh nghiệp.
"Dốc sức" cứu doanh nghiệp
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Để hỗ trợ nền kinh tế của mình ứng phó với đại dịch, hầu hết các NHTW trên thế giới đều nới lỏng mạnh tiền tệ. Không chỉ cắt giảm mạnh lãi suất, nhiều NHTW lớn trên thế giới còn triển khai chương trình QE, để bơm thêm thanh khoản cho nền kinh tế cũng như duy trì dòng chảy tín dụng cho các doanh nghiệp.
Sau khi cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm về 0- 0,25%, FED đã tái khởi động lại chương trình QE không giới hạn
Điển hình trong số này phải kể đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Theo đó, sau khi cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm về 0- 0,25%, FED đã tái khởi động lại chương trình QE với quy mô lớn hơn nhiều so với thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và danh mục tài sản mua vào bao gồm cả trái phiếu của doanh nghiệp. Tương tự, NHTW Châu Âu (ECB) cũng cắt giảm lãi suất xuống dưới 0% và nối lại chương trình QE…
Tại Việt Nam, NHNN cũng đã 3 lần cắt giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức cắt giảm từ 1,5- 2%/năm. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã ban hành từ rất sớm Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Tuy nhiên công bằng mà nói, tất cả những động thái nói trên của NHNN vẫn còn khá khiêm tốn khi so với những gì mà nhiều NHTW khác trong khu vực và trên thế giới đã thực hiện để hỗ trợ nền kinh tế của mình.
Tăng nguồn vốn giá rẻ
Nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi sau khi đại dịch COVID-19 trong nước đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, và số doanh nghiệpgiải thể, ngừng hoạt động có thể tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới nếu không có thêm các biện pháp hỗ trợ. Thế nhưng cái khó hiện nay là ngân sách đang rất eo hẹp, do thu ngân sách sụt giảm mạnh vì ảnh hưởng của dịch bệnh, còn chi ngân sách lại có xu hướng tăng nhanh cùng với các biện pháp hỗ trợ.
Trên thực tế, không chỉ Việt Nam, mà ngay cả những nền kinh tế lớn như Mỹ... cũng gặp nhiều khó khăn trong cân đối ngân sách vì đại dịch. May mắn thay, chính các chương trình QE lại là nguồn tài trợ cho ngân sách các quốc gia này tăng chi để hỗ trợ cho nền kinh tế.
Khối lượng giao dịch và lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp.
Bởi vậy, Việt Nam nên chấp nhận mức bội chi ngân sách cao hơn, tăng vay nợ qua phát hành trái phiếu Chính phủ để triển khai tiếp gói hỗ trợ lần hai với quy mô lớn hơn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Thế nhưng để làm được điều này, NHNN cần phải duy trì thanh khoản dồi dào và sẵn sàng tăng nguồn vốn giá rẻ để tạo điều kiện cho các ngân hàng mua vào lượng trái phiếu phát hành thêm. Làm được điều đó cũng có nghĩa chúng ta đang triển khai QE kiểu Việt Nam.
Diễn đàn Doanh nghiệp
Link bài gốc: Cần nới lỏng định lượng kiểu Việt Nam
Việt Nam vẫn có thể triển khai chương trình nới lỏng định lượng (QE) như nhiều quốc gia khác để hỗ trợ doanh nghiệp.
"Dốc sức" cứu doanh nghiệp
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Để hỗ trợ nền kinh tế của mình ứng phó với đại dịch, hầu hết các NHTW trên thế giới đều nới lỏng mạnh tiền tệ. Không chỉ cắt giảm mạnh lãi suất, nhiều NHTW lớn trên thế giới còn triển khai chương trình QE, để bơm thêm thanh khoản cho nền kinh tế cũng như duy trì dòng chảy tín dụng cho các doanh nghiệp.
Sau khi cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm về 0- 0,25%, FED đã tái khởi động lại chương trình QE không giới hạn
Điển hình trong số này phải kể đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Theo đó, sau khi cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm về 0- 0,25%, FED đã tái khởi động lại chương trình QE với quy mô lớn hơn nhiều so với thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và danh mục tài sản mua vào bao gồm cả trái phiếu của doanh nghiệp. Tương tự, NHTW Châu Âu (ECB) cũng cắt giảm lãi suất xuống dưới 0% và nối lại chương trình QE…
Tại Việt Nam, NHNN cũng đã 3 lần cắt giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức cắt giảm từ 1,5- 2%/năm. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã ban hành từ rất sớm Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Tuy nhiên công bằng mà nói, tất cả những động thái nói trên của NHNN vẫn còn khá khiêm tốn khi so với những gì mà nhiều NHTW khác trong khu vực và trên thế giới đã thực hiện để hỗ trợ nền kinh tế của mình.
Tăng nguồn vốn giá rẻ
Nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi sau khi đại dịch COVID-19 trong nước đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, và số doanh nghiệpgiải thể, ngừng hoạt động có thể tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới nếu không có thêm các biện pháp hỗ trợ. Thế nhưng cái khó hiện nay là ngân sách đang rất eo hẹp, do thu ngân sách sụt giảm mạnh vì ảnh hưởng của dịch bệnh, còn chi ngân sách lại có xu hướng tăng nhanh cùng với các biện pháp hỗ trợ.
Trên thực tế, không chỉ Việt Nam, mà ngay cả những nền kinh tế lớn như Mỹ... cũng gặp nhiều khó khăn trong cân đối ngân sách vì đại dịch. May mắn thay, chính các chương trình QE lại là nguồn tài trợ cho ngân sách các quốc gia này tăng chi để hỗ trợ cho nền kinh tế.
Khối lượng giao dịch và lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp.
Bởi vậy, Việt Nam nên chấp nhận mức bội chi ngân sách cao hơn, tăng vay nợ qua phát hành trái phiếu Chính phủ để triển khai tiếp gói hỗ trợ lần hai với quy mô lớn hơn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Thế nhưng để làm được điều này, NHNN cần phải duy trì thanh khoản dồi dào và sẵn sàng tăng nguồn vốn giá rẻ để tạo điều kiện cho các ngân hàng mua vào lượng trái phiếu phát hành thêm. Làm được điều đó cũng có nghĩa chúng ta đang triển khai QE kiểu Việt Nam.
Diễn đàn Doanh nghiệp
Link bài gốc: Cần nới lỏng định lượng kiểu Việt Nam
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: “Nhà đầu tư nên cân nhắc mua bất động...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu