Thực ra thì mình cũng không nắm rõ cách chấm điểm, vì không công bố đáp án, nên không biết đối chiếu như nào. Nhưng có một số cái mình nghĩ cần áp dụng.
Đối với môn pháp luật, có nhận định đúng sai. Thì sau khi nhận định đúng hay sai phải giải thích nguyên nhân tại sao đúng, tại sao sai, nếu không biết tại sao thì viết lại đề thi và thêm phần khẳng định hoặc phủ định vào đó theo câu trả lời của mình.
Đối với phần tình huống luật, nếu biết tình huống đó đúng hay sai thì ko sao, nhưng nếu mơ hồ thì nên bảo vệ quan điểm nào đó của mình, đưa ra các lập luận để bảo vệ quan điểm đó của mình. Vì thấy đa số tình huống là tình huống mở.
Đối với dạng bài tập, thì câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau. Các phân tích trong bài tập nên chia nhỏ ra, có thể tách thành nhiều phân tích để kiếm điểm, chắc là làm đúng chỗ nào họ chấm điểm chỗ đó...
Với lại điều kiện tiên quyết là phải học đúng công thức, đúng phương pháp, tính toán có thể bấm máy bị sai, nhưng về phương pháp và thứ tự theo phương pháp là phải đúng.
Đầu tiên phải trình bày cơ sở, nguyên tắc thẩm định giá, phương pháp áp dụng, sau đó mới đi vào tính toán, rồi cuối cùng là kết luận, phải trình bày giống như 1 báo cáo ngắn gọn, không nên bay vào cái là tính ngay, tính xong cũng ko kết luận kết quả cũng ko dc.
Mấy môn lý thuyết khác chỉ có học bài thôi.
Mình cũng chỉ có kinh nghiệm nhiêu đó à, bạn có thắc mắc hay chia sẻ gì thì Post lên nhé.
Với lại nên đăng ký lớp ôn thi, trong đó sẽ có chỉ mẹo và một số kỹ năng làm bài.