KT-XH 4 thực phẩm "đại kỵ" với quả nho, ăn cùng không bổ béo mà còn hại thân: Nôn mửa, tiêu chảy “ghé thăm”, dạ dày “kêu cứu”, phải tuyệt đối cẩn thận

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
TIN MỚI

Nho là loại trái cây giàu vitamin, chất chống oxy hóa, rất bổ dưỡng. Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội nhưng không phải ai ăn nho cũng tốt và không phải cứ ăn nhiều nho là sẽ có lợi. Khi ăn nho, nếu vô tình hoặc cố ý kết hợp với những loại thực phẩm sẽ. Đặc biệt với một số người 'đại kỵ' với nho, ăn loại quả này có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

4 loại thực phẩm “đại kỵ” với nho


1. Sữa

4 thực phẩm đại kỵ với quả nho, ăn cùng không bổ béo mà còn hại thân: Nôn mửa, tiêu chảy “ghé thăm”, dạ dày “kêu cứu”, phải tuyệt đối cẩn thận - Ảnh 1.


Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)


Nho chứa các axit trái cây như axit tartaric, axit malic và axit xitric. Trong sữa có rất nhiều protein. Axit trái cây và protein kết hợp sẽ phản ứng với nhau để làm ngưng đọng protein.

Bên cạnh đó, một số thành phần trong sữa cũng sẽ phản ứng với vitamin C có trong nho, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ mà còn gây hại cho sức khỏe đường tiêu hóa. Trường hợp nặng có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Do đó, để đảm bảo an toàn, chỉ nên ăn sau nho sau khi đã uống sữa được ít nhất 1 tiếng.

2. Hải sản

4 thực phẩm đại kỵ với quả nho, ăn cùng không bổ béo mà còn hại thân: Nôn mửa, tiêu chảy “ghé thăm”, dạ dày “kêu cứu”, phải tuyệt đối cẩn thận - Ảnh 2.


Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)


Nho chứa nhiều axit tannic, trong khi các loại hải sản như cá biển, tôm biển, cua biển rất giàu chất dinh dưỡng protein và canxi. Nếu axit tannic kết hợp với protein không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein mà còn kích thích ruột và dạ dày, gây chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nhiều triệu chứng khác.

3. Nhân sâm

Sự kết hợp giữa axit tanic trong nho và protein trong nhân sâm sẽ tạo thành chất kết tủa, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ của nhân sâm và làm giảm tác dụng của vị thuốc đại bổ này.

4 thực phẩm đại kỵ với quả nho, ăn cùng không bổ béo mà còn hại thân: Nôn mửa, tiêu chảy “ghé thăm”, dạ dày “kêu cứu”, phải tuyệt đối cẩn thận - Ảnh 3.


Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)


4. Thực phẩm chứa nhiều kali

Nho vốn đã chứa nhiều kali, ăn cùng thức ăn nhiều kali nữa sẽ dễ gây tăng kali máu, gây co thắt đường tiêu hóa, đầy bụng hoặc tiêu chảy, thậm chí là rối loạn nhịp tim.

Thực phẩm giàu kali như tảo bẹ, rong biển, chuối, hạnh nhân và các loại đậu khác,… Nếu muốn ăn thêm nho thì phải đợi hai hoặc ba tiếng sau khi những loại thực phẩm này được tiêu hóa để đảm bảo an toàn.

Những lưu ý khi ăn nho


1. Hàm lượng đường trong nho tương đối cao, nên súc miệng sau khi ăn.

Nho ngọt và mọng nước nhưng hàm lượng đường thực sự rất cao, khi tích tụ nhiều trên răng sẽ gây sâu răng. Ngoài ra nước nho, vỏ nho, cùi nho và các chất khác sẽ bám vào răng, vì vậy tốt hơn hết bạn nên súc miệng sau khi ăn nho.

2. Tốt nhất nên ăn cả vỏ

Nhiều người hay nói rằng:“Ăn nho đừng bỏ vỏ”, hoá ra là có căn cứ khoa học.

4 thực phẩm đại kỵ với quả nho, ăn cùng không bổ béo mà còn hại thân: Nôn mửa, tiêu chảy “ghé thăm”, dạ dày “kêu cứu”, phải tuyệt đối cẩn thận - Ảnh 4.


Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)


Vỏ nho có chứa một lượng lớn hợp chất resveratrol, không chỉ giúp cơ thể con người ngăn ngừa các bệnh tim mạch mà còn nâng cao khả năng chống lại bệnh ung thư. Vỏ nho đỏ giàu polypenol giúp duy trì trạng thái tốt nhất cho hệ thống tim mạch. Vỏ nho tím chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol có hại.

Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt để cơ thể có thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, trước khi cho vào miệng phải rửa sạch để tránh dư lượng thuốc trừ sâu tồn đọng trên bề mặt.

3. Ngâm nho trong nước muối mười phút trước khi ăn

Nho được phun thuốc trừ sâu trong quá trình trồng, vì thế có thể có dư lượng thuốc trừ sâu trên vỏ nho bán trong các cửa hàng trái cây. Để đảm bảo tiêu thụ nho an toàn, không độc hại thì trước khi ăn chúng ta phải rửa thật sạch.

Vì nho có cấu tạo chùm nên rất khó để rửa sạch, vậy nên đầu tiên bạn hãy rửa sạch phần lớn bụi bẩn trên lớp biểu bì bằng nước sạch. Sau đó ngâm với nước muối nhạt trong vòng mười phút, cuối cùng bạn có thể ăn da một cách an toàn. Hãy nhớ áp dụng cách rửa này thường xuyên để loại bỏ tối đa hóa chất gây hại cơ thể.

4 thực phẩm đại kỵ với quả nho, ăn cùng không bổ béo mà còn hại thân: Nôn mửa, tiêu chảy “ghé thăm”, dạ dày “kêu cứu”, phải tuyệt đối cẩn thận - Ảnh 5.


Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)


4. Không uống nước ngay sau khi ăn nho

Nho có tác dụng giữ ẩm cho đường ruột, nhuận tràng, nhưng uống nước khi ăn nho, hoặc uống nước ngay sau khi ăn nho khiến dạ dày không kịp tiêu hóa và hấp thụ. Nước sẽ làm loãng axit trong dạ dày. Nho và nước làm cho quá trình oxy hóa và lên men axit dịch vị diễn ra nhanh chóng, tăng nhu động ruột.

Ngoài ra, lượng đường trong nho không được tiêu hóa ngay sẽ đi vào đường ruột làm tăng áp suất thẩm thấu trong ruột, dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy, không nên uống nước ngay sau khi ăn nho, hãy đợi nửa tiếng. Tốt nhất nên uống nước ấm, không nên uống nước lạnh hoặc nóng để tránh bị đầy hơi, co thắt dạ dày.

5. Đừng ăn quá nhiều

Nho chứa nhiều đường glucoza và đường fructoza nên có vị rất ngọt, nên hạn chế ăn nhiều. Khi cơ thể hấp thu và chuyển hóa, đường có thể trở thành chất béo tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng đến tình trạng của da. Nói chung, những người khỏe mạnh có thể ăn khoảng 200g nho mỗi ngày.

Những đối tượng nào không nên ăn nho


1. Bệnh nhân tiểu đường

Nho chứa nhiều đường và có vị ngọt. Ăn nho đối với người bị tiểu đường dễ dẫn đến tăng lượng đường trong máu, không có lợi cho việc kiểm soát và điều trị bệnh.

2. Người bị táo bón

4 thực phẩm đại kỵ với quả nho, ăn cùng không bổ béo mà còn hại thân: Nôn mửa, tiêu chảy “ghé thăm”, dạ dày “kêu cứu”, phải tuyệt đối cẩn thận - Ảnh 6.


Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)


Ăn quá nhiều nho một lúc có thể gây nóng trong và trầm trọng thêm tình trạng đại tiện kém, vì vậy bệnh nhân bị táo bón không nên ăn nhiều.

3. Người bị dạ dày

Nho có chứa axit malic và axit tartaric. Những chất này có thể khiến dịch vị tiết ra một lượng lớn axit. Nếu dạ dày của bạn yếu sẽ dễ gây đầy hơi và kích ứng dạ dày.

Nho rất giàu glucose, fructose, protein, caroten, nhiều loại vitamin và các nguyên tố vi lượng canxi, phốt pho, sắt, kali và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Tuy nhiên, nho tuy tốt hơn nhưng không thể ăn nhiều hơn, những điều kiêng kỵ khi ăn nho trên đây

(Theo Toutiao)

Sau 50 tuổi, chỉ "té ngã" thôi cũng có thể mất mạng: 3 giải pháp để phòng tránh những rủi ro không đáng có, vừa khoẻ mạnh, vừa sống lâu

Theo Trí thức trẻ

Link bài gốc: 4 thực phẩm "đại kỵ" với quả nho, ăn cùng không bổ béo mà còn hại thân: Nôn mửa, tiêu chảy “ghé thăm”, dạ dày “kêu cứu”, phải tuyệt đối cẩn thận
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,277
Bài viết
63,497
Thành viên
86,055
Thành viên mới nhất
tuongtran

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN