(Dân trí) - Khi cả hai bên bờ Đại Tây Dương đang ngập chìm trong cuộc khủng hoảng nợ công và suy thoái kinh tế tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ đóng góp đáng kể cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Đó là khẳng định của Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới Justin Yifu Lin trong cuộc phỏng vấn riêng với Tân Hoa Xã mới đây.
Theo Lin, trong một thế giới liên kết chặt chẽ như hiện nay, tăng trưởng của các nước đang phát triển là động lực chính cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
“Với tình hình toàn cầu như hiện nay, nếu Trung Quốc vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thì đó sẽ là đóng góp lớn nhất của nước này đối với kinh tế thế giới”, ông cho biết.
Trung Quốc ngày càng có tiếng nói hơn trong các nước có nền tảng chính bao gồm G20 và các tổ chức quan trọng khác cũng như có vai trò lớn trong việc giải quyết những thách thức của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế người Trung Quốc này cũng nhấn mạnh rằng, các nước phát triển vẫn chiếm khoảng 60% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển suy giảm đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường tài chính, xuất khẩu và nền kinh tế của các nước đang phát triển vào mùa hè này.
Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách tại các nền kinh tế mới nổi bao gồm cả Trung Quốc cần phải cảnh giác với sự không chắc chắn từ bên ngoài và nên đặt mối quan tâm vào vấn đề lạm phát và tình trạng “bong bóng” tài sản trong nước.
Trung Quốc có thể duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và tạo nhiều công ăn việc làm nhờ có tỷ lệ tiết kiệm cá nhân cao và nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, các dự án cơ sở hạ tầng mới và phát triển khu vực nông thôn.
Những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu tồi tệ hơn và việc Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm đã làm rung chuyển thị trường tài chính. Do vậy, “các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia phát triển khi ban hành các chính sách trong nước cần xem xét tới mức độ ảnh hưởng của nó đối với kinh tế toàn cầu”, Lin nói.
Ông cho rằng, đồng USD và đồng Euro đều là hai đồng tiền dự trữ quốc tế và Mỹ và các nước trong khối đồng tiền chung châu Âu đều có nguồn lực để giải quyết các thách thức của họ. "Những gì họ thiếu bây giờ không phải là tính thanh khoản mà là sự đồng thuận về chính trị và hướng giải quyết", ông nói.
Theo ông, những nước có nền kinh tế tiên tiến cần phải thận trọng giữa việc kích thích tài chính ngắn hạn để giảm thất nghiệp và điều chỉnh tài chính dài hạn. “Một cách thông minh là đưa ra các chương trình kích thích tài chính ngắn hạn đối với các dự án có lợi để loại bỏ các bế tắc trong tăng trưởng dài hạn”, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh và thêm rằng điều này có thể giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong hiện tại đồng thời nâng cao năng suất và gia tăng thu nhập trong dài hạn.
Bình luận về những lo ngại của thị trường về vấn đề nợ công tại châu Âu leo thang và những dữ liệu xấu đi của các nền kinh tế lớn, ông Lin cho rằng, khả năng xảy ra suy thoái kép là có thực mặc dù trong tương lai gần nguy cơ này là rất thấp.
Ông Lin cũng khuyến cáo rằng, các nền kinh tế tiên tiến có thể sẽ giống như Nhật Bản khi tăng trưởng chậm chạp và thất nghiệp cao trong một thời gian dài.
Đó là khẳng định của Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới Justin Yifu Lin trong cuộc phỏng vấn riêng với Tân Hoa Xã mới đây.
Tăng trưởng của Trung Quốc là động lực cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Theo Lin, trong một thế giới liên kết chặt chẽ như hiện nay, tăng trưởng của các nước đang phát triển là động lực chính cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
“Với tình hình toàn cầu như hiện nay, nếu Trung Quốc vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thì đó sẽ là đóng góp lớn nhất của nước này đối với kinh tế thế giới”, ông cho biết.
Trung Quốc ngày càng có tiếng nói hơn trong các nước có nền tảng chính bao gồm G20 và các tổ chức quan trọng khác cũng như có vai trò lớn trong việc giải quyết những thách thức của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế người Trung Quốc này cũng nhấn mạnh rằng, các nước phát triển vẫn chiếm khoảng 60% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển suy giảm đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường tài chính, xuất khẩu và nền kinh tế của các nước đang phát triển vào mùa hè này.
Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách tại các nền kinh tế mới nổi bao gồm cả Trung Quốc cần phải cảnh giác với sự không chắc chắn từ bên ngoài và nên đặt mối quan tâm vào vấn đề lạm phát và tình trạng “bong bóng” tài sản trong nước.
Trung Quốc có thể duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và tạo nhiều công ăn việc làm nhờ có tỷ lệ tiết kiệm cá nhân cao và nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, các dự án cơ sở hạ tầng mới và phát triển khu vực nông thôn.
Những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu tồi tệ hơn và việc Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm đã làm rung chuyển thị trường tài chính. Do vậy, “các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia phát triển khi ban hành các chính sách trong nước cần xem xét tới mức độ ảnh hưởng của nó đối với kinh tế toàn cầu”, Lin nói.
Ông cho rằng, đồng USD và đồng Euro đều là hai đồng tiền dự trữ quốc tế và Mỹ và các nước trong khối đồng tiền chung châu Âu đều có nguồn lực để giải quyết các thách thức của họ. "Những gì họ thiếu bây giờ không phải là tính thanh khoản mà là sự đồng thuận về chính trị và hướng giải quyết", ông nói.
Theo ông, những nước có nền kinh tế tiên tiến cần phải thận trọng giữa việc kích thích tài chính ngắn hạn để giảm thất nghiệp và điều chỉnh tài chính dài hạn. “Một cách thông minh là đưa ra các chương trình kích thích tài chính ngắn hạn đối với các dự án có lợi để loại bỏ các bế tắc trong tăng trưởng dài hạn”, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh và thêm rằng điều này có thể giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong hiện tại đồng thời nâng cao năng suất và gia tăng thu nhập trong dài hạn.
Bình luận về những lo ngại của thị trường về vấn đề nợ công tại châu Âu leo thang và những dữ liệu xấu đi của các nền kinh tế lớn, ông Lin cho rằng, khả năng xảy ra suy thoái kép là có thực mặc dù trong tương lai gần nguy cơ này là rất thấp.
Ông Lin cũng khuyến cáo rằng, các nền kinh tế tiên tiến có thể sẽ giống như Nhật Bản khi tăng trưởng chậm chạp và thất nghiệp cao trong một thời gian dài.
Nhật Anh
Theo Xinhua
Bài tương tự bạn quan tâm
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh Việt trúng suất thực tập công ty 'Big...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ ngày 4/9, 4 con giáp này dễ "trúng mánh lớn"...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công bố liên danh trúng gói thầu gần 650 tỉ đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
10 nông dân đổi đời nhờ trúng xổ sổ độc đắc trị giá...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhất cử lưỡng tiện: Người trẻ Trung Quốc tìm thấy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu