TIN MỚI
Khi về già, cha mẹ nào cũng mong con cái có thể ở bên, tỏ lòng hiếu thảo. Không hẳn là vật chất mà chỉ là một chút tình cảm yêu thương để cha mẹ già đỡ cô quạnh, tủi thân, an ủi phần đời còn lại. Có một điều chắc chắn, một đứa trẻ tài giỏi chưa chắc đã là đứa con có hiếu và được người đời nể trọng. Nhưng một đứa con có hiếu thì đường đời sẽ hanh thông và được người người yêu quý.
Con cái bất hiếu có nhiều nguyên nhân, trong đó đóng vai trò phần lớn là sự nuôi dạy của gia đình. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể thấy được dấu hiệu con mình lớn lên có hiếu thảo hay không qua những hành động nhỏ hay lời nói hàng ngày.
Ảnh minh họa
Trẻ hay nói 3 câu sau đây, không chỉ là biểu hiện của EQ thấp mà còn có khả năng trở thành đứa con bất hiếu, cha mẹ nên lưu ý:
1. "Con muốn cái này! Mua liền đi"
Lúc còn nhỏ, trẻ thường có thái độ khóc lóc giận dỗi khi bố mẹ yêu cầu làm những điều không thích. Khi trẻ trưởng thành hơn, thói quen khóc hay ăn vạ cũng bớt dần. Nhưng nếu từ nhỏ đã được nuông chiều vô lối, trẻ sẽ hình thành thói xấu "đòi gì được nấy".
Không khó bắt gặp cảnh tượng này ở mọi nơi: Đứa trẻ túm lấy áo bố mẹ, giằng xé, khóc lóc để đòi họ chiều theo ý mình. Bố mẹ càng ra sức vỗ về, con càng kích động, lao vào tấn công họ. Đứa trẻ không ý thức được việc phải tôn trọng bố mẹ hay hối lỗi về hành vi sai của mình.
Người lớn luôn cho rằng trẻ còn nhỏ không biết gì, nhưng đã hình thành thói quen rồi sẽ rất khó sửa. Một đứa trẻ lớn lên như vậy, sẽ ít hiếu thảo với cha mẹ sau này.
2. "Dài dòng quá! Im đi!"
Nhiều đứa trẻ rất mất kiên nhẫn với cha mẹ, mỗi khi nghe người lớn dạy dỗ, chúng sẽ cảm thấy khó chịu, lớn tiếng và thô lỗ cắt ngang, thậm chí tùy ý nói năng hỗn hào. Theo các chuyên gia, nếu cứ để trẻ phát triển theo hướng này, mối quan hệ của con với bố mẹ trong tương lai sẽ vô cùng xấu.
Thực tế, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ở thời điểm hiện tại phần nào cho thấy mối quan hệ của họ ở tương lai: Trẻ khi nhỏ không được dạy cách tôn trọng cha mẹ, lớn lên sẽ không bao giờ hiếu thảo.
Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu rằng việc ngắt lời là thiếu lịch sự, có thể làm tổn thương cảm xúc của người khác. Song song với đó, có thể thiết lập "bộ quy tắc" để thỏa thuận cùng con như con cần chờ ai đó nói xong rồi mới bày tỏ ý kiến của mình, khi người lớn nói chuyện/nghe điện thoại thì cần giữ yên lặng,… Đồng thời, nên cho con biết rằng, khi con thực hiện tốt những "điều luật" ấy sẽ thể hiện con là một em bé biết tôn trọng người khác, lịch sự, lễ phép, khôn ngoan để cổ vũ, khuyến khích con hơn.
Cha mẹ đừng cắt ngang lời trẻ, đừng vì sốt ruột với sự ấp úng, dài dòng trong diễn đạt của con mà vội nói thay, nói át đi. Nên để cho con được trình bày hết suy nghĩ, sau đó bằng cách nhắc lại một cách tế nhị, hãy uốn nắn những chỗ diễn đạt sai của con.
3. "Đi đi"; "Ra khỏi đây"
Câu "Đi đi"; "Ra khỏi đây" nghe rất hỗn hào, thiếu lễ phép nhưng lại rất dễ bị trẻ con bắt chước. Trẻ mới bắt đầu nói mà chưa biết nghĩa là gì, lâu dần sẽ hình thành thói quen, lớn lên sẽ trở thành câu cửa miệng. Thông thường khi nói câu này với bố mẹ, thái độ của trẻ cũng cộc cằn, giận dữ, thiếu tôn trọng.
Khi một đứa trẻ được sinh ra, đó là một tờ giấy trắng, cha mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cuối cùng con sẽ trở thành người như thế nào. Phụ huynh nào cũng dành cho con sự kiên nhẫn và bao dung lớn nhất, nhưng sự nuông chiều quá tay có thể dẫn đến kết quả tiêu cực.
Nhiều cha mẹ bày tỏ nỗi lo lắng rằng khi con còn nhỏ, họ dốc lòng nuôi con, chăm chút cho con nên người, tuy nhiên không biết mai sau đứa trẻ có ngoan ngoãn, hiếu thuận với mình hay không. Trên thực tế, việc trẻ trưởng thành có hiếu thuận hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào bản thân chúng, mà xuất phát từ chính quá trình nuôi dưỡng của cha mẹ.
Giáo dục thời hiện đại ủng hộ việc "làm bạn với trẻ", tôn trọng trẻ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược với việc khuyến khích, nuông chiều những hành vi xấu của con bất kể chúng ở độ tuổi nào. Ngay khi con còn nhỏ, cha mẹ phải sớm phát hiện những hành vi, lời nói chưa phù hợp của con và giúp con sửa chữa, nuôi dưỡng con trở thành người tốt.
Nếu không muốn con mình lớn lên trở thành một người bất hiếu, ngay từ nhỏ bố mẹ cần phải kiên trì dạy dỗ thông qua những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn cha mẹ tự giác làm tấm gương hiếu thảo, quan tâm đến ông bà. Ngoài ra, cha mẹ dạy con biết cách chia sẻ, không nên chiều chuộng quá mức. Thỉnh thoảng, bố mẹ có thể nhắc lại những kỷ niệm về cuộc sống trước đây của gia đình mình. Việc hồi tưởng này sẽ khiến trẻ biết ơn bố mẹ hơn.
Sau 35 tuổi đừng để bản thân 'hết hạn sử dụng': Biết làm 3 việc này, sớm hay muộn vẫn có thể thành công lội ngược dòng
Link bài gốc: Trẻ hay nói 3 câu này không chỉ EQ thấp mà còn là dấu hiệu bất hiếu trong tương lai, cha mẹ để ý dạy dỗ kịp thời
Khi về già, cha mẹ nào cũng mong con cái có thể ở bên, tỏ lòng hiếu thảo. Không hẳn là vật chất mà chỉ là một chút tình cảm yêu thương để cha mẹ già đỡ cô quạnh, tủi thân, an ủi phần đời còn lại. Có một điều chắc chắn, một đứa trẻ tài giỏi chưa chắc đã là đứa con có hiếu và được người đời nể trọng. Nhưng một đứa con có hiếu thì đường đời sẽ hanh thông và được người người yêu quý.
Con cái bất hiếu có nhiều nguyên nhân, trong đó đóng vai trò phần lớn là sự nuôi dạy của gia đình. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể thấy được dấu hiệu con mình lớn lên có hiếu thảo hay không qua những hành động nhỏ hay lời nói hàng ngày.
Ảnh minh họa
Trẻ hay nói 3 câu sau đây, không chỉ là biểu hiện của EQ thấp mà còn có khả năng trở thành đứa con bất hiếu, cha mẹ nên lưu ý:
1. "Con muốn cái này! Mua liền đi"
Lúc còn nhỏ, trẻ thường có thái độ khóc lóc giận dỗi khi bố mẹ yêu cầu làm những điều không thích. Khi trẻ trưởng thành hơn, thói quen khóc hay ăn vạ cũng bớt dần. Nhưng nếu từ nhỏ đã được nuông chiều vô lối, trẻ sẽ hình thành thói xấu "đòi gì được nấy".
Không khó bắt gặp cảnh tượng này ở mọi nơi: Đứa trẻ túm lấy áo bố mẹ, giằng xé, khóc lóc để đòi họ chiều theo ý mình. Bố mẹ càng ra sức vỗ về, con càng kích động, lao vào tấn công họ. Đứa trẻ không ý thức được việc phải tôn trọng bố mẹ hay hối lỗi về hành vi sai của mình.
Người lớn luôn cho rằng trẻ còn nhỏ không biết gì, nhưng đã hình thành thói quen rồi sẽ rất khó sửa. Một đứa trẻ lớn lên như vậy, sẽ ít hiếu thảo với cha mẹ sau này.
2. "Dài dòng quá! Im đi!"
Nhiều đứa trẻ rất mất kiên nhẫn với cha mẹ, mỗi khi nghe người lớn dạy dỗ, chúng sẽ cảm thấy khó chịu, lớn tiếng và thô lỗ cắt ngang, thậm chí tùy ý nói năng hỗn hào. Theo các chuyên gia, nếu cứ để trẻ phát triển theo hướng này, mối quan hệ của con với bố mẹ trong tương lai sẽ vô cùng xấu.
Thực tế, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ở thời điểm hiện tại phần nào cho thấy mối quan hệ của họ ở tương lai: Trẻ khi nhỏ không được dạy cách tôn trọng cha mẹ, lớn lên sẽ không bao giờ hiếu thảo.
Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu rằng việc ngắt lời là thiếu lịch sự, có thể làm tổn thương cảm xúc của người khác. Song song với đó, có thể thiết lập "bộ quy tắc" để thỏa thuận cùng con như con cần chờ ai đó nói xong rồi mới bày tỏ ý kiến của mình, khi người lớn nói chuyện/nghe điện thoại thì cần giữ yên lặng,… Đồng thời, nên cho con biết rằng, khi con thực hiện tốt những "điều luật" ấy sẽ thể hiện con là một em bé biết tôn trọng người khác, lịch sự, lễ phép, khôn ngoan để cổ vũ, khuyến khích con hơn.
Cha mẹ đừng cắt ngang lời trẻ, đừng vì sốt ruột với sự ấp úng, dài dòng trong diễn đạt của con mà vội nói thay, nói át đi. Nên để cho con được trình bày hết suy nghĩ, sau đó bằng cách nhắc lại một cách tế nhị, hãy uốn nắn những chỗ diễn đạt sai của con.
3. "Đi đi"; "Ra khỏi đây"
Câu "Đi đi"; "Ra khỏi đây" nghe rất hỗn hào, thiếu lễ phép nhưng lại rất dễ bị trẻ con bắt chước. Trẻ mới bắt đầu nói mà chưa biết nghĩa là gì, lâu dần sẽ hình thành thói quen, lớn lên sẽ trở thành câu cửa miệng. Thông thường khi nói câu này với bố mẹ, thái độ của trẻ cũng cộc cằn, giận dữ, thiếu tôn trọng.
Khi một đứa trẻ được sinh ra, đó là một tờ giấy trắng, cha mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cuối cùng con sẽ trở thành người như thế nào. Phụ huynh nào cũng dành cho con sự kiên nhẫn và bao dung lớn nhất, nhưng sự nuông chiều quá tay có thể dẫn đến kết quả tiêu cực.
Nhiều cha mẹ bày tỏ nỗi lo lắng rằng khi con còn nhỏ, họ dốc lòng nuôi con, chăm chút cho con nên người, tuy nhiên không biết mai sau đứa trẻ có ngoan ngoãn, hiếu thuận với mình hay không. Trên thực tế, việc trẻ trưởng thành có hiếu thuận hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào bản thân chúng, mà xuất phát từ chính quá trình nuôi dưỡng của cha mẹ.
Giáo dục thời hiện đại ủng hộ việc "làm bạn với trẻ", tôn trọng trẻ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược với việc khuyến khích, nuông chiều những hành vi xấu của con bất kể chúng ở độ tuổi nào. Ngay khi con còn nhỏ, cha mẹ phải sớm phát hiện những hành vi, lời nói chưa phù hợp của con và giúp con sửa chữa, nuôi dưỡng con trở thành người tốt.
Nếu không muốn con mình lớn lên trở thành một người bất hiếu, ngay từ nhỏ bố mẹ cần phải kiên trì dạy dỗ thông qua những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn cha mẹ tự giác làm tấm gương hiếu thảo, quan tâm đến ông bà. Ngoài ra, cha mẹ dạy con biết cách chia sẻ, không nên chiều chuộng quá mức. Thỉnh thoảng, bố mẹ có thể nhắc lại những kỷ niệm về cuộc sống trước đây của gia đình mình. Việc hồi tưởng này sẽ khiến trẻ biết ơn bố mẹ hơn.
Sau 35 tuổi đừng để bản thân 'hết hạn sử dụng': Biết làm 3 việc này, sớm hay muộn vẫn có thể thành công lội ngược dòng
Link bài gốc: Trẻ hay nói 3 câu này không chỉ EQ thấp mà còn là dấu hiệu bất hiếu trong tương lai, cha mẹ để ý dạy dỗ kịp thời
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu quy hoạch Đại học Bách khoa Hà Nội trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hà Nội: Hiện trạng Công viên Tuổi trẻ sau hơn 3...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều trẻ 'học trước quên sau' thì ra vì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu