TIN MỚI
Trong đó, BIDV, VPBank, VietinBank vẫn là những ngân hàng có số nợ xấu lớn nhất hệ thống, lần lượt là hơn 21.700 tỷ đồng, 10.400 tỷ đồng và 8.900 tỷ đồng.
Quý đầu năm, 20/26 ngân hàng có số dư nợ xấu tăng, trong đó một số ngân hàng tăng mạnh trên 30% như ACB, Vietcombank,…
ACB là ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh nhất trong quý đầu năm nay, tăng 61% lên 2.954 tỷ đồng. Trong báo cáo phân tích mới đây, SSI Research cho biết ACB đã chủ động phân loại lại nợ của một khách hàng doanh nghiệp lớn có thể gặp khó khăn trong tương lai. Ngoài ra, ACB cũng dự báo có thể cần hơn 2 năm để xử lý tài sản thế chấp liên quan, do đó ngân hàng đã trích lập dự phòng đầy đủ đối với khoản cho vay này (giả định tài sản đảm bảo bằng 0).
Vietcombank cũng có nợ xấu tăng khá mạnh (tăng 47%) trong 3 tháng đầu năm lên 7.697 tỷ đồng. Nợ xấu MB tăng 29% lên 4.185 tỷ đồng.
Trong khi đó, có 6 ngân hàng ghi nhận nợ xấu giảm: VietinBank, Sacombank, SeABank, Techcombank, BacABank, Kienlongbank.
Trong đó, Kienlongbank là ngân hàng có nợ xấu giảm mạnh nhất, đột ngột giảm từ 1.883 tỷ đồng xuống còn 560 tỷ đồng. Được biết nguyên nhân là do ngân hàng đã bán xong số cổ phiếu STB của Sacombank – là tài sản đảm bảo cho khoản vay của một nhóm khách hàng đã được ghi nhận vào nợ nhóm 5 hồi cuối năm 2019.
5 ngân hàng còn lại có nợ xấu giảm nhẹ: Techcombank giảm 12%, VietinBank giảm 6%, Sacombank giảm 8%, SeABank giảm 1%, BacABank giảm 4%.
Đơn vị: tỷ đồng, %
Về tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay, có 11/26 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm so với cuối năm 2020. Trong đó, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm do dư nợ cho vay tăng trưởng rất thấp trong quý 1/2021 – phần do yếu tố mùa vụ, phần do cầu tín dụng của nền kinh tế còn thấp.
Hiện có 6 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay dưới 1%, trong đó có những ngân hàng đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp kỷ lục.
Techcombank đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hiện nay. Nợ xấu nội bảng của nhà băng này chỉ chiếm 0,38% trong tổng dư nợ cho vay, giảm so với mức 0,47% hồi đầu năm. Ngân hàng cho biết đã chủ động sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro giúp tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, đồng thời tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 219%.
5 ngân hàng khác có tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay thấp dưới 1% còn có NamABank (0,95%), ACB (0,92%), Vietcombank (0,88%), VietinBank (0,88%), BacABank (0,79%).
Nhìn chung, bức tranh nợ xấu trong quý 1/2021 dường như còn tốt hơn so với cuối năm 2020, bất chấp nhiều dự báo trước đây rằng nợ xấu sẽ "bung" ra trong năm 2021.
Dù vậy, đây mới chỉ là những con số nợ xấu nội bảng dễ nhận thấy trên bảng cân đối kế toán của các nhà băng. Trong khi đó, nợ xấu tiềm ẩn từ số dư nợ được cơ cấu lại vẫn chưa thể hiện rõ ràng.
Trong báo cáo phân tích mới đây, ngân hàng HSBC cũng lưu ý rằng, mặc dù nợ xấu được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Việt chỉ tăng nhẹ vào năm 2020, nhưng nên lưu ý đến rủi ro nợ xấu có hệ thống đang gia tăng. Nếu tính cả các "khoản cho vay bị suy giảm giá trị", nợ xấu ước tính sẽ tăng từ dưới 5% vào năm 2019 lên 7% năm 2020. HSBC cũng giải thích các khoản cho vay bị giảm giá trị là định nghĩa rộng hơn về nợ xấu, bao gồm thêm các khoản nợ đã bán cho VAMC và các khoản vay được cơ cấu lại theo Quyết định 780.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Toàn cảnh nợ xấu của 26 ngân hàng những tháng đầu năm
Trong đó, BIDV, VPBank, VietinBank vẫn là những ngân hàng có số nợ xấu lớn nhất hệ thống, lần lượt là hơn 21.700 tỷ đồng, 10.400 tỷ đồng và 8.900 tỷ đồng.
Quý đầu năm, 20/26 ngân hàng có số dư nợ xấu tăng, trong đó một số ngân hàng tăng mạnh trên 30% như ACB, Vietcombank,…
ACB là ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh nhất trong quý đầu năm nay, tăng 61% lên 2.954 tỷ đồng. Trong báo cáo phân tích mới đây, SSI Research cho biết ACB đã chủ động phân loại lại nợ của một khách hàng doanh nghiệp lớn có thể gặp khó khăn trong tương lai. Ngoài ra, ACB cũng dự báo có thể cần hơn 2 năm để xử lý tài sản thế chấp liên quan, do đó ngân hàng đã trích lập dự phòng đầy đủ đối với khoản cho vay này (giả định tài sản đảm bảo bằng 0).
Vietcombank cũng có nợ xấu tăng khá mạnh (tăng 47%) trong 3 tháng đầu năm lên 7.697 tỷ đồng. Nợ xấu MB tăng 29% lên 4.185 tỷ đồng.
Trong khi đó, có 6 ngân hàng ghi nhận nợ xấu giảm: VietinBank, Sacombank, SeABank, Techcombank, BacABank, Kienlongbank.
Trong đó, Kienlongbank là ngân hàng có nợ xấu giảm mạnh nhất, đột ngột giảm từ 1.883 tỷ đồng xuống còn 560 tỷ đồng. Được biết nguyên nhân là do ngân hàng đã bán xong số cổ phiếu STB của Sacombank – là tài sản đảm bảo cho khoản vay của một nhóm khách hàng đã được ghi nhận vào nợ nhóm 5 hồi cuối năm 2019.
5 ngân hàng còn lại có nợ xấu giảm nhẹ: Techcombank giảm 12%, VietinBank giảm 6%, Sacombank giảm 8%, SeABank giảm 1%, BacABank giảm 4%.
Đơn vị: tỷ đồng, %
Về tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay, có 11/26 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm so với cuối năm 2020. Trong đó, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm do dư nợ cho vay tăng trưởng rất thấp trong quý 1/2021 – phần do yếu tố mùa vụ, phần do cầu tín dụng của nền kinh tế còn thấp.
Hiện có 6 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay dưới 1%, trong đó có những ngân hàng đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp kỷ lục.
Techcombank đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hiện nay. Nợ xấu nội bảng của nhà băng này chỉ chiếm 0,38% trong tổng dư nợ cho vay, giảm so với mức 0,47% hồi đầu năm. Ngân hàng cho biết đã chủ động sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro giúp tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, đồng thời tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 219%.
5 ngân hàng khác có tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay thấp dưới 1% còn có NamABank (0,95%), ACB (0,92%), Vietcombank (0,88%), VietinBank (0,88%), BacABank (0,79%).
Nhìn chung, bức tranh nợ xấu trong quý 1/2021 dường như còn tốt hơn so với cuối năm 2020, bất chấp nhiều dự báo trước đây rằng nợ xấu sẽ "bung" ra trong năm 2021.
Dù vậy, đây mới chỉ là những con số nợ xấu nội bảng dễ nhận thấy trên bảng cân đối kế toán của các nhà băng. Trong khi đó, nợ xấu tiềm ẩn từ số dư nợ được cơ cấu lại vẫn chưa thể hiện rõ ràng.
Trong báo cáo phân tích mới đây, ngân hàng HSBC cũng lưu ý rằng, mặc dù nợ xấu được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Việt chỉ tăng nhẹ vào năm 2020, nhưng nên lưu ý đến rủi ro nợ xấu có hệ thống đang gia tăng. Nếu tính cả các "khoản cho vay bị suy giảm giá trị", nợ xấu ước tính sẽ tăng từ dưới 5% vào năm 2019 lên 7% năm 2020. HSBC cũng giải thích các khoản cho vay bị giảm giá trị là định nghĩa rộng hơn về nợ xấu, bao gồm thêm các khoản nợ đã bán cho VAMC và các khoản vay được cơ cấu lại theo Quyết định 780.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Toàn cảnh nợ xấu của 26 ngân hàng những tháng đầu năm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Người dân “chê” thanh toán tiền mặt
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thời của thanh toán quét mã QR
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thanh toán ưu đãi, trải nghiệm thăng hoa cùng Vietbank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau Sabeco, BigC,… người Thái đang toan tính gì khi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Các tỷ phú giàu nhất thế giới từng học ngành gì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vietcombank mang trải nghiệm thanh toán mới "Xuyên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu