TIN MỚI
Theo tin từ Tổng cục Thuế , tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng do ngành thuế quản lý ước đạt 1.083.275 tỷ đồng, bằng 86,4% so với dự toán, bằng 95,9% so với cùng kỳ.
Trong đó thu từ dầu thô ước đạt 31.518 tỷ đồng, bằng 89,5% dự toán, bằng 61,1% so cùng kỳ. Thu tiền sử dụng đất ước đạt khoảng 131.089 tỷ đồng, bằng 136,7% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ. Thu cổ tức và lợi nhuận còn lại ước đạt khoảng 69.094 tỷ đồng, bằng 105,3% dự toán, tăng 41,6% cùng kỳ.
Khoản thu nội địa (trừ dầu thô, trừ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, cổ tức và lợi nhuận còn lại, chênh lệch thu chi NHNN) ước đạt 805.067 tỷ đồng, bằng 79,1% dự toán, bằng 93,7% so cùng kỳ.
Ngành Thuế đánh giá, thu ngân sách trong những tháng gần đây đang có những chuyển biến tích cực là do Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (EVFTA) được thực thi đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới.
Đáng chú ý, sản suất công nghiệp tháng 11 tiếp tục khởi sắc, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng trưởng là 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD.
THÁNG CUỐI NĂM: MỖI NGÀY PHẢI THU KHOẢNG 3.300 TỶ ĐỒNG
Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cho biết, trong tháng 12, ngành thuế còn phải thu trên 100.000 tỷ đồng. Ông Tuấn đánh giá, đây là nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, Theo thông tin đã công bố trước đó từ Tổng cục Thuế, trong 3 tháng cuối năm, các cục thuế còn phải thu nợ đạt tối thiểu 13.508 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng thu đạt 4.500 tỷ đồng.
Chính vì vậy, Tổng cục Thuế đã giao nhiệm vụ cho các vụ, đơn vị phải báo cáo kết quả thu ngân sách hàng ngày, hàng tuần để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành thu của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các vụ, đơn vị chức năng tổ chức các đoàn đi công tác địa phương để chỉ đạo, điều hành thu ngân sách, trong đó tập trung hỗ trợ các Cục Thuế có số thu thấp, các địa phương có số nợ lớn.
Trong 11 tháng đầu năm 2020, toàn ngành thuế đã thực hiện được 65.362 cuộc thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và kiểm tra được 568.398 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh, kiểm tra là 55.840 tỷ đồng, bằng 116,89% so với cùng kỳ 2019.
Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh, kiểm tra là 15.871 tỷ đồng, bằng 121,85% so với cùng kỳ năm 2019; giảm khấu trừ là 1.692,9 tỷ đồng; giảm lỗ là 38.276,13 tỷ đồng, bằng 116,92% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước là 8.495,35 tỷ đồng.
Về công tác quản lý nợ thuế trong 11 tháng đầu năm, cơ quan thuế các cấp đã thu hồi được 25.520 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 17.482 tỷ đồng; thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 8.038 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thu ngân sách giai đoạn cuối năm "căng như dây đàn", đầu tháng 11, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC về việc tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước.
Bội chi ngân sách 11 tháng gần 137 nghìn tỷ đồng
Bizlive
Link bài gốc: Thu ngân sách nhà nước 11 tháng đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng, duy nhất khoản thu từ sử dụng đất tăng cao
Theo tin từ Tổng cục Thuế , tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng do ngành thuế quản lý ước đạt 1.083.275 tỷ đồng, bằng 86,4% so với dự toán, bằng 95,9% so với cùng kỳ.
Trong đó thu từ dầu thô ước đạt 31.518 tỷ đồng, bằng 89,5% dự toán, bằng 61,1% so cùng kỳ. Thu tiền sử dụng đất ước đạt khoảng 131.089 tỷ đồng, bằng 136,7% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ. Thu cổ tức và lợi nhuận còn lại ước đạt khoảng 69.094 tỷ đồng, bằng 105,3% dự toán, tăng 41,6% cùng kỳ.
Khoản thu nội địa (trừ dầu thô, trừ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, cổ tức và lợi nhuận còn lại, chênh lệch thu chi NHNN) ước đạt 805.067 tỷ đồng, bằng 79,1% dự toán, bằng 93,7% so cùng kỳ.
Ngành Thuế đánh giá, thu ngân sách trong những tháng gần đây đang có những chuyển biến tích cực là do Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (EVFTA) được thực thi đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới.
Đáng chú ý, sản suất công nghiệp tháng 11 tiếp tục khởi sắc, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng trưởng là 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD.
THÁNG CUỐI NĂM: MỖI NGÀY PHẢI THU KHOẢNG 3.300 TỶ ĐỒNG
Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cho biết, trong tháng 12, ngành thuế còn phải thu trên 100.000 tỷ đồng. Ông Tuấn đánh giá, đây là nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, Theo thông tin đã công bố trước đó từ Tổng cục Thuế, trong 3 tháng cuối năm, các cục thuế còn phải thu nợ đạt tối thiểu 13.508 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng thu đạt 4.500 tỷ đồng.
Chính vì vậy, Tổng cục Thuế đã giao nhiệm vụ cho các vụ, đơn vị phải báo cáo kết quả thu ngân sách hàng ngày, hàng tuần để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành thu của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các vụ, đơn vị chức năng tổ chức các đoàn đi công tác địa phương để chỉ đạo, điều hành thu ngân sách, trong đó tập trung hỗ trợ các Cục Thuế có số thu thấp, các địa phương có số nợ lớn.
Trong 11 tháng đầu năm 2020, toàn ngành thuế đã thực hiện được 65.362 cuộc thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và kiểm tra được 568.398 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh, kiểm tra là 55.840 tỷ đồng, bằng 116,89% so với cùng kỳ 2019.
Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh, kiểm tra là 15.871 tỷ đồng, bằng 121,85% so với cùng kỳ năm 2019; giảm khấu trừ là 1.692,9 tỷ đồng; giảm lỗ là 38.276,13 tỷ đồng, bằng 116,92% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước là 8.495,35 tỷ đồng.
Về công tác quản lý nợ thuế trong 11 tháng đầu năm, cơ quan thuế các cấp đã thu hồi được 25.520 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 17.482 tỷ đồng; thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 8.038 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thu ngân sách giai đoạn cuối năm "căng như dây đàn", đầu tháng 11, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC về việc tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước.
Tại Chỉ thị 05/CT-BTC, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị khẩn trương hoàn thành các dự án, đề án, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu, chi NSNN, tài chính doanh nghiệp, quản lý nợ công, quản lý sử dụng tài sản công... theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, đảm bảo thời hạn, chất lượng. Đồng thời, tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách... trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung bất cập, không còn phù hợp. Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai có hiệu quả các giải pháp quản lý thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN năm 2020. |
Bội chi ngân sách 11 tháng gần 137 nghìn tỷ đồng
Bizlive
Link bài gốc: Thu ngân sách nhà nước 11 tháng đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng, duy nhất khoản thu từ sử dụng đất tăng cao
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tưng bừng ngày khai giảng năm học mới, hội cầu thủ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
GS Văn Tần - đại thụ ngoại khoa đã ra đi
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu