TIN MỚI
Ngày 9-4, nguồn tin của phóng viên Báo Người Lao Động cho biết VKSND tỉnh Gia Lai đã hoàn tất cáo trạng truy tố, chuyển hồ sơ vụ án sang TAND cùng cấp để xét xử đối với Chu Nữ Diệu Huyền - SN 1985, cựu nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chi nhánh Gia Lai - về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Kết quả điều tra cho thấy từ năm 2018, Huyền quen biết với bà T. (trú TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ tháng 9-2019, với vai trò là nhân viên VDB, Huyền bắt đầu vay tiền của bà T. với hình thức trả bằng tiền mặt. Khi vay, Huyền viết giấy mượn tiền đưa bà T., đến khi trả hết cả gốc lẫn lãi khoản vay thì sẽ lấy lại giấy mượn tiền.
Huyền cũng đặt vấn đề vay tiền của bà T. với lãi suất 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày rồi cho người khác vay lại 2.500 đồng/1 triệu/ngày để hưởng chênh lệch và được bà T. đồng ý.
Từ tháng 1-2020, Huyền đưa ra thông tin cần nhiều tiền để đáo hạn tại nhiều ngân hàng ở TP Pleiku và tỉnh Kon Tum, làm bà T. tin tưởng và nhiều lần chuyển tiền cho cô ta. Tính đến tháng 5-2020, Huyền chưa chuyển trả lại cho bà T. số tiền khoảng 55 tỉ đồng.
Đến tháng 6-2020, bà T. đòi tiền thì Huyền nhiều lần hứa hẹn nhưng không trả. Huyền đưa ra lý do toàn bộ số tiền đã cho bà Lê Thị Thương, cựu nhân viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Gia Lai (BIDV Gia Lai) vay lại. Hiện bà Thương đang nợ Huyền số tiền 133 tỉ đồng, trong đó có khoản 55 tỉ đồng là của bà T.
Sau đó, lấy lý do nhờ bà T. đòi tiền hộ, Huyền dẫn bà đến nhà bà Thương để ký biên bản chốt nợ. Tại đây, Huyền đã yêu cầu bà Thương trực tiếp ký giấy đang nợ bà T. 133 tỉ đồng.
Sau khi bà Thương ký giấy nhận nợ, Huyền tuyên bố không còn nợ tiền bà T.; rằng bà T. trực tiếp làm ăn với bà Thương thì đi đòi tiền bà này. Lúc ấy, bà T. mới biết mình bị lừa nên làm đơn tố giác Huyền đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai.
Trong quá trình điều tra, công an xác định từ ngày 28-10-2019 đến 23-6-2020, Huyền đã chuyển khoản và đưa tiền mặt cho bà Thương tổng cộng trên 226 tỉ đồng. Bà Thương đã chuyển trả cho Huyền trên 236 tỉ đồng. Số tiền mà bà Thương chuyển trả cho Huyền nhiều hơn số tiền mà cô ta đã chuyển cho bà Thương. Do đó, cơ quan điều tra xác định không có việc bà Thương còn nợ Huyền số tiền 133 tỉ đồng.
Từ tháng 4-2019 đến 22-6-2020, bà T. đã chuyển cho Huyền trên 193 tỉ đồng, cô ta chuyển trả lại gần 140 tỉ đồng. Còn lại số tiền trên 53 tỉ đồng, Huyền đã chiếm đoạt của bà T.
Trong 53 tỉ đồng này, cơ quan điều tra xác định 18,3 tỉ đồng là tiền Huyền đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của bà T. và gần 35 tỉ đồng là tiền cô ta đã lừa đảo chiếm đoạt của bà T.
Số tiền này đã được Huyền dùng mua nhiều bất động sản tại TP Pleiku và TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum rồi cho người thân đứng tên; mua ôtô… Bị đòi nợ, Huyền đã có hành vi tẩu tán tài sản khi sang nhượng các bất động sản do mình đứng tên cho người thân.
Kẽ hở khâu thẩm định của nhân viên ngân hàng giúp “siêu lừa” chiếm đoạt 433 tỷ đồng
Link bài gốc: Thủ đoạn chiếm đoạt 53 tỉ đồng của nhân viên Ngân hàng VDB
Ngày 9-4, nguồn tin của phóng viên Báo Người Lao Động cho biết VKSND tỉnh Gia Lai đã hoàn tất cáo trạng truy tố, chuyển hồ sơ vụ án sang TAND cùng cấp để xét xử đối với Chu Nữ Diệu Huyền - SN 1985, cựu nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chi nhánh Gia Lai - về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Kết quả điều tra cho thấy từ năm 2018, Huyền quen biết với bà T. (trú TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ tháng 9-2019, với vai trò là nhân viên VDB, Huyền bắt đầu vay tiền của bà T. với hình thức trả bằng tiền mặt. Khi vay, Huyền viết giấy mượn tiền đưa bà T., đến khi trả hết cả gốc lẫn lãi khoản vay thì sẽ lấy lại giấy mượn tiền.
Huyền cũng đặt vấn đề vay tiền của bà T. với lãi suất 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày rồi cho người khác vay lại 2.500 đồng/1 triệu/ngày để hưởng chênh lệch và được bà T. đồng ý.
Từ tháng 1-2020, Huyền đưa ra thông tin cần nhiều tiền để đáo hạn tại nhiều ngân hàng ở TP Pleiku và tỉnh Kon Tum, làm bà T. tin tưởng và nhiều lần chuyển tiền cho cô ta. Tính đến tháng 5-2020, Huyền chưa chuyển trả lại cho bà T. số tiền khoảng 55 tỉ đồng.
Đến tháng 6-2020, bà T. đòi tiền thì Huyền nhiều lần hứa hẹn nhưng không trả. Huyền đưa ra lý do toàn bộ số tiền đã cho bà Lê Thị Thương, cựu nhân viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Gia Lai (BIDV Gia Lai) vay lại. Hiện bà Thương đang nợ Huyền số tiền 133 tỉ đồng, trong đó có khoản 55 tỉ đồng là của bà T.
Sau đó, lấy lý do nhờ bà T. đòi tiền hộ, Huyền dẫn bà đến nhà bà Thương để ký biên bản chốt nợ. Tại đây, Huyền đã yêu cầu bà Thương trực tiếp ký giấy đang nợ bà T. 133 tỉ đồng.
Sau khi bà Thương ký giấy nhận nợ, Huyền tuyên bố không còn nợ tiền bà T.; rằng bà T. trực tiếp làm ăn với bà Thương thì đi đòi tiền bà này. Lúc ấy, bà T. mới biết mình bị lừa nên làm đơn tố giác Huyền đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai.
Trong quá trình điều tra, công an xác định từ ngày 28-10-2019 đến 23-6-2020, Huyền đã chuyển khoản và đưa tiền mặt cho bà Thương tổng cộng trên 226 tỉ đồng. Bà Thương đã chuyển trả cho Huyền trên 236 tỉ đồng. Số tiền mà bà Thương chuyển trả cho Huyền nhiều hơn số tiền mà cô ta đã chuyển cho bà Thương. Do đó, cơ quan điều tra xác định không có việc bà Thương còn nợ Huyền số tiền 133 tỉ đồng.
Từ tháng 4-2019 đến 22-6-2020, bà T. đã chuyển cho Huyền trên 193 tỉ đồng, cô ta chuyển trả lại gần 140 tỉ đồng. Còn lại số tiền trên 53 tỉ đồng, Huyền đã chiếm đoạt của bà T.
Trong 53 tỉ đồng này, cơ quan điều tra xác định 18,3 tỉ đồng là tiền Huyền đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của bà T. và gần 35 tỉ đồng là tiền cô ta đã lừa đảo chiếm đoạt của bà T.
Số tiền này đã được Huyền dùng mua nhiều bất động sản tại TP Pleiku và TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum rồi cho người thân đứng tên; mua ôtô… Bị đòi nợ, Huyền đã có hành vi tẩu tán tài sản khi sang nhượng các bất động sản do mình đứng tên cho người thân.
Kẽ hở khâu thẩm định của nhân viên ngân hàng giúp “siêu lừa” chiếm đoạt 433 tỷ đồng
Link bài gốc: Thủ đoạn chiếm đoạt 53 tỉ đồng của nhân viên Ngân hàng VDB
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tưng bừng ngày khai giảng năm học mới, hội cầu thủ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
GS Văn Tần - đại thụ ngoại khoa đã ra đi
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu