TIN MỚI
Tăng vốn chuyển động tích cực hơn
Một số ngân hàng đã tranh thủ tăng được vốn thông qua cả NĐT nội lẫn ngoại. Đáng chú ý, OCB đã tăng vốn điều lệ từ 7.898 tỷ đồng lên 8.767 tỷ đồng qua việc bán 20% vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng Aozora. Hay như đầu năm MB đã phát hành thành công 64 triệu cổ phần cho NĐT ngoại. Với giá bán 27.000 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền MB thu về từ đợt chào bán này hơn 1.720 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, MB đang chuẩn bị chi trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu để tiếp tục tăng vốn điều lệ. Bên cạnh đó, MB dự kiến sẽ chia toàn bộ hơn 25,6 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ cho cổ đông hiện hữu vào cuối quý IV/2020 hoặc quý I/2021. Vốn điều lệ của ngân hàng theo đó dự kiến sẽ tăng thêm 18% lên 27.988 tỷ đồng.
Ngoại trừ hai trường hợp bán cổ phần thành công cho NĐT ngoại giúp ngân hàng tăng mạnh vốn, từ đầu năm đến nay rải rác các ngân hàng thực hiện tăng vốn từ nguồn cổ tức không chia, từ phát hành trái phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ… LienVietPostBank đã phát hành 88 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức, qua đó nâng vốn điều lệ từ 8.944 lên 9.768 tỷ đồng.
Mới đây nhất, LienVietPostBank tiếp tục được Thống đốc NHNN chấp thuận phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu góp phần tăng quy mô vốn hoạt động cũng như khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của ngân hàng. Một số NHTMCP lớn khác cũng đã tăng vốn thành công qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng như HDBank tăng vốn điều lệ lên 16.000 tỷ đồng, tại SHB vốn điều lệ nâng lên 19.313 tỷ đồng, còn ACB vốn điều lệ cán mốc 21.615 tỷ đồng...
Dù năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm, nhưng ông Trần Đăng Phi - Phó Chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng bày tỏ lo ngại, dịch bệnh tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm suy giảm năng lực trả nợ của khách hàng khi đến hạn trong thời gian tới, gia tăng nợ xấu toàn ngành, ảnh hưởng đến việc kiểm soát nợ xấu và xử lý nợ xấu của các TCTD. Không những vậy còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại phương án cơ cấu lại.
Liệu khó khăn kép này có tạo áp lực tăng vốn lên các ngân hàng củng cố năng lực tài chính, có thêm nguồn lực dự phòng xử lý nợ xấu, tiếp tục duy trì nguồn lực tài chính cấp tín dụng cho kế hoạch kinh doanh mới? Theo đánh giá của ông Lê Đức Khánh – Giám đốc chiến lược CTCK PSI, áp lực tăng vốn của các ngân hàng hiện tại không quá căng. Nền tảng tài chính của hệ thống ngân hàng đang khá ổn định nhờ kết quả kinh doanh mấy năm qua khá khả quan giúp họ xoay xở tốt hơn trong giai đoạn này. Hơn thế, thời điểm hiện tại tín dụng tăng chậm do nhu cầu vay vốn chưa cao. Do vậy, theo nhận định của ông Khánh, thời điểm này, áp lực tăng vốn không phải ở tất cả mà có thể chỉ diễn ra từ phía các ngân hàng chưa đáp ứng được chuẩn Basel II vì thời gian phải hoàn thành mục tiêu này đang cận kề.
Sức ép của các ngân hàng có vốn nhà nước
Dữ liệu mới nhất do NHNN công bố cho thấy bức tranh vốn của ngân hàng vẫn đang được duy trì ổn định. Vốn tự có của nhóm ngân hàng áp dụng Thông tư 41 tính đến cuối tháng 7 ở mức 815,3 nghìn tỷ đồng, CAR ở mức 11,55%; vốn tự có của nhóm áp dụng Thông tư 22/2019/TT-NHNN là gần 266,2 nghìn tỷ đồng, CAR ở mức 10,52%. Vốn điều lệ toàn hệ thống các TCTD tăng 1,98% so với đầu năm lên 624,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ tại các NHTM Nhà nước gần như không đổi. Riêng vốn điều lệ của nhóm NHTMCP tăng 1,9%, lên 290,1 nghìn tỷ đồng...
Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các ngân hàng không xem tăng vốn là một trong những thứ tự ưu tiên. Những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể sẽ kéo dài sang tới nửa đầu năm 2021. Theo đó nợ xấu và nợ vay tái cơ cấu sẽ tăng nhanh vào cuối năm bởi dịch bệnh kéo dài, số lượng khách hàng gặp khó khăn về dòng tiền sẽ tiếp tục tăng lên, dẫn tới áp lực tăng vốn có thể căng hơn trong giai đoạn sau. Vì thế, ông Khánh cho rằng, các ngân hàng cần tranh thủ tăng vốn khi kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường chứng khoán tăng trưởng thuận lợi như phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu...
Áp lực tăng vốn lớn nhất là đối với các ngân hàng có vốn Nhà nước, đặc biệt là Agribank và VietinBank để đảm bảo CAR và tạo tiền đề tăng trưởng các năm sau. Như VietinBank đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng các điều kiện theo tiêu chuẩn Basel II về cơ cấu quản trị, quy trình, quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin. Nhưng do vốn điều lệ không được bổ sung thêm, nên đến nay ngân hàng vẫn chưa hoàn tất được Basel II. CAR của VietinBank hiện vẫn tuân thủ quy định hiện hành của NHNN tại Thông tư 22/2019.
Ngay cả BIDV và Vietcombank cũng vậy, dù đáp ứng Basel II, nhưng tính đến cuối tháng 7, CAR tại nhóm NHTM Nhà nước áp dụng theo Thông tư 41 chỉ ở mức 9,56%, thấp hơn mức 10,72% của nhóm NHTMCP. Với năng lực vốn có phần hạn chế này, 4 NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong hệ thống các TCTD khó đảm bảo vai trò chủ đạo cung ứng vốn tín dụng cho phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Phó Chánh cơ quan Thanh tra giám sát NHNN Trần Đăng Phi cho biết, hiện NHNN vẫn đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các thủ tục thực hiện tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Trong khi đó, cơ chế cho phép các NHTMCP có vốn nhà nước giữ lại cổ tức tiền mặt để tăng vốn như BIDV, Vietcombank, VietinBank vẫn chưa thể ban hành.
Mới đây, Thống đốc NHNN đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách Nhà nước, tiếp tục xử lý vấn đề tăng vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước là VietinBank, Vietcombank thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần.
Trước sự cấp bách của vấn đề này, tại buổi làm việc với lãnh đạo NHNN ngày 25/9/2020, một lần nữa, lãnh đạo VietinBank kiến nghị Chính phủ phê duyệt sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 và phê duyệt phương án tăng vốn tự có cho các NHTM Nhà nước, để các ngân hàng mở rộng tăng trưởng tín dụng, cung ứng vốn cho các DN vượt qua khó khăn, tái cơ cấu hoạt động.
Thời báo ngân hàng
Link bài gốc: Sức ép tăng vốn từ các ông lớn
Tăng vốn chuyển động tích cực hơn
Một số ngân hàng đã tranh thủ tăng được vốn thông qua cả NĐT nội lẫn ngoại. Đáng chú ý, OCB đã tăng vốn điều lệ từ 7.898 tỷ đồng lên 8.767 tỷ đồng qua việc bán 20% vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng Aozora. Hay như đầu năm MB đã phát hành thành công 64 triệu cổ phần cho NĐT ngoại. Với giá bán 27.000 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền MB thu về từ đợt chào bán này hơn 1.720 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, MB đang chuẩn bị chi trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu để tiếp tục tăng vốn điều lệ. Bên cạnh đó, MB dự kiến sẽ chia toàn bộ hơn 25,6 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ cho cổ đông hiện hữu vào cuối quý IV/2020 hoặc quý I/2021. Vốn điều lệ của ngân hàng theo đó dự kiến sẽ tăng thêm 18% lên 27.988 tỷ đồng.
Ngoại trừ hai trường hợp bán cổ phần thành công cho NĐT ngoại giúp ngân hàng tăng mạnh vốn, từ đầu năm đến nay rải rác các ngân hàng thực hiện tăng vốn từ nguồn cổ tức không chia, từ phát hành trái phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ… LienVietPostBank đã phát hành 88 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức, qua đó nâng vốn điều lệ từ 8.944 lên 9.768 tỷ đồng.
Mới đây nhất, LienVietPostBank tiếp tục được Thống đốc NHNN chấp thuận phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu góp phần tăng quy mô vốn hoạt động cũng như khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của ngân hàng. Một số NHTMCP lớn khác cũng đã tăng vốn thành công qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng như HDBank tăng vốn điều lệ lên 16.000 tỷ đồng, tại SHB vốn điều lệ nâng lên 19.313 tỷ đồng, còn ACB vốn điều lệ cán mốc 21.615 tỷ đồng...
Dù năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm, nhưng ông Trần Đăng Phi - Phó Chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng bày tỏ lo ngại, dịch bệnh tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm suy giảm năng lực trả nợ của khách hàng khi đến hạn trong thời gian tới, gia tăng nợ xấu toàn ngành, ảnh hưởng đến việc kiểm soát nợ xấu và xử lý nợ xấu của các TCTD. Không những vậy còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại phương án cơ cấu lại.
Liệu khó khăn kép này có tạo áp lực tăng vốn lên các ngân hàng củng cố năng lực tài chính, có thêm nguồn lực dự phòng xử lý nợ xấu, tiếp tục duy trì nguồn lực tài chính cấp tín dụng cho kế hoạch kinh doanh mới? Theo đánh giá của ông Lê Đức Khánh – Giám đốc chiến lược CTCK PSI, áp lực tăng vốn của các ngân hàng hiện tại không quá căng. Nền tảng tài chính của hệ thống ngân hàng đang khá ổn định nhờ kết quả kinh doanh mấy năm qua khá khả quan giúp họ xoay xở tốt hơn trong giai đoạn này. Hơn thế, thời điểm hiện tại tín dụng tăng chậm do nhu cầu vay vốn chưa cao. Do vậy, theo nhận định của ông Khánh, thời điểm này, áp lực tăng vốn không phải ở tất cả mà có thể chỉ diễn ra từ phía các ngân hàng chưa đáp ứng được chuẩn Basel II vì thời gian phải hoàn thành mục tiêu này đang cận kề.
Sức ép của các ngân hàng có vốn nhà nước
Dữ liệu mới nhất do NHNN công bố cho thấy bức tranh vốn của ngân hàng vẫn đang được duy trì ổn định. Vốn tự có của nhóm ngân hàng áp dụng Thông tư 41 tính đến cuối tháng 7 ở mức 815,3 nghìn tỷ đồng, CAR ở mức 11,55%; vốn tự có của nhóm áp dụng Thông tư 22/2019/TT-NHNN là gần 266,2 nghìn tỷ đồng, CAR ở mức 10,52%. Vốn điều lệ toàn hệ thống các TCTD tăng 1,98% so với đầu năm lên 624,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ tại các NHTM Nhà nước gần như không đổi. Riêng vốn điều lệ của nhóm NHTMCP tăng 1,9%, lên 290,1 nghìn tỷ đồng...
Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các ngân hàng không xem tăng vốn là một trong những thứ tự ưu tiên. Những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể sẽ kéo dài sang tới nửa đầu năm 2021. Theo đó nợ xấu và nợ vay tái cơ cấu sẽ tăng nhanh vào cuối năm bởi dịch bệnh kéo dài, số lượng khách hàng gặp khó khăn về dòng tiền sẽ tiếp tục tăng lên, dẫn tới áp lực tăng vốn có thể căng hơn trong giai đoạn sau. Vì thế, ông Khánh cho rằng, các ngân hàng cần tranh thủ tăng vốn khi kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường chứng khoán tăng trưởng thuận lợi như phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu...
Áp lực tăng vốn lớn nhất là đối với các ngân hàng có vốn Nhà nước, đặc biệt là Agribank và VietinBank để đảm bảo CAR và tạo tiền đề tăng trưởng các năm sau. Như VietinBank đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng các điều kiện theo tiêu chuẩn Basel II về cơ cấu quản trị, quy trình, quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin. Nhưng do vốn điều lệ không được bổ sung thêm, nên đến nay ngân hàng vẫn chưa hoàn tất được Basel II. CAR của VietinBank hiện vẫn tuân thủ quy định hiện hành của NHNN tại Thông tư 22/2019.
Ngay cả BIDV và Vietcombank cũng vậy, dù đáp ứng Basel II, nhưng tính đến cuối tháng 7, CAR tại nhóm NHTM Nhà nước áp dụng theo Thông tư 41 chỉ ở mức 9,56%, thấp hơn mức 10,72% của nhóm NHTMCP. Với năng lực vốn có phần hạn chế này, 4 NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong hệ thống các TCTD khó đảm bảo vai trò chủ đạo cung ứng vốn tín dụng cho phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Phó Chánh cơ quan Thanh tra giám sát NHNN Trần Đăng Phi cho biết, hiện NHNN vẫn đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các thủ tục thực hiện tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Trong khi đó, cơ chế cho phép các NHTMCP có vốn nhà nước giữ lại cổ tức tiền mặt để tăng vốn như BIDV, Vietcombank, VietinBank vẫn chưa thể ban hành.
Mới đây, Thống đốc NHNN đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách Nhà nước, tiếp tục xử lý vấn đề tăng vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước là VietinBank, Vietcombank thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần.
Trước sự cấp bách của vấn đề này, tại buổi làm việc với lãnh đạo NHNN ngày 25/9/2020, một lần nữa, lãnh đạo VietinBank kiến nghị Chính phủ phê duyệt sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 và phê duyệt phương án tăng vốn tự có cho các NHTM Nhà nước, để các ngân hàng mở rộng tăng trưởng tín dụng, cung ứng vốn cho các DN vượt qua khó khăn, tái cơ cấu hoạt động.
Thời báo ngân hàng
Link bài gốc: Sức ép tăng vốn từ các ông lớn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điều gì tạo nên sức hút của đàn ông? Không phải...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều người ăn đu đủ bỏ hạt nhưng lại không biết...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ 45-55 tuổi vẫn làm đều đặn 3 việc này chứng tỏ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
2 loại củ chỉ vài nghìn đồng bán đầy ở chợ Việt là...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VietinBank tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu