TIN MỚI
Theo đó, dự thảo Thông tư bổ sung các khoản tái cấp vốn được phân loại theo mức độ rủi ro tăng dần với 4 nhóm chính.
Đồng thời bổ sung các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải thu nhà cung cấp, các khoản phải thu cá nhân, tổ chức bên ngoài có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả.
Dự thảo Thông tư cũng bổ sung việc xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước được thực hiện theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng khoản dự phòng rủi ro để xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước, bao gồm: các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách nhà nước đã hết thời hạn thanh toán hoặc không có thời hạn thanh toán và sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm chưa được hoàn trả hoặc chưa có biện pháp xử lý.
Đối với các khoản phải thu quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này được quy định: Các khoản phải thu có khả năng tổn thất, không thu hồi được trong quá trình hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước có đủ bằng chứng tin cậy xác định đối tượng phải thu là tổ chức đã phá sản, giải thể, đối tượng phải thu là cá nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết, hoặc khoản nợ đã yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú (có văn bản của cơ quan thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi đối tượng thu nợ có hộ khẩu thường trú.
Dự thảo Thông tư nêu rõ, sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm, kể từ ngày sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất và sau khi đã thực hiện các biện pháp để thu hồi các khoản tổn thất nhưng không thể thu hồi được, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho xuất toán khoản tổn thất đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.
Hồ sơ đối với các khoản tổn thất đã được xuất toán ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả hồ sơ xử lý tổn thất và toàn bộ tài liệu chứng minh Thủ trưởng đơn vị đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nhưng không thu hồi được.
Vụ Tài chính – Kế toán thực hiện chức năng giúp việc cho Hội đồng xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trong trường hợp cần thiết.
Chủ tịch Hội đồng xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán quyết định trưng tập một số cán bộ từ các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan giúp việc cho Hội đồng xử lý tổn thất theo đề nghị của Vụ Tài chính – Kế toán.
Trích lập dự phòng rủi ro ngân hàng phân hoá mạnh
Thời báo ngân hàng
Link bài gốc: Sửa quy định về trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước
Theo đó, dự thảo Thông tư bổ sung các khoản tái cấp vốn được phân loại theo mức độ rủi ro tăng dần với 4 nhóm chính.
Đồng thời bổ sung các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải thu nhà cung cấp, các khoản phải thu cá nhân, tổ chức bên ngoài có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả.
Dự thảo Thông tư cũng bổ sung việc xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước được thực hiện theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng khoản dự phòng rủi ro để xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước, bao gồm: các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách nhà nước đã hết thời hạn thanh toán hoặc không có thời hạn thanh toán và sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm chưa được hoàn trả hoặc chưa có biện pháp xử lý.
Đối với các khoản phải thu quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này được quy định: Các khoản phải thu có khả năng tổn thất, không thu hồi được trong quá trình hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước có đủ bằng chứng tin cậy xác định đối tượng phải thu là tổ chức đã phá sản, giải thể, đối tượng phải thu là cá nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết, hoặc khoản nợ đã yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú (có văn bản của cơ quan thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi đối tượng thu nợ có hộ khẩu thường trú.
Dự thảo Thông tư nêu rõ, sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm, kể từ ngày sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất và sau khi đã thực hiện các biện pháp để thu hồi các khoản tổn thất nhưng không thể thu hồi được, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho xuất toán khoản tổn thất đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.
Hồ sơ đối với các khoản tổn thất đã được xuất toán ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả hồ sơ xử lý tổn thất và toàn bộ tài liệu chứng minh Thủ trưởng đơn vị đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nhưng không thu hồi được.
Vụ Tài chính – Kế toán thực hiện chức năng giúp việc cho Hội đồng xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trong trường hợp cần thiết.
Chủ tịch Hội đồng xử lý khoản tổn thất đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán quyết định trưng tập một số cán bộ từ các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan giúp việc cho Hội đồng xử lý tổn thất theo đề nghị của Vụ Tài chính – Kế toán.
Trích lập dự phòng rủi ro ngân hàng phân hoá mạnh
Thời báo ngân hàng
Link bài gốc: Sửa quy định về trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau kỳ nghỉ lễ, một ngân hàng lớn giảm mạnh 1% lãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất ngân hàng nào đang cao nhất trong tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh Việt trúng suất thực tập công ty 'Big...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu