BĐS Nới room tín dụng phải ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội và hạ tầng công nghiệp

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Tại Hội nghị giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tổ chức mới đây, các chuyên gia đã đưa ra quan điểm xung quanh những bất cập của thị trường vốn - một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực bất động sản.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ chậm hoàn thiện, ảnh hưởng đến phát triển các kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp, gia tăng áp lực lên hệ thống ngân hàng. Thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng nóng trong những tháng đầu năm, hình thành mặt bằng giá mới, gia tăng áp lực đối với Nhà nước, nhà đầu tư khi thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và cả người dân về khả năng chi trả, nhất là với các hộ gia đình trẻ, thu nhập thấp.

Ông Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thị trường vốn hiện nay vẫn còn hạn chế, nhất là thị trường trái phiếu.

Ông Phước đề nghị, nên thí điểm cơ chế trái phiếu gắn với tài sản đảm bảo. Đây là cái mà hiện nay, đặc biệt là Mỹ, châu Âu đang phát triển rất nhiều, tránh tình trạng trái phiếu phát hành ra không có tài sản đảm bảo gây nên rủi ro khi hoàn trả.

Ông Phước cho rằng, hiện nay cần một thị trường không chặt quá, không lỏng quá, không cầu toàn để làm sao giải tỏa bớt áp lực lên thị trường tiền tệ. Bởi nếu không thì dòng tiền sẽ từ Ngân hàng Nhà nước đưa ra qua chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến tăng trưởng và đây có thể nói vòng luẩn quẩn trong xung đột chính sách.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cả ba yếu tố là đầu tư công, thị trường vốn dài hạn và cho vay ngắn hạn hiện nay cần phải được cân đối bởi đây là điểm mấu chốt cho ổn định tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Thiên cho rằng, việc căng thẳng về room tín dụng trong thời gian gần đây không hẳn chỉ là câu chuyện của ngân hàng mà cho thấy việc đầu tư công phải mạnh hơn nữa và thị trường vốn phải vận hành tốt hơn nữa.

Nới room tín dụng phải ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội và hạ tầng công nghiệp - Ảnh 1.


PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. (Ảnh Báo Chính phủ)


“Thời gian tới, tôi nghĩ rằng, chúng ta cần đánh giá tính bất định, bất trắc cao hơn nhiều, đặc biệt là ở khía cạnh nền kinh tế Trung Quốc. Khả năng bất trắc cao là ở nền kinh tế này như thị trường bất động sản Trung Quốc đang không phục hồi được,… Đây là thị trường rất quan trọng, cần có những dự báo chính xác", ông Thiên nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, nên thận trọng với cung tiền. Với tốc độ tăng tín dụng, giả sử năm nay là 14% thì năm sau cũng là 14% thì đây là con số không thấp.

“Vấn đề nợ xấu không trừ hẳn đi, vấn đề tăng vốn cho ngân hàng thương mại, tỷ lệ tín dụng trên GDP chưa kể áp lực ngắn hạn đối với tỷ giá, ta không muốn làm cho tỉ giá mất giá nhiều. Chưa kể những áp lực về lãi suất, lãi suất không thể tăng quá mức… Như vậy, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu cũng như trong những năm tới có thể chế tốt để phát hành trái phiếu là vấn đề quan trọng”, ông Thành nói.

Bên cạnh đó, ông Thành cho rằng, cần linh hoạt trong việc phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vào bất động sản, đặc biệt là nhà ở công nhân, nhà ở xã hội,… Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn, ở đây không có nghĩa là tháng 3 năm nay so với tháng 3 năm sau cũng phải tăng 14%, có thể có tháng lên, có tháng xuống cần theo chu kỳ sản xuất của các nhóm mặt hàng, quan trọng là con số tổng thể cả năm.

Nới room tín dụng phải ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội và hạ tầng công nghiệp - Ảnh 2.


TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia. (Ảnh Báo Chính phủ)


TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia đánh giá, bây giờ đã đến lúc chuẩn bị kịch bản cho năm 2023 trên tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay cần vốn, nhưng cái cần hơn, cấp thiết hơn là hấp thụ vốn. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải phối hợp tốt.

"Một vấn đề đặt ra hiện nay là có cần nới hạn mức tín dụng hay không, trong đó có vốn cho thị trường bất động sản? Tôi nghĩ là không cần, vấn đề quan trọng là nguồn vốn cần ưu tiên cho lĩnh vực bất động sản nào và theo tôi phải ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội, hạ tầng công nghiệp,…

Ngoài ra, phải phát triển cân đối thị trường chứng khoán, trái phiếu và cả thị trường tiền tệ, chứ không phải đẩy gánh nặng vốn trong trung và dài hạn cho chính sách tiền tệ", chuyên gia nhấn mạnh.

Bắc Giang dự kiến xây dựng 379 dự án bất động sản trong năm 2022

Link bài gốc: Nới room tín dụng phải ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội và hạ tầng công nghiệp
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,199
Bài viết
63,418
Thành viên
86,418
Thành viên mới nhất
MichaelHoumn

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN