Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đưa ra yêu cầu các TCTD phải bảo đảm số vốn điều lệ đến năm 2025 khá cao, như có thể lên đến 15 ngàn tỷ đồng đối với nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn. Trước yêu cầu này, vấn đề nới room ngoại đối với các TCTD lại được đặt ra, bởi đây được coi là một trong những kênh quan trọng để các ngân hàng không chỉ tăng vốn, mà còn nâng cao năng lực quản trị của mình. Thời báo Ngân hàng đã có trao đổi với PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế xung quanh vấn đề này.
Ông đánh giá thế nào về vai trò của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đối với các ngân hàng?
Có thể thấy, việc tham gia của NĐTNN trong những năm qua đã mang lại những thay đổi tích cực về tài chính, công nghệ, quản trị và điều hành tại các TCTD theo hướng tiệm cận gần hơn với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Vì thế, cần khẳng định rằng vai trò của vốn ngoại trong việc hỗ trợ các NHTM Việt nâng cao năng lực tài chính, quản trị là rất quan trọng. Mục tiêu về vốn không phải là tất cả, mà việc có sự tham gia của NĐTNN với trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản trị sẽ giúp hoạt động của các ngân hàng đi vào nề nếp, công khai minh bạch hơn, theo đúng chuẩn mực quốc tế và phù hợp với năng lực, trình độ của chính các ngân hàng.
Chính vì vậy, nới room ngoại không phải là vấn đề mới được đề cập, đây là mong muốn của các TCTD từ lâu và sẽ là một nhu cầu tất yếu trong thời gian tới.
Liệu đây đã là thời điểm thích hợp để nới room ngoại, thưa ông?
Đây là thời điểm tương đối thuận lợi để có thể cân nhắc tới việc mở cánh cửa rộng hơn đối với nguồn vốn ngoại tại các TCTD. Hiện nay, hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt đã dần dần đi vào nề nếp, các ngân hàng đã có năng lực quản trị, điều hành tốt hơn để có thể tự tin đón nguồn vốn từ NĐTNN. Cùng với đó, nền kinh tế của Việt Nam đang từng bước phục hồi, được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, giàu tiềm năng phát triển, đem lại niềm tin lớn cho các nhà đầu tư. Yêu cầu hội nhập kinh tế cũng đề ra yêu cầu hội nhập sâu rộng hơn ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có tài chính ngân hàng.
Đơn cử như tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam cũng cam kết xem xét tạo thuận lợi, cho phép các nhà đầu tư ngoại nâng mức nắm giữ lên 49% vốn điều lệ trong hai NHTMCP (không áp dụng với 4 NHTM Nhà nước) mà không phải chờ quyết định nới room chung. Như vậy, có thể nói việc nâng tỷ lệ sở hữu của các NĐTNN là câu chuyện tất yếu sẽ diễn ra.
Bản thân các NHTM cũng đều kỳ vọng được nới room ngoại để dễ dàng xoay xở phương án tăng vốn thông qua chào bán cho cổ đông nước ngoài, qua đó giúp gia tăng nội lực trong dài hạn, chia sẻ kinh nghiệm quản trị; tăng năng lực tài chính, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, nhất là nguy cơ nợ xấu vì ảnh hưởng bởi Covid-19.
Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có nêu TCTD yêu cầu khá chi tiết về mức vốn điều lệ đến năm 2025. Đơn cử, đối với các NHTM, nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng; nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài: vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng…
Trước yêu cầu này, vấn đề nới room ngoại đối với các TCTD lại được đặt ra bởi đây được coi là một trong những nguồn vốn hiệu quả để các NHTM nâng cao năng lực tài chính, quản trị của mình.
Theo ông, cần phải lưu ý điều gì khi nới room ngoại?
Cần khẳng định rằng, hệ thống ngân hàng là "huyết mạch" của nền kinh tế nên việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với các NĐTNN tại các NHTM cần được xem xét, cân nhắc rất kỹ, cả mặt được mặt mất để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhu cầu của NĐT và quản lý nhà nước. Việc nới room nếu trong giới hạn phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tốt; nhưng nếu nới nhiều, quá nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, thị trường tài chính. Phải làm sao để NHTM vẫn có cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư, tăng được năng lực, quy mô tài chính, khả năng quản trị nhưng vẫn giữ được sự chủ động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo được tính tự chủ của nền kinh tế, các cân đối vĩ mô.
Về phía các nhà băng, nên xác định rằng NĐTNN không chỉ mang tới nguồn vốn mà còn là kinh nghiệm quản trị. Vì vậy, cần tìm kiếm được các đối tác phù hợp với quá trình phát triển, đổi mới của ngân hàng. Không nên nóng vội ngay cả khi có nhu cầu cấp thiết, để tránh ảnh hưởng tới hoạt động sau này.
Xin cảm ơn ông!
Link bài gốc: Nới room ngoại: Đảm bảo hài hoà lợi ích
Ông đánh giá thế nào về vai trò của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đối với các ngân hàng?
Có thể thấy, việc tham gia của NĐTNN trong những năm qua đã mang lại những thay đổi tích cực về tài chính, công nghệ, quản trị và điều hành tại các TCTD theo hướng tiệm cận gần hơn với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Vì thế, cần khẳng định rằng vai trò của vốn ngoại trong việc hỗ trợ các NHTM Việt nâng cao năng lực tài chính, quản trị là rất quan trọng. Mục tiêu về vốn không phải là tất cả, mà việc có sự tham gia của NĐTNN với trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản trị sẽ giúp hoạt động của các ngân hàng đi vào nề nếp, công khai minh bạch hơn, theo đúng chuẩn mực quốc tế và phù hợp với năng lực, trình độ của chính các ngân hàng.
Chính vì vậy, nới room ngoại không phải là vấn đề mới được đề cập, đây là mong muốn của các TCTD từ lâu và sẽ là một nhu cầu tất yếu trong thời gian tới.
Liệu đây đã là thời điểm thích hợp để nới room ngoại, thưa ông?
Đây là thời điểm tương đối thuận lợi để có thể cân nhắc tới việc mở cánh cửa rộng hơn đối với nguồn vốn ngoại tại các TCTD. Hiện nay, hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt đã dần dần đi vào nề nếp, các ngân hàng đã có năng lực quản trị, điều hành tốt hơn để có thể tự tin đón nguồn vốn từ NĐTNN. Cùng với đó, nền kinh tế của Việt Nam đang từng bước phục hồi, được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, giàu tiềm năng phát triển, đem lại niềm tin lớn cho các nhà đầu tư. Yêu cầu hội nhập kinh tế cũng đề ra yêu cầu hội nhập sâu rộng hơn ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có tài chính ngân hàng.
Đơn cử như tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam cũng cam kết xem xét tạo thuận lợi, cho phép các nhà đầu tư ngoại nâng mức nắm giữ lên 49% vốn điều lệ trong hai NHTMCP (không áp dụng với 4 NHTM Nhà nước) mà không phải chờ quyết định nới room chung. Như vậy, có thể nói việc nâng tỷ lệ sở hữu của các NĐTNN là câu chuyện tất yếu sẽ diễn ra.
Bản thân các NHTM cũng đều kỳ vọng được nới room ngoại để dễ dàng xoay xở phương án tăng vốn thông qua chào bán cho cổ đông nước ngoài, qua đó giúp gia tăng nội lực trong dài hạn, chia sẻ kinh nghiệm quản trị; tăng năng lực tài chính, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, nhất là nguy cơ nợ xấu vì ảnh hưởng bởi Covid-19.
Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có nêu TCTD yêu cầu khá chi tiết về mức vốn điều lệ đến năm 2025. Đơn cử, đối với các NHTM, nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng; nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài: vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng…
Trước yêu cầu này, vấn đề nới room ngoại đối với các TCTD lại được đặt ra bởi đây được coi là một trong những nguồn vốn hiệu quả để các NHTM nâng cao năng lực tài chính, quản trị của mình.
Theo ông, cần phải lưu ý điều gì khi nới room ngoại?
Cần khẳng định rằng, hệ thống ngân hàng là "huyết mạch" của nền kinh tế nên việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với các NĐTNN tại các NHTM cần được xem xét, cân nhắc rất kỹ, cả mặt được mặt mất để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhu cầu của NĐT và quản lý nhà nước. Việc nới room nếu trong giới hạn phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tốt; nhưng nếu nới nhiều, quá nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, thị trường tài chính. Phải làm sao để NHTM vẫn có cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư, tăng được năng lực, quy mô tài chính, khả năng quản trị nhưng vẫn giữ được sự chủ động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo được tính tự chủ của nền kinh tế, các cân đối vĩ mô.
Về phía các nhà băng, nên xác định rằng NĐTNN không chỉ mang tới nguồn vốn mà còn là kinh nghiệm quản trị. Vì vậy, cần tìm kiếm được các đối tác phù hợp với quá trình phát triển, đổi mới của ngân hàng. Không nên nóng vội ngay cả khi có nhu cầu cấp thiết, để tránh ảnh hưởng tới hoạt động sau này.
Xin cảm ơn ông!
Link bài gốc: Nới room ngoại: Đảm bảo hài hoà lợi ích
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu quy hoạch Đại học Bách khoa Hà Nội trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hà Nội: Hiện trạng Công viên Tuổi trẻ sau hơn 3...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu