Một mảng đất hiếm từng được tìm thấy tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Theo nguồn tin từ Reuters, các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã tìm thấy một lượng lớn khoáng chất hiếm kết tủa trên nền Thái Bình Dương. Loại khoáng chất này đóng vai trò rất quan trọng khâu chế tạo các sản phẩm điện tử và một điều tuyệt vời hơn là chúng có thể được trích xuất dễ dàng. Giáo sư Yasuhiro Kato đến từ khoa khoa học địa chất thuộc đại học Tokyo cho hay: "Khối khoáng chất kết tủa có nồng độ đất hiếm rất cao. 1 km vuông khoáng chất có thể đáp ứng 1/5 nhu cầu sử dụng đất hiếm trên toàn thế giới trong suốt 1 năm."
Khám phá trên được thực hiện bởi một đội ngũ các nhà nghiên cứu đến từ Cơ quan hàng hải-địa chất và công nghệ Nhật Bản do giáo sư Kato dẫn đầu. Họ đã phát hiện các khoáng chất trong lớp bùn dưới đáy biển, được chiết xuất từ độ sâu 3.500 đến 6.000 m dưới mặt nước tại 78 vị trí khác nhau. Trong đó, 1/3 khu vực địa chất khảo sát chứa rất nhiều đất hiếm và kim loại như yttrium.
Khu vực chứa khoáng chất hiếm nằm trên vùng biển quốc tế, là một khu vực kéo dài từ bờ đông và tây Hawaii cũng như phía đông đảo Tahiti thuộc quần đảo Polynesia. Kato ước tính lượng đất hiếm chứa trong lớp khoáng chất kết tủa có thể lên đến 80 - 100 tỉ m khối. Con số này cao hơn rất nhiều so với dữ trữ toàn cầu do cục khảo sát địa chất Hoa Kì xác nhận là 110 triệu tấn, phân bố rải rác tại Trung Quốc, Nga, các nước thuộc Liên Xô cũ và Mỹ.
Đất hiếm ngày càng trở nên thiếu hụt bởi nó là yếu tố sống còn của hầu hết các thiết bị điện tử, nam châm và pin. Vì vậy, trong những năm trở lại đây thì các dự án khai thác loại đất này đã được triển khai khá rầm rộ. Trung Quốc, quốc gia chiếm 97% trữ lượng đất hiếm đã thắt chặt thương mại đối với nguồn kim loại chiến lược đồng thời gây nên một cuộc tranh cãi về giá cả. Trong khi đó, Nhật Bản hiện đang là nước có nhu cầu sử dụng đất hiếm đứng thứ 3 trên thế giới lại đang lâm vào thế bí và buộc phải đa dạng hóa nguồn cung cấp, đặc biệt là loại đất hiếm dysprosium thường dùng để sản xuất nam châm.
Qua khảo sát, Kato cho biết bùn đáy biển chứa rất nhiều đất hiếm nặng như gadolinium, lutetium, terbium và dysprosium. "Chúng được dùng để chế tạo màn hình TV siêu mỏng, đèn LED và xe hybrid," ông nói. Việc chiết xuất đất hiếm yêu cầu khoáng chất phải được bơm lên từ đáy đại dương. "Bùn đáy biển được đưa lên tàu và chúng tôi có thể chiết xuất dễ dàng với quy trình tách lọc bằng axit đơn giản. Với việc sử dụng axit loãng, quy trình sẽ diễn ra nhanh hơn và chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, chúng tôi có thể chiết xuất từ 80 đến 90% đất hiếm trong bùn."
Tuy nhiên, Kato vẫn đề cập đến những mối nguy hại về loại khoáng chất này. Ông cho biết nồng độ uranium và thorim - 2 nguyên tố phóng xạ chứa trong khoáng chất kết tủa có thể gây tác động xấu đến môi trường. Tỉ lệ 2 chất này chiếm 1/5 lượng khoáng chất.
Được biết chi tiết về cuộc khám phá do nhóm nghiên cứu của Kato thực hiên đã được đăng tải trên tờ British Journal Nature Geoscience phiên bản online.
Theo: Reuters
Bài tương tự bạn quan tâm
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất ngân hàng nào đang cao nhất trong tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu