KT-XH Nhập gia tùy tục, hãy dừng lại những hành động thiếu tế nhị để tránh rơi vào tình huống khó xử khi đến thăm 8 quốc gia dưới đây

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
TIN MỚI

Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa độc đáo riêng biệt và những quy tắc xử sự khác nhau. Tốt nhất là chúng ta nên tìm hiểu kĩ trước khi vi vu du lịch để tránh những tình huống lạc lõng, xấu hổ. Dưới đây là 8 ví dụ minh họa cho thấy bạn sẽ dễ "tuyệt vọng" như thế nào nếu trót có hành vi ngang trái ở nước ngoài.

1. Đừng boa tiền ở Nhật Bản


Nhiều nước trên thế giới có văn hóa tiền tip/tiền boa, đó là khi khách hàng gửi thêm một ít tiền cho nhân viên phục vụ để bày tỏ thái độ hài lòng. Tuy nhiên, thật sự rất kỳ cục nếu bạn đưa tiền tip ở Nhật Bản. Thậm chí một số nhà hàng ghi rõ phía dưới hóa đơn: "Theo văn hóa Nhật, các nhân viên phục vụ đã được trả lương xứng đáng. Vì vậy tiền boa không được chấp nhận. Xin cảm ơn".

Nhập gia tùy tục, hãy dừng lại những hành động thiếu tế nhị để tránh rơi vào tình huống khó xử khi đến thăm 8 quốc gia dưới đây - Ảnh 1.


(Ảnh: Soranews, Twitter/Bluenile)


Trang tin SoraNews24 bàn luận một số nguyên nhân mà người Nhật cảm thấy không cần tiền tip: do thói quen từ xưa; do thực khách đã phải trả cho các món khai vị dù muốn hay không; do nhân viên nhận lương xứng đáng, được nghỉ trưa và cung cấp bữa ăn ngay tại nhà hàng. Cuối cùng, người Nhật thường rất tự hào và kiêu hãnh về công việc của mình, họ sẽ không muốn nhận thêm tiền thưởng chỉ vì làm tròn trách nhiệm.

2. Đừng "cưa đôi" hóa đơn ở Pháp

Nhập gia tùy tục, hãy dừng lại những hành động thiếu tế nhị để tránh rơi vào tình huống khó xử khi đến thăm 8 quốc gia dưới đây - Ảnh 2.


(Ảnh: French Today)


Người Pháp cho rằng nên giữ phép lịch sự và đừng nói đến vấn đề "tế nhị" như chia đôi hóa đơn khi đi nhà hàng. Giả sử một nhóm bạn mấy người thường xuyên cùng nhau ăn tối, lần lượt từng người sẽ thay phiên nhau bao trọn bữa ăn.

Câu nói “Ce soir, c’est nous qui vous invitons” (hôm nay để chúng mình mời nhé) rất thường được sử dụng. Điều này còn đúng hơn nữa với các cặp đôi, nếu hôm nay người đàn ông trả thì hôm sau người nữ cũng chủ động thanh toán. Tuy vậy, nếu đi nhóm đông hơn thì vẫn có thể chia tiền như thường.

3. Đừng vẫy tay ở Hy Lạp

Nhập gia tùy tục, hãy dừng lại những hành động thiếu tế nhị để tránh rơi vào tình huống khó xử khi đến thăm 8 quốc gia dưới đây - Ảnh 3.


(Ảnh: Greek Reporter)


"Moutza" theo văn hóa Hy Lạp là cử chỉ xòe lòng bàn tay hướng về phía ai đó, các ngón tay cách xa nhau và nó mang ý nghĩa xúc phạm. Nhìn chung, người Hy Lạp đứng khá gần khi giao tiếp so với người Mỹ và các quốc gia châu Âu khác ở phía Bắc. Họ cũng luôn chú trọng đến ngôn ngữ cơ thể, và hành động "moutza" được xem là cực kỳ thô lỗ.

4. Tuyệt đối không chụp ảnh mà chưa có sự đồng ý ở UAE


Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) quy định việc chụp ảnh mà chưa có sự đồng ý là hành vi phạm tội, có thể ngồi tù 6 tháng và nộp phạt lên tới 500.000 AED (gần 3,2 tỷ đồng). Nếu bạn còn đăng ảnh lên mạng xã hội thì sẽ bị xử phạt nặng hơn.

5. Đừng đi bộ trong làn đường dành cho xe đạp ở Hà Lan

Nhập gia tùy tục, hãy dừng lại những hành động thiếu tế nhị để tránh rơi vào tình huống khó xử khi đến thăm 8 quốc gia dưới đây - Ảnh 4.


(Ảnh: The Cycling Dutchman)


Đạp xe là cách di chuyển chính của người dân Hà Lan, bạn sẽ thấy làn đường dành cho phương tiện này khá đông đúc. Do vậy, nếu cứ ngang nhiên "dung dăng dung dẻ" trong làn đường xe đạp thì rất dễ gặp tai nạn, hoặc ít nhất là bị mắng không oan ức chút nào.

6. Đừng ra dấu OK ở Thổ Nhĩ Kỳ


Cử chỉ OK không hề ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Người dân địa phương sẽ cho rằng bạn đang ra hiệu ai đó là người đồng tính. Ngoài ra, sẽ rất thô lỗ nếu bạn chỉ trỏ ngón tay về phía người đối diện.

7. Lưu ý về gật đầu và lắc đầu ở Bulgaria và Albania

Nhập gia tùy tục, hãy dừng lại những hành động thiếu tế nhị để tránh rơi vào tình huống khó xử khi đến thăm 8 quốc gia dưới đây - Ảnh 5.


(Ảnh: Gift Habeshaw/Unsplash)


Ở hai quốc gia Đông Nam Âu này, gật đầu có nghĩa là Không đồng ý. Lắc đầu lại có nghĩa là Tán thành!

8. Cho chim bồ câu ăn ở Singapore? Xin đừng


Chim bồ câu có thể lan truyền bệnh tật và được xem như "loài chuột có thêm đôi cánh". Hành vi cho chim ăn ở Singapore có thể khiến bạn bị phạt tiền đến 500 USD (gần 12 triệu đồng). Cục Môi trường Quốc gia Singapore còn khuyến khích người dân báo cáo cơ quan chức năng nếu phát hiện người nào vương vãi thức ăn hay làm máng cho chim.

(Theo Brightside)

Chăm chỉ thôi chưa đủ, phải biết cách để làm việc thông minh: 6 kỹ năng ai cũng cần có để trở nên nổi bật ở mọi công việc!

Trí thức trẻ

Link bài gốc: Nhập gia tùy tục, hãy dừng lại những hành động thiếu tế nhị để tránh rơi vào tình huống khó xử khi đến thăm 8 quốc gia dưới đây
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,129
Bài viết
63,349
Thành viên
86,047
Thành viên mới nhất
gnn

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN