TIN MỚI
Mới đây tạp chí Forbes (Mỹ) đã công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2023. Theo đó, Việt Nam có 6 đại diện gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.
Để có được thành công trên thương trường, những người giàu nhất Việt Nam đều có học vấn khủng, theo học tại các trường đại học danh giá trong nước và quốc tế.
1. Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng - ngành kinh tế và địa chất
Người nắm giữ nhiều tài sản nhất trong số 6 tỷ phú đô la của Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng. Năm 1980 - thông qua mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước Đông Âu - đặc biệt là Liên Xô, Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc nhất sang nước bạn học tập với các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, tài chính, khoa học - kỹ thuật. Thời kỳ đó, du học Liên Xô là niềm mơ ước thoát nghèo của nhiều thanh niên Việt Nam.
Chủ tịch Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Internet
Năm 1985 ông thi đỗ vào trường ĐH Mỏ địa chất Hà Nội. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, năm 1987, ông giành được học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất.
Sau khi tốt nghiệp và kết hôn, ông chuyển đến thành phố Kharkov, mở cửa hàng ăn lấy tên Việt Nam Thăng Long. Sau đó ông khởi nghiệp với thương hiệu mì Mivina, mở đầu cho hành trình gây dựng khối tài sản 4,3 tỷ USD (đứng thứ 636 thế giới).
2. Chủ tịch HĐQT VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo - ngành điều khiển học kinh tế, tài chính tín dụng, quản lý kinh tế
Là người giàu thứ 1368 trên thế giới, trước khi có được khối tài sản lên đến 2,2 tỷ USD, Chủ tịch Nguyễn Thị Phương Thảo từng thi đỗ ĐH Ngoại thương. Tuy nhiên ngay sau đó bà đi du học ở Đông Âu. Trong cộng đồng du học sinh lúc bấy giờ, bà Thảo nhanh chóng nổi lên nhờ thành tích học tập xuất sắc.
Ở tuổi 27, người phụ nữ giàu nhất Việt Nam có 2 bằng cử nhân và 1 bằng Tiến sĩ. Bà tốt nghiệp tiến sĩ Học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế. Đồng thời nữ tỷ phú này lấy bằng cử nhân ngành tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Moscow và cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động tại trường Kinh tế quốc dân Moscow.
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Phương Thảo. Ảnh: Internet
Sau 3 năm tích lũy nhờ buôn bán hàng hoá qua lại giữa các nước, bà Thảo có trong tay 1 triệu USD khi chỉ mới 21 tuổi.
Sau khi về nước, bà dấn thân vào lĩnh vực ngân hàng và bất động sản. Với nền tảng đó, bà Thảo đã chính thức thành lập hãng hàng không Vietjet Air và dẫn dắt công ty thành công nhanh chóng cho đến thời điểm hiện tại.
3. “Vua thép” Trần Đình Long - ngành Toán kinh tế
Tỷ phú thép Trần Đình Long sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Từ thuở đi học, ông học rất giỏi môn văn và thường có tên trong đội tuyển học sinh giỏi của trường. Dẫu đam mê văn học, nhưng ông lại theo học chuyên ngành Toán kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đây là ngành học chuyên nghiên cứu về việc vận dụng toán học và việc phân tích các mô hình kinh tế, nhằm mục đích hiểu rõ hơn về các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường đầy biến động.
Năm 2022 vừa qua, đây là một trong những ngành có điểm trúng tuyển khá cao ở ĐH Kinh tế Quốc dân, 27,15 điểm. Như vậy có thể thấy để trúng tuyển ngành này đòi hỏi thí sinh phải đạt hơn 9 điểm/môn.
‘Vua thép’ Trần Đình Long. Ảnh: Internet
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, một nhân viên của Hoà Phát từng nhận xét: “Chắc do học Toán kinh tế nên sếp rất kỹ và chi tiết về số liệu về các dự án trước khi đưa ra quyết định, nhưng lại rất linh hoạt với biến động của thị trường. Và cũng có lẽ vì logic kiểu toán nên sếp thường căn cứ vào thực tiễn để điều chỉnh hướng đi chứ không có những giấc mơ kiểu ‘thay đổi thế giới’ như các VIP khác”.
4. Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh - ngành kỹ sư điện, quản trị nhân lực
Lần thứ 5 xuất hiện trong danh sách của Forbes, ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ khối tài sản khoảng 1,5 triệu USD. Theo Forbes Việt Nam, ông có bằng kỹ sư điện tại trường đại Bách khoa Kiev (Ukraine) và thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực tại ĐH Giao thông đường bộ Moskva.
Doanh nhân này tham gia hội đồng quản trị Techcombank năm 2004. 4 năm sau ông trở thành Chủ tịch ngân hàng này cho đến thời điểm hiện tại.
Ngoài những đóng góp cho Techcombank, ông Hồ Hùng Anh còn được biết đến là người xây dựng đế chế Masan cùng với ông Nguyễn Đăng Quang. Ông từng nắm giữ chức vụ Tổng Giám đốc của Masan và là Phó Chủ tịch HĐQT công ty.
Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh. Ảnh: Internet
5. Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương - ngành Máy nâng chuyển bốc xếp
Vào danh sách của Forbes từ năm 2018, tài sản của Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình ước tính khoảng 1,5 tỷ USD. Ông theo học và có bằng cử nhân Đại học Bách khoa TP.HCM chuyên ngành máy nâng chuyển bốc xếp.
Sau khi tốt nghiệp, ông Dương xin làm công nhân sửa chữa ô tô, sau đó dần được đề xuất lên vị trí quản lý.
Vị doanh nhân sáng lập THACO vào năm 1997, ban đầu chỉ bán xe. Một thời gian sau, THACO bắt đầu lắp ráp xe cho các thương hiệu quốc tế như Kia, Mazda và Peugeot. Đến nay, THACO là một trong những công ty xe hàng đầu ở Việt Nam.
Chủ tịch THACO Trần Bá Dương. Ảnh: Internet
6. Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang - ngành Quản trị kinh doanh, Vật lý hạt nhân
Trong thế hệ du học sinh Việt Nam tại Đông Âu những năm 1980-1990, ông Nguyễn Đăng Quang là gương mặt tiêu biểu với thành tích học tập nổi bật.
Sau 10 năm du học, ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Bên cạnh đó, còn có trong tay tấm bằng Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Đại học Vật lý ứng dụng - Viện Hàn lâm khoa học Belarus.
Sau khi hoàn thành chương trình học, ông trở về nước công tác tại Viện khoa học Việt Nam rồi trở lại Nga để “buôn” mì gói.
Hồi mới nổi, nhiều người hỏi “nghe nói nhà nước cho ông học hành dữ dằn, học về vật lý hạt nhân (học vị Tiến sĩ) nhưng sao lại đi buôn mì gói?", người đứng đầu Masan trả lời tại Đại hội cổ đông 2019: “Hơn hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu "no bụng" người Việt Nam là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mì.
Đến một ngày, Masan phát hiện ra không chỉ riêng gì người Việt Nam mà còn 140 triệu người dân Nga cũng cần gói mì để giải quyết cơn đói lòng".
Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang. Ảnh: Internet
Nhìn chung có thể thấy, các tỷ phú đô la của Việt Nam chủ yếu lựa chọn các ngành liên quan đến kinh doanh, quản lý và kỹ thuật để theo học. Theo thống kê của Bộ giáo dục - đào tạo, trong mùa tuyển sinh năm 2022 vừa qua đây đều là những khối ngành có sức hút với sinh viên. Đặc biệt lĩnh vực kinh doanh và quản lý có tỷ lệ sinh viên trúng tuyển và xác nhận nhập học cao nhất trong 25 lĩnh vực khác nhau (24,54%).
Tổng hợp
Nhìn chữ ký tiết lộ tính cách, sự nghiệp: Chỉ cần có một điểm đắt giá này cuộc đời bạn sớm muộn cũng lên hương, dễ thu hút tài lộc
Link bài gốc: Ngành học của các tỷ phú Việt vào danh sách người giàu nhất thế giới: Tất cả đều có 1 điểm chung, một ngành thi 9 điểm/môn chưa chắc đã đỗ
Mới đây tạp chí Forbes (Mỹ) đã công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2023. Theo đó, Việt Nam có 6 đại diện gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.
Để có được thành công trên thương trường, những người giàu nhất Việt Nam đều có học vấn khủng, theo học tại các trường đại học danh giá trong nước và quốc tế.
1. Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng - ngành kinh tế và địa chất
Người nắm giữ nhiều tài sản nhất trong số 6 tỷ phú đô la của Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng. Năm 1980 - thông qua mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước Đông Âu - đặc biệt là Liên Xô, Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc nhất sang nước bạn học tập với các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, tài chính, khoa học - kỹ thuật. Thời kỳ đó, du học Liên Xô là niềm mơ ước thoát nghèo của nhiều thanh niên Việt Nam.
Chủ tịch Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Internet
Năm 1985 ông thi đỗ vào trường ĐH Mỏ địa chất Hà Nội. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, năm 1987, ông giành được học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất.
Sau khi tốt nghiệp và kết hôn, ông chuyển đến thành phố Kharkov, mở cửa hàng ăn lấy tên Việt Nam Thăng Long. Sau đó ông khởi nghiệp với thương hiệu mì Mivina, mở đầu cho hành trình gây dựng khối tài sản 4,3 tỷ USD (đứng thứ 636 thế giới).
2. Chủ tịch HĐQT VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo - ngành điều khiển học kinh tế, tài chính tín dụng, quản lý kinh tế
Là người giàu thứ 1368 trên thế giới, trước khi có được khối tài sản lên đến 2,2 tỷ USD, Chủ tịch Nguyễn Thị Phương Thảo từng thi đỗ ĐH Ngoại thương. Tuy nhiên ngay sau đó bà đi du học ở Đông Âu. Trong cộng đồng du học sinh lúc bấy giờ, bà Thảo nhanh chóng nổi lên nhờ thành tích học tập xuất sắc.
Ở tuổi 27, người phụ nữ giàu nhất Việt Nam có 2 bằng cử nhân và 1 bằng Tiến sĩ. Bà tốt nghiệp tiến sĩ Học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế. Đồng thời nữ tỷ phú này lấy bằng cử nhân ngành tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Moscow và cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động tại trường Kinh tế quốc dân Moscow.
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Phương Thảo. Ảnh: Internet
Sau 3 năm tích lũy nhờ buôn bán hàng hoá qua lại giữa các nước, bà Thảo có trong tay 1 triệu USD khi chỉ mới 21 tuổi.
Sau khi về nước, bà dấn thân vào lĩnh vực ngân hàng và bất động sản. Với nền tảng đó, bà Thảo đã chính thức thành lập hãng hàng không Vietjet Air và dẫn dắt công ty thành công nhanh chóng cho đến thời điểm hiện tại.
3. “Vua thép” Trần Đình Long - ngành Toán kinh tế
Tỷ phú thép Trần Đình Long sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Từ thuở đi học, ông học rất giỏi môn văn và thường có tên trong đội tuyển học sinh giỏi của trường. Dẫu đam mê văn học, nhưng ông lại theo học chuyên ngành Toán kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đây là ngành học chuyên nghiên cứu về việc vận dụng toán học và việc phân tích các mô hình kinh tế, nhằm mục đích hiểu rõ hơn về các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường đầy biến động.
Năm 2022 vừa qua, đây là một trong những ngành có điểm trúng tuyển khá cao ở ĐH Kinh tế Quốc dân, 27,15 điểm. Như vậy có thể thấy để trúng tuyển ngành này đòi hỏi thí sinh phải đạt hơn 9 điểm/môn.
‘Vua thép’ Trần Đình Long. Ảnh: Internet
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, một nhân viên của Hoà Phát từng nhận xét: “Chắc do học Toán kinh tế nên sếp rất kỹ và chi tiết về số liệu về các dự án trước khi đưa ra quyết định, nhưng lại rất linh hoạt với biến động của thị trường. Và cũng có lẽ vì logic kiểu toán nên sếp thường căn cứ vào thực tiễn để điều chỉnh hướng đi chứ không có những giấc mơ kiểu ‘thay đổi thế giới’ như các VIP khác”.
4. Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh - ngành kỹ sư điện, quản trị nhân lực
Lần thứ 5 xuất hiện trong danh sách của Forbes, ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ khối tài sản khoảng 1,5 triệu USD. Theo Forbes Việt Nam, ông có bằng kỹ sư điện tại trường đại Bách khoa Kiev (Ukraine) và thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực tại ĐH Giao thông đường bộ Moskva.
Doanh nhân này tham gia hội đồng quản trị Techcombank năm 2004. 4 năm sau ông trở thành Chủ tịch ngân hàng này cho đến thời điểm hiện tại.
Ngoài những đóng góp cho Techcombank, ông Hồ Hùng Anh còn được biết đến là người xây dựng đế chế Masan cùng với ông Nguyễn Đăng Quang. Ông từng nắm giữ chức vụ Tổng Giám đốc của Masan và là Phó Chủ tịch HĐQT công ty.
Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh. Ảnh: Internet
5. Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương - ngành Máy nâng chuyển bốc xếp
Vào danh sách của Forbes từ năm 2018, tài sản của Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình ước tính khoảng 1,5 tỷ USD. Ông theo học và có bằng cử nhân Đại học Bách khoa TP.HCM chuyên ngành máy nâng chuyển bốc xếp.
Sau khi tốt nghiệp, ông Dương xin làm công nhân sửa chữa ô tô, sau đó dần được đề xuất lên vị trí quản lý.
Vị doanh nhân sáng lập THACO vào năm 1997, ban đầu chỉ bán xe. Một thời gian sau, THACO bắt đầu lắp ráp xe cho các thương hiệu quốc tế như Kia, Mazda và Peugeot. Đến nay, THACO là một trong những công ty xe hàng đầu ở Việt Nam.
Chủ tịch THACO Trần Bá Dương. Ảnh: Internet
6. Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang - ngành Quản trị kinh doanh, Vật lý hạt nhân
Trong thế hệ du học sinh Việt Nam tại Đông Âu những năm 1980-1990, ông Nguyễn Đăng Quang là gương mặt tiêu biểu với thành tích học tập nổi bật.
Sau 10 năm du học, ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Bên cạnh đó, còn có trong tay tấm bằng Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Đại học Vật lý ứng dụng - Viện Hàn lâm khoa học Belarus.
Sau khi hoàn thành chương trình học, ông trở về nước công tác tại Viện khoa học Việt Nam rồi trở lại Nga để “buôn” mì gói.
Hồi mới nổi, nhiều người hỏi “nghe nói nhà nước cho ông học hành dữ dằn, học về vật lý hạt nhân (học vị Tiến sĩ) nhưng sao lại đi buôn mì gói?", người đứng đầu Masan trả lời tại Đại hội cổ đông 2019: “Hơn hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu "no bụng" người Việt Nam là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mì.
Đến một ngày, Masan phát hiện ra không chỉ riêng gì người Việt Nam mà còn 140 triệu người dân Nga cũng cần gói mì để giải quyết cơn đói lòng".
Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang. Ảnh: Internet
Nhìn chung có thể thấy, các tỷ phú đô la của Việt Nam chủ yếu lựa chọn các ngành liên quan đến kinh doanh, quản lý và kỹ thuật để theo học. Theo thống kê của Bộ giáo dục - đào tạo, trong mùa tuyển sinh năm 2022 vừa qua đây đều là những khối ngành có sức hút với sinh viên. Đặc biệt lĩnh vực kinh doanh và quản lý có tỷ lệ sinh viên trúng tuyển và xác nhận nhập học cao nhất trong 25 lĩnh vực khác nhau (24,54%).
Tổng hợp
Nhìn chữ ký tiết lộ tính cách, sự nghiệp: Chỉ cần có một điểm đắt giá này cuộc đời bạn sớm muộn cũng lên hương, dễ thu hút tài lộc
Link bài gốc: Ngành học của các tỷ phú Việt vào danh sách người giàu nhất thế giới: Tất cả đều có 1 điểm chung, một ngành thi 9 điểm/môn chưa chắc đã đỗ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Trendsetter ngành ngân hàng” lá cờ tiên phong dẫn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngành kinh doanh nào tiềm năng tại tổ hợp Mega...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Các tỷ phú giàu nhất thế giới từng học ngành gì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bị cho là dễ thất nghiệp, ngành này vẫn được...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
10 ngành nghề không bị ảnh hưởng nhiều bởi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu