TIN MỚI
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hải là tác giả cuốn sách Cùng con bước qua các kỳ thi. Chị có con từng học chuyên Anh, trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Nội và mới đây được tuyển thẳng vào trường Đại học Ngoại thương .
Từ lâu chị Hải đã trăn trở với việc làm sao để con học tiếng Anh hiệu quả nhất. Và sau thời gian tìm hiểu, "ngó nghiêng", chị đã chỉ ra những sai lầm trong quan điểm cho con học tiếng Anh của các bậc cha mẹ hiện nay.
Chúng tôi xin chia sẻ nguyên văn bài viết của chị như sau:
"Tiếng Anh càng ngày càng trở thành vấn đề quan tâm của mọi nhà, của mọi phụ huynh ở khắp nơi, từ nông thôn, đến thành thị. Đặc biệt, một số trường tốt, trường điểm thuộc các thành phố lớn thì bất cứ kì thi nào từ khi con mới bước chân vào lớp 1 cho đến đại học đều có môn thi tiếng Anh. Trăn trở là vậy nhưng không phải cha mẹ nào cũng định hướng tốt cho con.
Với tư cách một phụ huynh thường trăn trở với việc học tiếng Anh của con cộng với “ngó nghiêng” tình hình học tiếng Anh của “con nhà người ta”, tôi xin đưa ra 6 sai lầm trong quan điểm cho con học tiếng Anh khiến chúng ta vô tình "đốt tiền" đều đặn, lãng phí thời gian, công sức "xe ôm" mà kết quả có khi là trái chưa ngọt, thậm chí rất đắng.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hải có con học chuyên Anh, trường THPT Nguyễn Huệ và mới đây được tuyển thẳng vào trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Trong năm học mới này, dự kiến, môn tiếng Anh còn là một môn học có vai trò xét điểm trung bình để tính học sinh giỏi. Thay vì trước đây chỉ tính 1 trong 2 môn Văn, Toán phải trên 8,0 thì giờ có thể tính thêm môn tiếng Anh. Và thi vào lớp 10, có thể không nhân đôi Văn, Toán nữa mà tính điểm 3 môn Toán, Văn, Anh như nhau.
Nhiều phụ huynh biết tin, cảm thấy rất lo lắng vì môn tiếng Anh của con nhưng trong số đó, không ít phụ huynh đã sốt ruột và đã đi sai đường trong hành trình cho con học tiếng Anh.
Phụ huynh đọc và ngẫm xem liệu mình mắc sai lầm nào trong hành trình cùng con học tiếng Anh không nhé.
Sai lầm 1: Con học tiếng Anh càng sớm càng tốt
Như tôi đã phân tích ở trên, do “xã hội đưa đẩy” mà tiếng Anh ngày càng được coi trọng, không những thế, nó khiến nhiều phụ huynh quan trọng hóa vấn đề. Nghĩa là lúc nào cũng canh cánh việc cho con học tiếng Anh càng sớm càng tốt. Đành rằng theo khoa học, thì trẻ con ở độ tuổi phát triển tư duy, tuổi “bắt chước” thì tư duy ngôn ngữ cũng phát triển. Nhưng điều đó không có nghĩa là bắt con học ngay tiếng Anh bằng mọi giá.
Nhiều trường mầm non đánh trúng tâm lý phụ huynh, tổ chức dạy tiếng Anh từ rất sớm, thậm chí từ 2, 3 tuổi nhưng là kiểu dạy và học theo phong trào, không chú trọng phương pháp dạy sớm cho trẻ như thế nào cho phù hợp.
Nhiều nơi cũng mời giáo viên nước ngoài, nhưng không đạt chuẩn trong khi các con còn quá bé để tiếp thu tiếng Anh, thế là “học vẹt” cũng chẳng xong, phát âm sai, học hành "không đầu không đuôi". Bố mẹ thì nghĩ đơn giản, thôi thì đằng nào cũng cho con đi học mẫu giáo, cứ nộp tiền, cô cho học tiếng Anh càng sớm càng tốt.
Thế nên, thật bi hài là nhiều con tiếng Việt chưa sõi, chưa hiểu, mà đã được học tiếng Anh, ngọng líu ngọng lô, nhiều khi vì cô ngọng, con ngọng theo: “Hê nô”(hello), “lâu, ăm lót” (No, I’m not) là chuyện vẫn diễn ra ở một số lớp học tiếng Anh trẻ con.
Khi con nói sai, nói ngọng, bố mẹ lại cười xòa, nghĩ còn nhỏ, thì ngọng là chuyện thường, học càng sớm càng tốt mà. Nhưng kỳ thực, điều đó thật tai hại, nhiều cái sai ngấm từ bé, rất khó sửa, trong học ngoại ngữ, kể cả tiếng Anh, điều đó không tốt chút nào. Cá biệt có trẻ học tiếng Anh sớm còn bị chứng loạn ngôn ngữ , lúc đó bố mẹ tá hỏa cho đi chữa trị, thật đáng tiếc.
Tất nhiên, cũng có một số con nhỏ, mới 3 đến 4 tuổi đã bộc lộ năng khiếu ngoại ngữ, đâu nhớ đó, nói chuẩn, gặp Tây, “nói như gió”, nhưng đa số trẻ bình thường, như con tôi hay con các bạn thì phù hợp nhất cho con học tiếng Anh lúc 3,4,5 tuổi là cho con thi thoảng xem hoạt hình tiếng Anh, xem video các bài hát tiếng Anh, nếu con hứng thú, thì cho xem tranh ảnh đồ vật, cây cối, con vật bằng tiếng Anh và phát âm chuẩn…
Khi con đến 6 tuổi, nhớ hết mặt chữ cái, thậm chí học hết lớp 1, tiếng Việt thành thạo mà tôi thường nói đùa là đã thành công “xóa nạn mù chữ” thì nên cho con học tiếng Anh một cách bài bản, như vậy cũng không muộn. Lựa chọn cho con học tiếng Anh sau khi biết chữ, đọc thông, viết thạo là phương pháp phù hợp với nhiều trẻ nhỏ.
Sai lầm 2: Tâm lý a dua, học cho vui, học cho biết
Trái với tâm lý các phụ huynh cho con học tiếng Anh “càng sớm càng tốt” là các bố mẹ cho con học muộn hơn nhưng với tâm lý “học cho biết, cho vui”. Cấp 1 thì quan trọng nhất Toán, tiếng Việt thôi mà. Và thế là quá trình “học cho vui” được bố mẹ cứ tiện đâu, cho con học đó, không tìm hiểu xem chương trình gì, như thế nào.
Nhiều bố mẹ dễ dãi, tìm một lớp tiếng Anh cho con, rồi nói “trăm sự nhờ cô” thế là xong. Nhưng sự thật, học tiếng Anh cũng như học bất cứ môn gì, chỉ một số yếu tố “nhờ cô” thôi, còn lại “trăm sự” phụ thuộc vào bố mẹ, vào chính con bạn. Nếu con không học, bố mẹ không quan tâm, phó mặc cho cô thì “trăm cô” cũng chẳng giúp cho con bạn tiến bộ được.
Thế nên, với từng đứa trẻ, việc lựa chọn chương trình học, lớp học, giáo viên dạy học luôn là điều cực kỳ quan trọng. Khi con bắt đầu học tếng Anh, từ lớp 1, 2, bạn hãy giành thời gian và nghiêm túc tìm hiểu để lựa chọn cho con thật phù hợp. Học là học, không thể “học cho vui”. Vui thì cho con đi công viên, dã ngoại, hát hò, chứ học tiếng Anh nên đúng là học tiếng Anh, nghiêm túc từ lúc bắt đầu abc bảng chữ cái. Mất thời gian một chút, nhưng bù lại, sau đó, bạn thực sự yên tâm “trăm sự nhờ cô, trăm sự nhờ trung tâm Tiếng Anh” và chắc chắn con sẽ học tiến bộ từng ngày.
Sai lầm 3: Cấp 1 thì cần gì phải học ngữ pháp
Rất nhiều bố mẹ cho các con học tiếng Anh từ nhỏ, ngoài tâm lý “học cho vui” còn có một tâm lý khá phổ biến “Cấp 1 thì cần gì phải học ngữ pháp?”. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không bàn đến môi trường các trường quốc tế tại Việt Nam, khi các con hàng ngày 100% sử dụng tiếng Anh trong học chính khóa và tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp bắt buộc ở lớp, ở trường. Tôi chỉ bàn đến đối tượng các học sinh tiểu học thuộc hệ thống trường công, trường tư thục trong nước.
Có một điều mâu thuẫn, bố mẹ muốn con mình học tiếng Anh từ cấp 1 là cho vui, học nói, giao tiếp là chính thôi, ngữ pháp không quan trọng. Nhưng, bất cứ kì thi chuyển cấp nào như kì thi vào lớp 6 chẳng hạn, muốn vào các lớp chọn, trường điểm nào ở Hà Nội, TP.HCM hay nhiều tỉnh thành trong cả nước, thì hầu hết các trường cho thi bài thi viết, kiểm tra ngữ pháp là chủ yếu.
Vậy nếu không học ngữ pháp bài bản từ đầu, nắm vững kiến thức cơ bản với một lượng từ vựng nhất định, thì các con lấy đâu ra “vốn” để làm các bài thi. Việc xem nhẹ không chú trọng học ngữ pháp tiếng Anh làm cho quá trình học tiếng Anh mất nhiều thời gian hơn rất nhiều và là nguyên nhân khiến con bạn sẽ luôn bị điểm kém trong quá trình học tập suốt các năm THCS. Có người ví von, học tiếng Anh nếu như xây một căn nhà, thì ngữ pháp tiếng Anh chính là nền móng và bộ khung nhà.
Trước tiên, phải có một móng và khung chắc, vững, thì nhà mới chắc chắn để xây cao dần. Ngược lại, móng làm ẩu, thì cứ xây là đổ, lấy đâu ra mà xây cao mãi cho được.
Việc học ngữ pháp của con, nếu chú trọng từ đầu, các con sẽ được học dần, từ đơn giản, đến phức tạp, cứ lặp đi lặp lại, sẽ thành thói quen sử dụng đúng ngữ pháp, điều đó giúp con học một thời gian, có “vốn” ngữ pháp nhất định sẽ bứt phá rất nhanh.
Sai lầm 4: Xem nhẹ chương trình SGK phổ thông
Điều hết sức sai lầm là bố mẹ cho rằng, học tiếng Anh ở lớp thì không quan trọng, giáo trình, sách vở có vẻ “lạc hậu” và tâm lý đó ngấm sang con. Do nhiều nguyên nhân, rất nhiều học sinh cấp một và cấp hai đã xem nhẹ tiếng Anh trong chương trình phổ thông.
Năm 2018, Tiếng Anh là môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12. Nội dung chương trình này được xây dựng với mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ…
Nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, nội dung văn hóa được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm. Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào năng lực giao tiếp ở 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết chứ không chỉ chú trọng kỹ năng viết như trước. Nếu con bạn học nghiêm túc chương trình tiếng Anh trên lớp, thuộc trên 80% từ vựng và ngữ pháp trong các tiết học thì sau mỗi năm học, kiến thức tiếng Anh thực sự đạt đến trình độ nhất định rồi.
Một điều dễ nhận thấy, nếu các con cứ hôm nào trên lớp có môn tiếng Anh, về nhà học thuộc lòng từ mới, mẫu câu, ngữ pháp thì chắc chắn kiến thức con sẽ rất vững và điểm kiểm tra sẽ luôn từ 7, 8 điểm trở lên. Còn nếu con bạn luôn đạt 9, 10 các bài kiểm tra trên lớp thì có thể yên tâm là trình độ tiếng Anh của con rất ổn để có thể đầu tư thi các kì thi học sinh giỏi hay thi vào chuyên Anh cấp 3.
Sai lầm 5: Cứ cho con ra các trung tâm tiếng Anh nổi tiếng là được
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều phụ huynh cho rằng, học tiếng Anh trên lớp chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, cứ phải ra các trung tâm tiếng Anh mới hy vọng con học giỏi, mà càng trung tâm nổi tiếng, càng tốt. Đúng là các trung tâm lớn, có kinh nghiệm thì con bạn có cơ hội được học giáo viên tốt và chương trình hay.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, kinh doanh tiếng Anh đang là một ngành kinh doanh béo bở, các trung tâm mọc ra như nấm với nhiều chiêu PR rầm rộ, thu hút học sinh ngày càng nhiều. Nếu bạn không có một sự lựa chọn cẩn thận, không xem xét kỹ chương trình học và chọn lựa không phù hợp với trình độ của con thì mọi chuyện sẽ là “xôi hỏng bỏng không”.
Nhiều bố mẹ cho con theo học các trung tâm rất có tiếng với số tiền không nhỏ cả một thời gian dài nhưng kết quả không đạt mục tiêu khi thi chuyển cấp cũng như lấy chứng chỉ tiếng Anh trong nước và quốc tế. Điều đó do bạn chọn sai trung tâm tiếng Anh, trung tâm có thể nổi tiếng nhưng lại không phù hợp cho con bạn.
Thực tế, nhiều gia đình cho con học tiếng Anh “cam kết đầu ra” ở trung tâm lớn tại Hà Nội hay TP.HCM nhưng sau những khóa học kéo dài cả năm trời với số tiền hàng chục triệu đồng thì trình độ tiếng Anh của con vẫn không đạt yêu cầu các kỳ thi trong nước và thi lấy chứng chỉ Ielts, Toefl.
Sai lầm 6: Cứ chọn cô giáo nổi tiếng với bề dày nhiều học sinh giỏi là được
Hiện nay, các bố mẹ quá quan tâm đến việc học tiếng Anh của con nên tìm mọi kênh để tham khảo thông tin thầy cô. Nhiều mẹ dù ban đầu tự nhận mình là “mù” công nghệ, ngại tiếp xúc mạng xã hội nhưng vì học hành của con mà vẫn phải mở tài khoản facebook, zalo… để tham gia các nhóm, hội, nhằm học hỏi kinh nghiệm cho con học tiếng Anh. Điều đó có mặt tích cực là bạn sẽ được các phụ huynh khác chia sẻ về thầy cô giáo, về trung tâm, về cách dạy và học tiếng Anh hiệu quả cho con.
Thế nhưng, mặt trái của việc “hóng” thành tích học tập tiếng Anh của con cái mọi nhà, bạn mắc căn bệnh khó chữa là hội chứng “con nhà người ta” và bạn cho rằng, cứ chọn cô giáo nổi tiếng với hàng loạt học sinh giỏi từng học “con nhà người ta” là con bạn sẽ học giỏi tiếng Anh như thế. Mọi người cứ thấy phụ huynh nào đăng tin con vừa được giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh, được giải thi trên mạng, được Ielts 7.0 hay 8.0 là bạn lại cuống cuồng inbox hỏi thông tin: “Con anh, (chị) học tếng Anh cô nào, ở đâu đấy, trung tâm nào đấy, cho em điện thoại, em liên lạc ngay”.
Nói là làm, bạn điện thoại ngay cô giáo nổi tiếng, xin bằng mọi cách, tìm mọi quan hệ để con được học cô giáo nổi tiếng. Cũng cô giáo đó có thể có thành tích dạy rất nhiều con đỗ chuyên Anh Ams, chuyên Nguyễn Huệ, CNN.. nhưng con bạn cũng học cô, sao trình độ mãi chả thấy lên? Bởi vì, đa số các giáo viên nổi tiếng, họ có một lượng “fans” hùng hậu là các học sinh có tố chất lại còn cực chăm học, nghĩa là đội ‘siêu nhân”, học ngày đêm, cày một ngày 100 từ mới lẫn mẫu câu vẫn vui vẻ “hết ngày dài lại đêm thâu”. Trong khi con bạn tốt chất không bằng lại không chăm học, càng không đam mê học tiếng Anh.
Mọi người thường nói đùa, các học sinh đó thì “vứt” ở đâu chẳng giỏi, vì giỏi là bản chất và chăm là bẩm sinh thì học đâu chả đỗ, thi đâu chẳng đạt. Chính bản thân tôi, đã từng cho con đến test đầu vào một cô giáo nổi tiếng, con được xếp lớp giỏi nhưng sau 6 tháng thấy con không hứng thú, không chăm học nên đã cho dừng. Và quyết định dừng học lớp cô nổi tiếng đó đến giờ vẫn là quyết định đúng nhất của tôi. Vì sau đó, tôi tìm được cho con một lớp học phù hợp hơn, không “toàn siêu nhân” ngày học cả trăm từ mới mà vẫn có thể đạt kết quả tốt trong các kỳ thi.
Bản lĩnh tạo nên diệu kỳ: Chuyện về nam sinh từng nghiện game, bỏ học 3 năm trở thành Thủ khoa toàn quốc khối A với 29,75 điểm
Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc: Mẹ có con được tuyển thẳng vào ĐH Ngoại thương tiết lộ 6 sai lầm khi cho con học tiếng Anh, cha mẹ vừa đốt tiền vừa lãng phí thời gian
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hải là tác giả cuốn sách Cùng con bước qua các kỳ thi. Chị có con từng học chuyên Anh, trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Nội và mới đây được tuyển thẳng vào trường Đại học Ngoại thương .
Từ lâu chị Hải đã trăn trở với việc làm sao để con học tiếng Anh hiệu quả nhất. Và sau thời gian tìm hiểu, "ngó nghiêng", chị đã chỉ ra những sai lầm trong quan điểm cho con học tiếng Anh của các bậc cha mẹ hiện nay.
Chúng tôi xin chia sẻ nguyên văn bài viết của chị như sau:
"Tiếng Anh càng ngày càng trở thành vấn đề quan tâm của mọi nhà, của mọi phụ huynh ở khắp nơi, từ nông thôn, đến thành thị. Đặc biệt, một số trường tốt, trường điểm thuộc các thành phố lớn thì bất cứ kì thi nào từ khi con mới bước chân vào lớp 1 cho đến đại học đều có môn thi tiếng Anh. Trăn trở là vậy nhưng không phải cha mẹ nào cũng định hướng tốt cho con.
Với tư cách một phụ huynh thường trăn trở với việc học tiếng Anh của con cộng với “ngó nghiêng” tình hình học tiếng Anh của “con nhà người ta”, tôi xin đưa ra 6 sai lầm trong quan điểm cho con học tiếng Anh khiến chúng ta vô tình "đốt tiền" đều đặn, lãng phí thời gian, công sức "xe ôm" mà kết quả có khi là trái chưa ngọt, thậm chí rất đắng.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hải có con học chuyên Anh, trường THPT Nguyễn Huệ và mới đây được tuyển thẳng vào trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Trong năm học mới này, dự kiến, môn tiếng Anh còn là một môn học có vai trò xét điểm trung bình để tính học sinh giỏi. Thay vì trước đây chỉ tính 1 trong 2 môn Văn, Toán phải trên 8,0 thì giờ có thể tính thêm môn tiếng Anh. Và thi vào lớp 10, có thể không nhân đôi Văn, Toán nữa mà tính điểm 3 môn Toán, Văn, Anh như nhau.
Nhiều phụ huynh biết tin, cảm thấy rất lo lắng vì môn tiếng Anh của con nhưng trong số đó, không ít phụ huynh đã sốt ruột và đã đi sai đường trong hành trình cho con học tiếng Anh.
Phụ huynh đọc và ngẫm xem liệu mình mắc sai lầm nào trong hành trình cùng con học tiếng Anh không nhé.
Sai lầm 1: Con học tiếng Anh càng sớm càng tốt
Như tôi đã phân tích ở trên, do “xã hội đưa đẩy” mà tiếng Anh ngày càng được coi trọng, không những thế, nó khiến nhiều phụ huynh quan trọng hóa vấn đề. Nghĩa là lúc nào cũng canh cánh việc cho con học tiếng Anh càng sớm càng tốt. Đành rằng theo khoa học, thì trẻ con ở độ tuổi phát triển tư duy, tuổi “bắt chước” thì tư duy ngôn ngữ cũng phát triển. Nhưng điều đó không có nghĩa là bắt con học ngay tiếng Anh bằng mọi giá.
Nhiều trường mầm non đánh trúng tâm lý phụ huynh, tổ chức dạy tiếng Anh từ rất sớm, thậm chí từ 2, 3 tuổi nhưng là kiểu dạy và học theo phong trào, không chú trọng phương pháp dạy sớm cho trẻ như thế nào cho phù hợp.
Nhiều nơi cũng mời giáo viên nước ngoài, nhưng không đạt chuẩn trong khi các con còn quá bé để tiếp thu tiếng Anh, thế là “học vẹt” cũng chẳng xong, phát âm sai, học hành "không đầu không đuôi". Bố mẹ thì nghĩ đơn giản, thôi thì đằng nào cũng cho con đi học mẫu giáo, cứ nộp tiền, cô cho học tiếng Anh càng sớm càng tốt.
Thế nên, thật bi hài là nhiều con tiếng Việt chưa sõi, chưa hiểu, mà đã được học tiếng Anh, ngọng líu ngọng lô, nhiều khi vì cô ngọng, con ngọng theo: “Hê nô”(hello), “lâu, ăm lót” (No, I’m not) là chuyện vẫn diễn ra ở một số lớp học tiếng Anh trẻ con.
Khi con nói sai, nói ngọng, bố mẹ lại cười xòa, nghĩ còn nhỏ, thì ngọng là chuyện thường, học càng sớm càng tốt mà. Nhưng kỳ thực, điều đó thật tai hại, nhiều cái sai ngấm từ bé, rất khó sửa, trong học ngoại ngữ, kể cả tiếng Anh, điều đó không tốt chút nào. Cá biệt có trẻ học tiếng Anh sớm còn bị chứng loạn ngôn ngữ , lúc đó bố mẹ tá hỏa cho đi chữa trị, thật đáng tiếc.
Tất nhiên, cũng có một số con nhỏ, mới 3 đến 4 tuổi đã bộc lộ năng khiếu ngoại ngữ, đâu nhớ đó, nói chuẩn, gặp Tây, “nói như gió”, nhưng đa số trẻ bình thường, như con tôi hay con các bạn thì phù hợp nhất cho con học tiếng Anh lúc 3,4,5 tuổi là cho con thi thoảng xem hoạt hình tiếng Anh, xem video các bài hát tiếng Anh, nếu con hứng thú, thì cho xem tranh ảnh đồ vật, cây cối, con vật bằng tiếng Anh và phát âm chuẩn…
Khi con đến 6 tuổi, nhớ hết mặt chữ cái, thậm chí học hết lớp 1, tiếng Việt thành thạo mà tôi thường nói đùa là đã thành công “xóa nạn mù chữ” thì nên cho con học tiếng Anh một cách bài bản, như vậy cũng không muộn. Lựa chọn cho con học tiếng Anh sau khi biết chữ, đọc thông, viết thạo là phương pháp phù hợp với nhiều trẻ nhỏ.
Sai lầm 2: Tâm lý a dua, học cho vui, học cho biết
Trái với tâm lý các phụ huynh cho con học tiếng Anh “càng sớm càng tốt” là các bố mẹ cho con học muộn hơn nhưng với tâm lý “học cho biết, cho vui”. Cấp 1 thì quan trọng nhất Toán, tiếng Việt thôi mà. Và thế là quá trình “học cho vui” được bố mẹ cứ tiện đâu, cho con học đó, không tìm hiểu xem chương trình gì, như thế nào.
Nhiều bố mẹ dễ dãi, tìm một lớp tiếng Anh cho con, rồi nói “trăm sự nhờ cô” thế là xong. Nhưng sự thật, học tiếng Anh cũng như học bất cứ môn gì, chỉ một số yếu tố “nhờ cô” thôi, còn lại “trăm sự” phụ thuộc vào bố mẹ, vào chính con bạn. Nếu con không học, bố mẹ không quan tâm, phó mặc cho cô thì “trăm cô” cũng chẳng giúp cho con bạn tiến bộ được.
Thế nên, với từng đứa trẻ, việc lựa chọn chương trình học, lớp học, giáo viên dạy học luôn là điều cực kỳ quan trọng. Khi con bắt đầu học tếng Anh, từ lớp 1, 2, bạn hãy giành thời gian và nghiêm túc tìm hiểu để lựa chọn cho con thật phù hợp. Học là học, không thể “học cho vui”. Vui thì cho con đi công viên, dã ngoại, hát hò, chứ học tiếng Anh nên đúng là học tiếng Anh, nghiêm túc từ lúc bắt đầu abc bảng chữ cái. Mất thời gian một chút, nhưng bù lại, sau đó, bạn thực sự yên tâm “trăm sự nhờ cô, trăm sự nhờ trung tâm Tiếng Anh” và chắc chắn con sẽ học tiến bộ từng ngày.
Sai lầm 3: Cấp 1 thì cần gì phải học ngữ pháp
Rất nhiều bố mẹ cho các con học tiếng Anh từ nhỏ, ngoài tâm lý “học cho vui” còn có một tâm lý khá phổ biến “Cấp 1 thì cần gì phải học ngữ pháp?”. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không bàn đến môi trường các trường quốc tế tại Việt Nam, khi các con hàng ngày 100% sử dụng tiếng Anh trong học chính khóa và tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp bắt buộc ở lớp, ở trường. Tôi chỉ bàn đến đối tượng các học sinh tiểu học thuộc hệ thống trường công, trường tư thục trong nước.
Có một điều mâu thuẫn, bố mẹ muốn con mình học tiếng Anh từ cấp 1 là cho vui, học nói, giao tiếp là chính thôi, ngữ pháp không quan trọng. Nhưng, bất cứ kì thi chuyển cấp nào như kì thi vào lớp 6 chẳng hạn, muốn vào các lớp chọn, trường điểm nào ở Hà Nội, TP.HCM hay nhiều tỉnh thành trong cả nước, thì hầu hết các trường cho thi bài thi viết, kiểm tra ngữ pháp là chủ yếu.
Vậy nếu không học ngữ pháp bài bản từ đầu, nắm vững kiến thức cơ bản với một lượng từ vựng nhất định, thì các con lấy đâu ra “vốn” để làm các bài thi. Việc xem nhẹ không chú trọng học ngữ pháp tiếng Anh làm cho quá trình học tiếng Anh mất nhiều thời gian hơn rất nhiều và là nguyên nhân khiến con bạn sẽ luôn bị điểm kém trong quá trình học tập suốt các năm THCS. Có người ví von, học tiếng Anh nếu như xây một căn nhà, thì ngữ pháp tiếng Anh chính là nền móng và bộ khung nhà.
Trước tiên, phải có một móng và khung chắc, vững, thì nhà mới chắc chắn để xây cao dần. Ngược lại, móng làm ẩu, thì cứ xây là đổ, lấy đâu ra mà xây cao mãi cho được.
Việc học ngữ pháp của con, nếu chú trọng từ đầu, các con sẽ được học dần, từ đơn giản, đến phức tạp, cứ lặp đi lặp lại, sẽ thành thói quen sử dụng đúng ngữ pháp, điều đó giúp con học một thời gian, có “vốn” ngữ pháp nhất định sẽ bứt phá rất nhanh.
Sai lầm 4: Xem nhẹ chương trình SGK phổ thông
Điều hết sức sai lầm là bố mẹ cho rằng, học tiếng Anh ở lớp thì không quan trọng, giáo trình, sách vở có vẻ “lạc hậu” và tâm lý đó ngấm sang con. Do nhiều nguyên nhân, rất nhiều học sinh cấp một và cấp hai đã xem nhẹ tiếng Anh trong chương trình phổ thông.
Năm 2018, Tiếng Anh là môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12. Nội dung chương trình này được xây dựng với mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ…
Nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, nội dung văn hóa được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm. Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào năng lực giao tiếp ở 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết chứ không chỉ chú trọng kỹ năng viết như trước. Nếu con bạn học nghiêm túc chương trình tiếng Anh trên lớp, thuộc trên 80% từ vựng và ngữ pháp trong các tiết học thì sau mỗi năm học, kiến thức tiếng Anh thực sự đạt đến trình độ nhất định rồi.
Một điều dễ nhận thấy, nếu các con cứ hôm nào trên lớp có môn tiếng Anh, về nhà học thuộc lòng từ mới, mẫu câu, ngữ pháp thì chắc chắn kiến thức con sẽ rất vững và điểm kiểm tra sẽ luôn từ 7, 8 điểm trở lên. Còn nếu con bạn luôn đạt 9, 10 các bài kiểm tra trên lớp thì có thể yên tâm là trình độ tiếng Anh của con rất ổn để có thể đầu tư thi các kì thi học sinh giỏi hay thi vào chuyên Anh cấp 3.
Sai lầm 5: Cứ cho con ra các trung tâm tiếng Anh nổi tiếng là được
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều phụ huynh cho rằng, học tiếng Anh trên lớp chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, cứ phải ra các trung tâm tiếng Anh mới hy vọng con học giỏi, mà càng trung tâm nổi tiếng, càng tốt. Đúng là các trung tâm lớn, có kinh nghiệm thì con bạn có cơ hội được học giáo viên tốt và chương trình hay.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, kinh doanh tiếng Anh đang là một ngành kinh doanh béo bở, các trung tâm mọc ra như nấm với nhiều chiêu PR rầm rộ, thu hút học sinh ngày càng nhiều. Nếu bạn không có một sự lựa chọn cẩn thận, không xem xét kỹ chương trình học và chọn lựa không phù hợp với trình độ của con thì mọi chuyện sẽ là “xôi hỏng bỏng không”.
Nhiều bố mẹ cho con theo học các trung tâm rất có tiếng với số tiền không nhỏ cả một thời gian dài nhưng kết quả không đạt mục tiêu khi thi chuyển cấp cũng như lấy chứng chỉ tiếng Anh trong nước và quốc tế. Điều đó do bạn chọn sai trung tâm tiếng Anh, trung tâm có thể nổi tiếng nhưng lại không phù hợp cho con bạn.
Thực tế, nhiều gia đình cho con học tiếng Anh “cam kết đầu ra” ở trung tâm lớn tại Hà Nội hay TP.HCM nhưng sau những khóa học kéo dài cả năm trời với số tiền hàng chục triệu đồng thì trình độ tiếng Anh của con vẫn không đạt yêu cầu các kỳ thi trong nước và thi lấy chứng chỉ Ielts, Toefl.
Sai lầm 6: Cứ chọn cô giáo nổi tiếng với bề dày nhiều học sinh giỏi là được
Hiện nay, các bố mẹ quá quan tâm đến việc học tiếng Anh của con nên tìm mọi kênh để tham khảo thông tin thầy cô. Nhiều mẹ dù ban đầu tự nhận mình là “mù” công nghệ, ngại tiếp xúc mạng xã hội nhưng vì học hành của con mà vẫn phải mở tài khoản facebook, zalo… để tham gia các nhóm, hội, nhằm học hỏi kinh nghiệm cho con học tiếng Anh. Điều đó có mặt tích cực là bạn sẽ được các phụ huynh khác chia sẻ về thầy cô giáo, về trung tâm, về cách dạy và học tiếng Anh hiệu quả cho con.
Thế nhưng, mặt trái của việc “hóng” thành tích học tập tiếng Anh của con cái mọi nhà, bạn mắc căn bệnh khó chữa là hội chứng “con nhà người ta” và bạn cho rằng, cứ chọn cô giáo nổi tiếng với hàng loạt học sinh giỏi từng học “con nhà người ta” là con bạn sẽ học giỏi tiếng Anh như thế. Mọi người cứ thấy phụ huynh nào đăng tin con vừa được giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh, được giải thi trên mạng, được Ielts 7.0 hay 8.0 là bạn lại cuống cuồng inbox hỏi thông tin: “Con anh, (chị) học tếng Anh cô nào, ở đâu đấy, trung tâm nào đấy, cho em điện thoại, em liên lạc ngay”.
Nói là làm, bạn điện thoại ngay cô giáo nổi tiếng, xin bằng mọi cách, tìm mọi quan hệ để con được học cô giáo nổi tiếng. Cũng cô giáo đó có thể có thành tích dạy rất nhiều con đỗ chuyên Anh Ams, chuyên Nguyễn Huệ, CNN.. nhưng con bạn cũng học cô, sao trình độ mãi chả thấy lên? Bởi vì, đa số các giáo viên nổi tiếng, họ có một lượng “fans” hùng hậu là các học sinh có tố chất lại còn cực chăm học, nghĩa là đội ‘siêu nhân”, học ngày đêm, cày một ngày 100 từ mới lẫn mẫu câu vẫn vui vẻ “hết ngày dài lại đêm thâu”. Trong khi con bạn tốt chất không bằng lại không chăm học, càng không đam mê học tiếng Anh.
Mọi người thường nói đùa, các học sinh đó thì “vứt” ở đâu chẳng giỏi, vì giỏi là bản chất và chăm là bẩm sinh thì học đâu chả đỗ, thi đâu chẳng đạt. Chính bản thân tôi, đã từng cho con đến test đầu vào một cô giáo nổi tiếng, con được xếp lớp giỏi nhưng sau 6 tháng thấy con không hứng thú, không chăm học nên đã cho dừng. Và quyết định dừng học lớp cô nổi tiếng đó đến giờ vẫn là quyết định đúng nhất của tôi. Vì sau đó, tôi tìm được cho con một lớp học phù hợp hơn, không “toàn siêu nhân” ngày học cả trăm từ mới mà vẫn có thể đạt kết quả tốt trong các kỳ thi.
Bản lĩnh tạo nên diệu kỳ: Chuyện về nam sinh từng nghiện game, bỏ học 3 năm trở thành Thủ khoa toàn quốc khối A với 29,75 điểm
Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc: Mẹ có con được tuyển thẳng vào ĐH Ngoại thương tiết lộ 6 sai lầm khi cho con học tiếng Anh, cha mẹ vừa đốt tiền vừa lãng phí thời gian
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều trẻ 'học trước quên sau' thì ra vì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu