TIN MỚI
Trong tuần 17-21/4, ngoài kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, Trung Quốc và Anh sẽ công bố dữ liệu kinh tế quan trọng và các quan chức của G7 sẽ thảo luận về các mục tiêu khí hậu.
Dưới đây là những sự kiện tài chính quốc tế quan trọng sắp diễn ra:
1/ Thu nhập suy giảm
Mùa báo cáo tài chính của doanh nghiệp Mỹ đang tăng tốc trong bối cảnh triển vọng doanh thu của các công ty trở nên ảm đạm do vụ rắc rối trong lĩnh vực ngân hàng khu vực và chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ tại quốc gia này.
Ngoài các ngân hàng lớn như Goldman Sachs, Morgan Stanley và Bank of America, những tên tuổi lớn sắp báo cáo kết quả bao gồm: Johnson & Johnson và Netflix sẽ công bố báo cáo vào ngày 18 tháng 4, và Tesla báo cáo vào ngày 19 tháng 4.
Các nhà phân tích ước tính kết quả thu nhập của S&P 500 trong quý I giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu của Refinitiv tính đến ngày 7 tháng 4 cho thấy. Điều này xảy ra sau khi thu nhập giảm trong Quý IV/2022, sự sụt giảm liên tiếp 2 quý (gọi là suy thoái thu nhập) lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 phá vỡ kết quả kinh doanh của các công ty vào năm 2020.
Ước tính thu nhập của các lĩnh vực kinh tế Mỹ trong quý I.
2/ Hoạt động sản xuất – cứu tinh của vũ trụ?
Dữ liệu PMI (Chỉ số nhà quản lý mua hàng) trong tháng 4 trên toàn cầu sẽ được công bố vào thứ Sáu (21/4). Các chỉ số này có thể cho thấy sơ bộ mức độ ảnh hưởng từ vụ một số ngân hàng quốc tế gặp sự cố đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong tháng đầu tiên của quý II.
IMF vừa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và cảnh báo các vấn đề trong lĩnh vực tài chính có nghĩa là nền kinh tế thế giới có nhiều khả năng sẽ tăng trưởng thấp hơn so với các ước tính.
Các chỉ số PMI sẽ cho biết liệu tăng trưởng có đang chậm lại hay không và nếu có thì ở đâu trên thế giới tăng chậm lại và tốc độ như thế nào? Những câu hỏi nhanh chóng trở thành động lực chính cho thị trường khi các ngân hàng trung ương sắp kết thúc chiến dịch tăng lãi suất chống lạm phát.
Các thương nhân đang đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm, một kỳ vọng dựa trên kịch bản kinh tế Mỹ sẽ suy giảm mạnh vào nửa cuối năm.
Dữ liệu PMI gần đây cho thấy hoạt động sản xuất ở châu Âu đang duy trì tương đối tốt. Bất kỳ dấu hiệu nào khác cũng không ảnh hưởng tới việc giá cổ phiếu blue-chip châu Âu đang ở gần mức cao nhất trong 22 năm.
Hoạt động kinh doanh trên toàn cầu đang vững, nhưng vẫn còn đó những ‘cơn gió ngược’
3/ Kinh tế Trung Quốc diễn biến phức tạp
Những người theo dõi Trung Quốc đang bối rối và dữ liệu sắp tới - bao gồm GDP quý I, doanh số bán lẻ tháng 3 và sản lượng công nghiệp - có thể khiến họ càng thêm bối rối.
Lạm phát trầm lắng, xuất khẩu tăng và tín dụng tăng trưởng mạnh. Những người cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục trì trệ cho rằng người tiêu dùng ở nước này đang thận trọng, các ngân hàng buộc phải tăng cường cho vay và đà phục hồi xuất khẩu sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do nhu cầu bên ngoài giảm và những công ty như Apple chuyển sản xuất nhiều hơn sang Đông Nam Á.
Tuy nhiên, những người lạc quan hơn cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau giai đoạn dài đóng cửa chống COVID-19 sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốt, và kỳ vọng nước này sẽ tăng cường kích thích hơn nữa, có thể sẽ ngay từ tuần tới, khi một loạt các khoản vay lớn trung hạn của các ngân hàng trung ương được định giá lại.
Thị trường kỳ vọng Trung Quốc sẽ gia tăng kích thích kinh tế để vực dậy nền kinh tế.
4/ Thực trạng nền kinh tế Anh liệu có gây bất ngờ?
Sắp tới là một tuần quan trọng đối với các dữ liệu đến từ Vương quốc Anh: Dữ liệu việc làm tháng 2 sẽ được công bố vào thứ Ba (17/4) và lạm phát tháng Ba công bố vào thứ Tư (19/4).
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh, những người kỳ vọng lạm phát sẽ giảm bớt, có thể chờ đợi tin tốt lành. Lạm phát ở nước này đã bất ngờ tăng lên 10,4% trong tháng 2 do giá thực phẩm và đồ uống ở các quán rượu và nhà hàng tăng cao, dữ liệu chắc chắn liên quan đến việc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tăng lãi suất vào tháng 3.
Thị trường dự đoán BoE sẽ có ít nhất một lần tăng lãi suất nữa. Lạm phát ổn định ở mức cao vẫn là trở ngại cho việc lãi suất sẽ đạt đỉnh ở đâu, với lạm phát lương thực ở mức 18%, mức cao nhất kể từ năm 1977.
Tập đoàn siêu thị Tesco vừa giảm giá sữa - được coi là mặt hàng chủ lực ở Anh - lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2020, một dấu hiệu sớm có thể cho thấy sự gia tăng lạm phát lương thực, vốn khiến BoEE đau đầu, có thể đang hạ nhiệt.
Thị trường dự đoán BoE sẽ tiếp tục tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát.
5/ G7 họp bàn về giới hạn khí thải giữa lúc đang xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng
Các bộ trưởng từ Nhóm Bảy cường quốc (G7) sẽ tập hợp tại Nhật Bản vào cuối tuần để họp về khí hậu, năng lượng và môi trường, trong khi các bộ trưởng ngoại giao cũng nhóm họp trước khi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào tháng tới.
Nội dung họp sẽ bàn về mục tiêu khí phát thải ròng bằng 0 và giải quyết biến đổi khí hậu giữa lúc đang xả ra cuộc khủng hoảng năng lượng.
Có thể cuộc họp sẽ đưa ra giải pháp là đầu tư mới vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, mặc dù các đánh giá cho thấy rằng những khoản đầu tư như vậy sẽ cản trở các mục tiêu biến đổi khí hậu đã được thống nhất trên toàn cầu.
Trong khi đó, một số điểm nóng căng thẳng địa chính trị đang xảy ra trên thế giới có thể làm giảm sự chú ý vào các cuộc họp về khí hậu.
Trái đất tiếp tục nóng lên ở mức kỷ lục.
Tham khảo: Refinitiv
Link bài gốc: Hé lộ bức tranh kinh tế thế giới qua những sự kiện tài chính tuần tới
Trong tuần 17-21/4, ngoài kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, Trung Quốc và Anh sẽ công bố dữ liệu kinh tế quan trọng và các quan chức của G7 sẽ thảo luận về các mục tiêu khí hậu.
Dưới đây là những sự kiện tài chính quốc tế quan trọng sắp diễn ra:
1/ Thu nhập suy giảm
Mùa báo cáo tài chính của doanh nghiệp Mỹ đang tăng tốc trong bối cảnh triển vọng doanh thu của các công ty trở nên ảm đạm do vụ rắc rối trong lĩnh vực ngân hàng khu vực và chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ tại quốc gia này.
Ngoài các ngân hàng lớn như Goldman Sachs, Morgan Stanley và Bank of America, những tên tuổi lớn sắp báo cáo kết quả bao gồm: Johnson & Johnson và Netflix sẽ công bố báo cáo vào ngày 18 tháng 4, và Tesla báo cáo vào ngày 19 tháng 4.
Các nhà phân tích ước tính kết quả thu nhập của S&P 500 trong quý I giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu của Refinitiv tính đến ngày 7 tháng 4 cho thấy. Điều này xảy ra sau khi thu nhập giảm trong Quý IV/2022, sự sụt giảm liên tiếp 2 quý (gọi là suy thoái thu nhập) lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 phá vỡ kết quả kinh doanh của các công ty vào năm 2020.
Ước tính thu nhập của các lĩnh vực kinh tế Mỹ trong quý I.
2/ Hoạt động sản xuất – cứu tinh của vũ trụ?
Dữ liệu PMI (Chỉ số nhà quản lý mua hàng) trong tháng 4 trên toàn cầu sẽ được công bố vào thứ Sáu (21/4). Các chỉ số này có thể cho thấy sơ bộ mức độ ảnh hưởng từ vụ một số ngân hàng quốc tế gặp sự cố đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong tháng đầu tiên của quý II.
IMF vừa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và cảnh báo các vấn đề trong lĩnh vực tài chính có nghĩa là nền kinh tế thế giới có nhiều khả năng sẽ tăng trưởng thấp hơn so với các ước tính.
Các chỉ số PMI sẽ cho biết liệu tăng trưởng có đang chậm lại hay không và nếu có thì ở đâu trên thế giới tăng chậm lại và tốc độ như thế nào? Những câu hỏi nhanh chóng trở thành động lực chính cho thị trường khi các ngân hàng trung ương sắp kết thúc chiến dịch tăng lãi suất chống lạm phát.
Các thương nhân đang đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm, một kỳ vọng dựa trên kịch bản kinh tế Mỹ sẽ suy giảm mạnh vào nửa cuối năm.
Dữ liệu PMI gần đây cho thấy hoạt động sản xuất ở châu Âu đang duy trì tương đối tốt. Bất kỳ dấu hiệu nào khác cũng không ảnh hưởng tới việc giá cổ phiếu blue-chip châu Âu đang ở gần mức cao nhất trong 22 năm.
Hoạt động kinh doanh trên toàn cầu đang vững, nhưng vẫn còn đó những ‘cơn gió ngược’
3/ Kinh tế Trung Quốc diễn biến phức tạp
Những người theo dõi Trung Quốc đang bối rối và dữ liệu sắp tới - bao gồm GDP quý I, doanh số bán lẻ tháng 3 và sản lượng công nghiệp - có thể khiến họ càng thêm bối rối.
Lạm phát trầm lắng, xuất khẩu tăng và tín dụng tăng trưởng mạnh. Những người cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục trì trệ cho rằng người tiêu dùng ở nước này đang thận trọng, các ngân hàng buộc phải tăng cường cho vay và đà phục hồi xuất khẩu sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do nhu cầu bên ngoài giảm và những công ty như Apple chuyển sản xuất nhiều hơn sang Đông Nam Á.
Tuy nhiên, những người lạc quan hơn cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau giai đoạn dài đóng cửa chống COVID-19 sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốt, và kỳ vọng nước này sẽ tăng cường kích thích hơn nữa, có thể sẽ ngay từ tuần tới, khi một loạt các khoản vay lớn trung hạn của các ngân hàng trung ương được định giá lại.
Thị trường kỳ vọng Trung Quốc sẽ gia tăng kích thích kinh tế để vực dậy nền kinh tế.
4/ Thực trạng nền kinh tế Anh liệu có gây bất ngờ?
Sắp tới là một tuần quan trọng đối với các dữ liệu đến từ Vương quốc Anh: Dữ liệu việc làm tháng 2 sẽ được công bố vào thứ Ba (17/4) và lạm phát tháng Ba công bố vào thứ Tư (19/4).
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh, những người kỳ vọng lạm phát sẽ giảm bớt, có thể chờ đợi tin tốt lành. Lạm phát ở nước này đã bất ngờ tăng lên 10,4% trong tháng 2 do giá thực phẩm và đồ uống ở các quán rượu và nhà hàng tăng cao, dữ liệu chắc chắn liên quan đến việc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tăng lãi suất vào tháng 3.
Thị trường dự đoán BoE sẽ có ít nhất một lần tăng lãi suất nữa. Lạm phát ổn định ở mức cao vẫn là trở ngại cho việc lãi suất sẽ đạt đỉnh ở đâu, với lạm phát lương thực ở mức 18%, mức cao nhất kể từ năm 1977.
Tập đoàn siêu thị Tesco vừa giảm giá sữa - được coi là mặt hàng chủ lực ở Anh - lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2020, một dấu hiệu sớm có thể cho thấy sự gia tăng lạm phát lương thực, vốn khiến BoEE đau đầu, có thể đang hạ nhiệt.
Thị trường dự đoán BoE sẽ tiếp tục tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát.
5/ G7 họp bàn về giới hạn khí thải giữa lúc đang xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng
Các bộ trưởng từ Nhóm Bảy cường quốc (G7) sẽ tập hợp tại Nhật Bản vào cuối tuần để họp về khí hậu, năng lượng và môi trường, trong khi các bộ trưởng ngoại giao cũng nhóm họp trước khi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào tháng tới.
Nội dung họp sẽ bàn về mục tiêu khí phát thải ròng bằng 0 và giải quyết biến đổi khí hậu giữa lúc đang xả ra cuộc khủng hoảng năng lượng.
Có thể cuộc họp sẽ đưa ra giải pháp là đầu tư mới vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, mặc dù các đánh giá cho thấy rằng những khoản đầu tư như vậy sẽ cản trở các mục tiêu biến đổi khí hậu đã được thống nhất trên toàn cầu.
Trong khi đó, một số điểm nóng căng thẳng địa chính trị đang xảy ra trên thế giới có thể làm giảm sự chú ý vào các cuộc họp về khí hậu.
Trái đất tiếp tục nóng lên ở mức kỷ lục.
Tham khảo: Refinitiv
Link bài gốc: Hé lộ bức tranh kinh tế thế giới qua những sự kiện tài chính tuần tới
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân “chê” thanh toán tiền mặt
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khám phá ẩm thực Michelin với “Đặc quyền 3.0” từ VIB
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu