Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết gần đây xuất hiện đối tượng mạo danh SCB gửi tin nhắn SMS lừa đảo về việc tài khoản của khách hàng bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền… Tiếp đó, đối tượng yêu cầu khách hàng bấm vào đường link trong tin nhắn để hủy/thanh toán dịch vụ.
Đáng chú ý, các nội dung này được gửi đến nhiều khách hàng, bất kể có sử dụng hay không sử dụng dịch vụ của SCB.
Nhiều đường link lừa đảo được cung cấp trong tin nhắn giả mạo như: scb.vn-eg.top, scb.vn-eg.xyz, scb.vn-tr.xyz, scb.vn-tr.xyz, scb.vn-zt.top, scb.vn-tr.top…
Tin nhắn và giao diện mạo danh SCB
Các đường link lừa đảo chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết so với link thật nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Đường link dẫn đến website mạo danh có giao diện gần giống với trang chủ tương ứng theo brandname bị mạo danh. Khi khách hàng nhập username/password/OTP, những kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt tài khoản và đánh cắp tiền.
Đây là hình thức lừa đảo qua tin nhắn mạo danh thương hiệu (Brandname) đã được SCB và các cơ quan chức năng, nhà mạng cảnh báo nhiều lần trong thời gian qua. Do đó, người dùng cần chủ động bảo vệ thông tin tài khoản của mình, tuyệt đối không bấm vào đường link được gửi kèm trong tin nhắn, email…
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostbank) lại cảnh báo việc mạo danh ngân hàng này dưới tên LIENVIETCREDIT.
Theo đó, ngân hàng này đã ghi nhận một số trường hợp mạo danh dưới tên LIENVIETCREDIT gửi tin nhắn qua điện thoại, email, tờ rơi thông báo giải ngân khoản vay hoặc thông báo khách hàng có khoản vay quá hạn cần phải chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng chỉ định. Nếu khách hàng không thực hiện chuyển tiền cho các đối tượng trên sẽ gặp một số rắc rối về pháp lý.
LienVietPostbank khẳng định không thực hiện gửi các thông tin trên tới khách hàng. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro, người dùng không chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng trên.
Còn theo Ngân hàng TMCP Việt Á, gần đây kẻ gian tiếp tục sử dụng thêm nhiều thủ đoạn mới để giả mạo ngân hàng, lừa đảo người tiêu dùng. Thủ đoạn mới nhất là gửi email sao kê giả mạo với nội dung thông báo khách hàng đang có dư nợ thẻ tín dụng cần thanh toán.
Sau đó, kẻ gian sẽ gọi điện cho khách hàng và xưng là nhân viên ngân hàng để "hướng dẫn" và thúc ép khách hàng thanh toán dư nợ. Đây tiếp tục là chiêu thức giả mạo ngân hàng được dàn dựng một cách tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Theo ngân hàng Việt Á, qua điều tra và phản ánh của khách hàng, cơ quan chức năng phát hiện có một nhóm đối tượng giả mạo email hiển thị "Dich vu Khach hang Ngan hang", sử dụng biểu mẫu và logo thương hiệu của ngân hàng gửi thông báo sao kê thẻ tín dụng - MC PLATINUM PRIORITY CREDIT với dư nợ của khách hàng là 15.xxx.xxx VNĐ (hoặc một số tiền bất kỳ)…
Các ngân hàng khuyến cáo nếu nghi ngờ email giả mạo, khách hàng tuyệt đối không được thực hiện theo các hướng dẫn trong email như truy cập vào đường link hoặc nhập mã OTP để tránh mất tiền. Đồng thời, tuyệt đối không cung cấp thông tin của cá nhân cho bất cứ ai, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng...
Trà trộn vào tin nhắn ngân hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Link bài gốc: Hàng loạt ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới
Đáng chú ý, các nội dung này được gửi đến nhiều khách hàng, bất kể có sử dụng hay không sử dụng dịch vụ của SCB.
Nhiều đường link lừa đảo được cung cấp trong tin nhắn giả mạo như: scb.vn-eg.top, scb.vn-eg.xyz, scb.vn-tr.xyz, scb.vn-tr.xyz, scb.vn-zt.top, scb.vn-tr.top…
Tin nhắn và giao diện mạo danh SCB
Các đường link lừa đảo chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết so với link thật nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Đường link dẫn đến website mạo danh có giao diện gần giống với trang chủ tương ứng theo brandname bị mạo danh. Khi khách hàng nhập username/password/OTP, những kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt tài khoản và đánh cắp tiền.
Đây là hình thức lừa đảo qua tin nhắn mạo danh thương hiệu (Brandname) đã được SCB và các cơ quan chức năng, nhà mạng cảnh báo nhiều lần trong thời gian qua. Do đó, người dùng cần chủ động bảo vệ thông tin tài khoản của mình, tuyệt đối không bấm vào đường link được gửi kèm trong tin nhắn, email…
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostbank) lại cảnh báo việc mạo danh ngân hàng này dưới tên LIENVIETCREDIT.
Theo đó, ngân hàng này đã ghi nhận một số trường hợp mạo danh dưới tên LIENVIETCREDIT gửi tin nhắn qua điện thoại, email, tờ rơi thông báo giải ngân khoản vay hoặc thông báo khách hàng có khoản vay quá hạn cần phải chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng chỉ định. Nếu khách hàng không thực hiện chuyển tiền cho các đối tượng trên sẽ gặp một số rắc rối về pháp lý.
LienVietPostbank khẳng định không thực hiện gửi các thông tin trên tới khách hàng. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro, người dùng không chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng trên.
Còn theo Ngân hàng TMCP Việt Á, gần đây kẻ gian tiếp tục sử dụng thêm nhiều thủ đoạn mới để giả mạo ngân hàng, lừa đảo người tiêu dùng. Thủ đoạn mới nhất là gửi email sao kê giả mạo với nội dung thông báo khách hàng đang có dư nợ thẻ tín dụng cần thanh toán.
Sau đó, kẻ gian sẽ gọi điện cho khách hàng và xưng là nhân viên ngân hàng để "hướng dẫn" và thúc ép khách hàng thanh toán dư nợ. Đây tiếp tục là chiêu thức giả mạo ngân hàng được dàn dựng một cách tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Theo ngân hàng Việt Á, qua điều tra và phản ánh của khách hàng, cơ quan chức năng phát hiện có một nhóm đối tượng giả mạo email hiển thị "Dich vu Khach hang Ngan hang", sử dụng biểu mẫu và logo thương hiệu của ngân hàng gửi thông báo sao kê thẻ tín dụng - MC PLATINUM PRIORITY CREDIT với dư nợ của khách hàng là 15.xxx.xxx VNĐ (hoặc một số tiền bất kỳ)…
Các ngân hàng khuyến cáo nếu nghi ngờ email giả mạo, khách hàng tuyệt đối không được thực hiện theo các hướng dẫn trong email như truy cập vào đường link hoặc nhập mã OTP để tránh mất tiền. Đồng thời, tuyệt đối không cung cấp thông tin của cá nhân cho bất cứ ai, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng...
Trà trộn vào tin nhắn ngân hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Link bài gốc: Hàng loạt ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ cuối tháng 7 Âm lịch là lúc 4 con giáp này may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu