Cổ phiếu ngân hàng mở cửa phiên giao dịch hôm nay (23/8) không mấy tích cực và phần lớn chìm trong sắc đỏ trong suốt buổi sáng.
Tuy nhiên, trong khoảng 30 phút giao dịch cuối buổi chiều, nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt được kéo mạnh. Đóng cửa, 18/27 mã tăng giá trong khi chỉ có 5 mã đứng giá tham chiếu và 4 mã giảm giá.
BID là cổ phiếu ấn tượng nhất nhóm ngân hàng, giảm 0,7% phiên sáng nhưng bật tăng mạnh phiên chiều và đóng cửa tăng tới 2,7%. BID cũng là cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất tới VnIndex phiên 23/8. Đây là phiên tăng đầu tiên của BID sau chuỗi 5 phiên liên tục giảm trước đó.
Các mã tăng mạnh tiếp theo có thể kể đến LPB (1,9%), STB (1,2%), HDB (1%), OCB (0,9%),…Nhiều mã trong số này đảo chiều phục hồi mạnh về cuối phiên.
Chẳng hạn, OCB sáng nay giao dịch trong sắc đỏ, có lúc giảm 0,8%. Tuy nhiên, sang phiên chiều, OCB hồi phục mạnh và kết phiên tăng 0,9%.
Liên quan đến OCB, ngân hàng vừa thông qua nghị quyết triển khai tăng vốn điều lệ năm 2022 thêm 4.127 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ phát hành là 30%. Từ đó, OCB sẽ nâng vốn điều lệ lên 17.884 tỷ đồng.
Các mã giữ giá tham chiếu hôm nay là CTG, SSB, PGB, NAB, MSB. Trong khi 4 mã kết phiên trong sắc đỏ là VPB, BAB, KLB, SGB.
Đáng chú ý, khối ngoại có động thái bán mạnh cổ phiếu ngân hàng phiên hôm nay. Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hàng loạt mã như HDB, STB, VCB, CTG, BID. Trong đó, CTG bị "xả" mạnh nhất: mua vào chỉ 87.700 cp nhưng bán ra tới hơn 1,6 triệu cp.
Chỉ một số mã ngân hàng được mua ròng hôm nay nhưng với khối lượng khá nhỏ, trong đó có SSB (103.900 cp), OCB (5.800 cp), TPB (5.700 cp), EIB (3.600 cp),…
Thanh khoản toàn ngành có dấu hiệu đi xuống. Chỉ hơn 63 triệu cp ngân hàng được giao dịch khớp lệnh phiên hôm nay, giá trị ở mức 1.500 tỷ đồng, giảm 18% so với phiên 22/8 và giảm 32% so với bình quân 5 phiên tuần trước.
Cổ phiếu ngân hàng có thanh khoản cao nhất là VPB với hơn 8,8 triệu cp được trao tay, giá trị giao dịch đạt 273 tỷ đồng. Tiếp đến là STB (242 tỷ đồng), SHB (156 tỷ đồng),…
Các ngân hàng đang bắt đầu bước vào cao điểm "cuộc đua" tăng vốn điều lệ. Mới đây, VPB, OCB, HDB, MBB, SHB...đã thông báo về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn. Theo đó, hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng chuẩn bị đổ bộ thị trường theo những kế hoạch này.
Cụ thể, MB đã chốt danh sách cổ đông vào hôm nay (23/8) để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%, tương đương phát hành hơn 755 triệu cp mới.
VPB sẽ phát hành tối đa hơn 2,23 tỷ cổ phiếu theo tỷ lệ 50%, tăng vốn điều lệ từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng. Kế hoạch này dự kiến sẽ thực hiện vào quý III/2022.
SHB cũng sẽ phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 15%. Thời gian dự kiến phát hành trong quý III/2022.
Kỳ vọng gì ở nhóm cổ phiếu ngân hàng những tháng cuối năm?
Link bài gốc: Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng được kéo mạnh cuối phiên
Tuy nhiên, trong khoảng 30 phút giao dịch cuối buổi chiều, nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt được kéo mạnh. Đóng cửa, 18/27 mã tăng giá trong khi chỉ có 5 mã đứng giá tham chiếu và 4 mã giảm giá.
BID là cổ phiếu ấn tượng nhất nhóm ngân hàng, giảm 0,7% phiên sáng nhưng bật tăng mạnh phiên chiều và đóng cửa tăng tới 2,7%. BID cũng là cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất tới VnIndex phiên 23/8. Đây là phiên tăng đầu tiên của BID sau chuỗi 5 phiên liên tục giảm trước đó.
Các mã tăng mạnh tiếp theo có thể kể đến LPB (1,9%), STB (1,2%), HDB (1%), OCB (0,9%),…Nhiều mã trong số này đảo chiều phục hồi mạnh về cuối phiên.
Chẳng hạn, OCB sáng nay giao dịch trong sắc đỏ, có lúc giảm 0,8%. Tuy nhiên, sang phiên chiều, OCB hồi phục mạnh và kết phiên tăng 0,9%.
Liên quan đến OCB, ngân hàng vừa thông qua nghị quyết triển khai tăng vốn điều lệ năm 2022 thêm 4.127 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ phát hành là 30%. Từ đó, OCB sẽ nâng vốn điều lệ lên 17.884 tỷ đồng.
Các mã giữ giá tham chiếu hôm nay là CTG, SSB, PGB, NAB, MSB. Trong khi 4 mã kết phiên trong sắc đỏ là VPB, BAB, KLB, SGB.
Đáng chú ý, khối ngoại có động thái bán mạnh cổ phiếu ngân hàng phiên hôm nay. Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hàng loạt mã như HDB, STB, VCB, CTG, BID. Trong đó, CTG bị "xả" mạnh nhất: mua vào chỉ 87.700 cp nhưng bán ra tới hơn 1,6 triệu cp.
Chỉ một số mã ngân hàng được mua ròng hôm nay nhưng với khối lượng khá nhỏ, trong đó có SSB (103.900 cp), OCB (5.800 cp), TPB (5.700 cp), EIB (3.600 cp),…
Thanh khoản toàn ngành có dấu hiệu đi xuống. Chỉ hơn 63 triệu cp ngân hàng được giao dịch khớp lệnh phiên hôm nay, giá trị ở mức 1.500 tỷ đồng, giảm 18% so với phiên 22/8 và giảm 32% so với bình quân 5 phiên tuần trước.
Cổ phiếu ngân hàng có thanh khoản cao nhất là VPB với hơn 8,8 triệu cp được trao tay, giá trị giao dịch đạt 273 tỷ đồng. Tiếp đến là STB (242 tỷ đồng), SHB (156 tỷ đồng),…
Các ngân hàng đang bắt đầu bước vào cao điểm "cuộc đua" tăng vốn điều lệ. Mới đây, VPB, OCB, HDB, MBB, SHB...đã thông báo về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn. Theo đó, hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng chuẩn bị đổ bộ thị trường theo những kế hoạch này.
Cụ thể, MB đã chốt danh sách cổ đông vào hôm nay (23/8) để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%, tương đương phát hành hơn 755 triệu cp mới.
VPB sẽ phát hành tối đa hơn 2,23 tỷ cổ phiếu theo tỷ lệ 50%, tăng vốn điều lệ từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng. Kế hoạch này dự kiến sẽ thực hiện vào quý III/2022.
SHB cũng sẽ phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 15%. Thời gian dự kiến phát hành trong quý III/2022.
Kỳ vọng gì ở nhóm cổ phiếu ngân hàng những tháng cuối năm?
Link bài gốc: Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng được kéo mạnh cuối phiên
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ cuối tháng 7 Âm lịch là lúc 4 con giáp này may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu