TIN MỚI
Gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội- Ai được vay, lãi suất thế nào. (Nguồn: VTV.VN)
Tuần qua, thông tin được nhiều người dân có nhu cầu mua nhà hết sức quan tâm là Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hướng dẫn một số nội dung và yêu cầu triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, với quy mô khoảng 120.000 tỷ đồng.
Đây là kết quả từ sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Cụ thể, trong Nghị quyết số 33, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi. Tiếp đó, ngày 7/4, Quyết định số 338 của Thủ tướng Chính phủ đã được ban hành, với nội dung "Phê duyệt đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Liên tiếp các chỉ đạo liên quan tới thị trường bất động sản đã được ban hành, dự báo tác động tích cực lên thị trường này. Đặc biệt, thông tin về gói tín dụng này đã trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi.
Gói vay ưu đãi này được so sánh tương tự như gói 30.000 tỷ đồng, từng triển khai rất thành công cách đây 10 năm, giúp nhiều người mua được nhà tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, với gói 120.000 tỷ này, cách thức, lãi suất cho vay sẽ có những điểm khác biệt cụ thể.
4 ngân hàng thương mại nhà nước sẽ triển khai gói tín dụng này bao gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngày 1/4, đã có văn bản tới các ngân hàng thương mại và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố để nhanh chóng đưa gói tín dụng vào giải ngân.
"Ngân hàng Nhà nước xác định trong kỳ này, lãi suất sẽ thay đổi 6 tháng một lần. Từ nay đến 30/6, lãi suất với chủ đầu tư là 8,7%/năm, lãi suất với cá nhân mua nhà là 8,2%/năm, thấp hơn 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước. Thời gian ân hạn là 3 năm với chủ đầu tư, 5 năm với người mua nhà", ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thông tin.
Ngân hàng Nhà nước quy định thời hạn giải ngân của gói tín dụng này kéo dài từ 1/4/2023 đến 31/12/2030. Các ngân hàng thương mại sẽ tự huy động nguồn vốn của mình để cho vay các đối tượng kể trên. Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẵn sàng cho phép các ngân hàng khác tham gia, với điều kiện tuân thủ hướng dẫn của cơ quan quản lý.
Doanh nghiệp, người dân mong chờ gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng
Như vậy, phía chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội sẽ được hưởng lãi suất vay ưu đãi. Với chủ đầu tư, lãi suất là 8,7%/năm; đối với người mua nhà là 8,2%/năm, áp dụng đến hết ngày 30/6 tới đây.
Thu nhập từ 7 - 8 triệu đồng/tháng và chưa sở hữu nhà ở, chị Phượng (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) đủ điều kiện mua nhà ở xã hội. Chị cho biết, hiện đang tìm mua một dự án trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thông qua hình thức vay ngân hàng. Chính sách giảm lãi suất từ gói hỗ trợ tạo điều kiện mua nhà được dễ dàng hơn.
"Tôi thấy mức lãi suất này phù hợp với tôi và kể cả những người có thu nhập thấp ở TP Hồ Chí Minh. Việc mua nhà ở xã hội thứ nhất là tạo sự ổn định về chỗ ở, công việc của tôi, không phải đi nhiều nơi để tìm nhà thuê. Thêm nữa, việc mua nhà ở xã hội phù hợp với mức thu nhập hàng tháng", chị Trịnh Thị Phượng, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.
Theo thống kê từ Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, trong 2 năm vừa qua, nguồn cung nhà ở xã hội chững lại khi chỉ đưa vào hoạt động 1 dự án với 260 căn hộ. Trong khi theo kế hoạch triển khai, đến năm 2025, thành phố phải tạo lập được 35.000 căn. Bên cạnh những khó khăn như thủ tục đầu tư còn phức tạp, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, chủ đầu tư thiếu dòng vốn vay là một trong trở ngại lớn nhất. Do đó, gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng chính thức được áp dụng, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để làm dự án.
Công ty Xây dựng Thương mại Lê Thành cho biết, để làm dự án nhà ở xã hội, họ phải tiếp cận vốn vay thương mại với lãi suất 14%/năm. Nếu áp dụng lãi suất 8,7%/năm từ gói hỗ trợ giúp chủ đầu tư sẽ tiếp cận được dòng vốn mới để thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
"Gói này là cú hích cho thị trường đối với mảng nhà ở xã hội, những người thu nhập thấp. Nó cũng tạo cho các chủ đầu tư chúng tôi có một nguồn để vay với lãi suất dù giảm 2% cũng đỡ hơn", ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Xây dựng Thương mại Lê Thành, cho biết.
Tuy nhiên, lãi suất ưu đãi áp dụng đến hết tháng 6 và tiếp tục tính định kỳ 6 tháng tiếp theo. Doanh nghiệp cho rằng, thời gian này sẽ khó có nhiều dự án để hưởng ưu đãi vì thủ tục pháp lý dự án có thể kéo dài một năm. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị, song song với gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng, nhà nước có thể tính đến gói cấp bù lãi suất ở mức 3 - 4%/năm. Từ đây, chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn vay với mức lãi suất khoảng 5%/năm, tạo động lực đẩy mạnh nguồn cung nhà ở xã hội.
Giải pháp triển khai hiệu quả gói tín dụng 120.000 tỷ đồng
Từ 1/7, định kỳ mỗi 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi đến các ngân hàng thương mại tham gia chương trình này. Nguyên tắc xác định lãi suất theo Nghị quyết 33 của Chính phủ luôn thấp hơn 1,5 - 2% so với lãi vay trung dài hạn bằng VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước, tức là việc cho vay vốn để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, hay cải tạo xây dựng lại chung cư cũ, sẽ luôn thấp hơn lãi suất cho vay thương mại của ngân hàng.
Để nhiều người dân, nhiều chủ đầu tư được hưởng gói vay ưu đãi này, các dự án mới ra thị trường cần phải đẩy nhanh mới đảm bảo có người vay.
"Bất kỳ nguồn vốn nào đưa ra thị trường cũng đáng quý, đặc biệt là vốn ngân hàng có mức lãi suất hợp lý. Phải tính đến sự sẵn sàng của thị trường là chúng ta có lượng hàng hóa để hấp thụ nguồn vốn này hay không. Tôi biết số lượng dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp và dự án cải tạo chung cư cũ cũng chưa nhiều", ông Lê Đình Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Everland, nhận định.
"Chúng ta phải đưa ra các cơ chế để những người nào thực sự có nhu cầu mới tiếp cận nhà ở xã hội đ. Nếu những người có động cơ mua để trục lợi, ví dụ mua đi, bán lại chờ đầu cơ, thì chúng ta phải có công cụ để điều tiết hành vi đó. Như vậy, kết hợp những tiêu chí xét người được mua, cũng như cơ chế kiểm soát việc đầu cơ, mua đi bán lại kiếm lời", GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nêu quan điểm.
Đẩy sớm nguồn cung nhà ở xã hội
Số lượng nhà ở xã hội đưa ra thị trường hiện nay rất khan hiếm. Thậm chí, gần 2 năm qua, một số địa phương không có dự án nhà ở xã hội mới nào. Hiện tại, ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có một số dự án đã và dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới.
Mới đây, thông tin thành phố Hà Nội xin chuyển 2 khối nhà A2, A3 thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội đã gây chú ý, dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2025. Dự án nằm ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô, nếu việc chuyển đổi thành công, chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người mua nhà.
Vừa qua, Sở Xây dựng Hà Nội thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê, mua nhà ở xã hội đợt 1 tại dự án Nhà ở xã hội tại đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, với 157 căn để bán và 68 căn cho thuê. Đáng chú ý, giá bán đã tăng, cụ thể là hơn 19,5 triệu đồng/m2 (đã gồm VAT). Đây là mức giá bán dự án nhà ở xã hội lần đầu cao nhất từ trước đến nay tại Hà Nội.
Theo ghi nhận, những ngày qua, một lượng lớn khách hàng đã nộp hồ sơ để bốc thăm mua nhà. Tại một số nhóm trên mạng xã hội, nhiều môi giới đang quảng cáo có suất ngoại giao và hỗ trợ tư vấn nộp hồ sơ mua nhà. Tuy nhiên, phía công ty thông báo chỉ hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tại văn phòng đại diện công ty.
Tại TP Hồ Chí Minh, các tháng vừa qua, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các sở, ngành khẩn trương tham mưu cho UBND thành phố về hướng giải quyết; đồng thời lập kế hoạch và làm việc với các doanh nghiệp để hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc về nhà ở xã hội. Theo kế hoạch dự kiến, dịp 30/4 tới đây, công ty Lê Thành sẽ khởi công giai đoạn 1 của dự án nhà ở xã hội, với khoảng 2.000 căn, tại huyện Bình Chánh.
Với chương trình cho vay ưu đãi, số lượng dự án nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ tăng lên nhiều hơn trong thời gian ngắn sắp tới để người mua nhà có thể tiếp cận được. Nguồn cung tăng lên cũng giúp tránh được cảnh phải xếp hàng mua, bốc thăm, hoặc tránh được những tiêu cực trong quá trình mua, bán, cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Trong Nghị định 33 và các công văn, công điện liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng bộ, ngành, chính quyền cấp tỉnh và chỉ rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp bất động sản theo quan điểm "tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm; chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững".
Với những động thái quyết liệt, nhanh chóng này, nhiều ý kiến kỳ vọng, thị trường bất động sản sẽ sớm hồi phục và tạo lập sự cân đối cung - cầu về nhà ở, hướng tới người dân có nhu cầu ở thật.
Link bài gốc: Gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội: Ai được vay, lãi suất thế nào?
Gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội- Ai được vay, lãi suất thế nào. (Nguồn: VTV.VN)
Tuần qua, thông tin được nhiều người dân có nhu cầu mua nhà hết sức quan tâm là Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hướng dẫn một số nội dung và yêu cầu triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, với quy mô khoảng 120.000 tỷ đồng.
Đây là kết quả từ sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Cụ thể, trong Nghị quyết số 33, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi. Tiếp đó, ngày 7/4, Quyết định số 338 của Thủ tướng Chính phủ đã được ban hành, với nội dung "Phê duyệt đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Liên tiếp các chỉ đạo liên quan tới thị trường bất động sản đã được ban hành, dự báo tác động tích cực lên thị trường này. Đặc biệt, thông tin về gói tín dụng này đã trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi.
Gói vay ưu đãi này được so sánh tương tự như gói 30.000 tỷ đồng, từng triển khai rất thành công cách đây 10 năm, giúp nhiều người mua được nhà tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, với gói 120.000 tỷ này, cách thức, lãi suất cho vay sẽ có những điểm khác biệt cụ thể.
4 ngân hàng thương mại nhà nước sẽ triển khai gói tín dụng này bao gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngày 1/4, đã có văn bản tới các ngân hàng thương mại và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố để nhanh chóng đưa gói tín dụng vào giải ngân.
"Ngân hàng Nhà nước xác định trong kỳ này, lãi suất sẽ thay đổi 6 tháng một lần. Từ nay đến 30/6, lãi suất với chủ đầu tư là 8,7%/năm, lãi suất với cá nhân mua nhà là 8,2%/năm, thấp hơn 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước. Thời gian ân hạn là 3 năm với chủ đầu tư, 5 năm với người mua nhà", ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thông tin.
Ngân hàng Nhà nước quy định thời hạn giải ngân của gói tín dụng này kéo dài từ 1/4/2023 đến 31/12/2030. Các ngân hàng thương mại sẽ tự huy động nguồn vốn của mình để cho vay các đối tượng kể trên. Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẵn sàng cho phép các ngân hàng khác tham gia, với điều kiện tuân thủ hướng dẫn của cơ quan quản lý.
Doanh nghiệp, người dân mong chờ gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng
Như vậy, phía chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội sẽ được hưởng lãi suất vay ưu đãi. Với chủ đầu tư, lãi suất là 8,7%/năm; đối với người mua nhà là 8,2%/năm, áp dụng đến hết ngày 30/6 tới đây.
Thu nhập từ 7 - 8 triệu đồng/tháng và chưa sở hữu nhà ở, chị Phượng (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) đủ điều kiện mua nhà ở xã hội. Chị cho biết, hiện đang tìm mua một dự án trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thông qua hình thức vay ngân hàng. Chính sách giảm lãi suất từ gói hỗ trợ tạo điều kiện mua nhà được dễ dàng hơn.
"Tôi thấy mức lãi suất này phù hợp với tôi và kể cả những người có thu nhập thấp ở TP Hồ Chí Minh. Việc mua nhà ở xã hội thứ nhất là tạo sự ổn định về chỗ ở, công việc của tôi, không phải đi nhiều nơi để tìm nhà thuê. Thêm nữa, việc mua nhà ở xã hội phù hợp với mức thu nhập hàng tháng", chị Trịnh Thị Phượng, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.
Theo thống kê từ Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, trong 2 năm vừa qua, nguồn cung nhà ở xã hội chững lại khi chỉ đưa vào hoạt động 1 dự án với 260 căn hộ. Trong khi theo kế hoạch triển khai, đến năm 2025, thành phố phải tạo lập được 35.000 căn. Bên cạnh những khó khăn như thủ tục đầu tư còn phức tạp, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, chủ đầu tư thiếu dòng vốn vay là một trong trở ngại lớn nhất. Do đó, gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng chính thức được áp dụng, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để làm dự án.
Công ty Xây dựng Thương mại Lê Thành cho biết, để làm dự án nhà ở xã hội, họ phải tiếp cận vốn vay thương mại với lãi suất 14%/năm. Nếu áp dụng lãi suất 8,7%/năm từ gói hỗ trợ giúp chủ đầu tư sẽ tiếp cận được dòng vốn mới để thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
"Gói này là cú hích cho thị trường đối với mảng nhà ở xã hội, những người thu nhập thấp. Nó cũng tạo cho các chủ đầu tư chúng tôi có một nguồn để vay với lãi suất dù giảm 2% cũng đỡ hơn", ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Xây dựng Thương mại Lê Thành, cho biết.
Tuy nhiên, lãi suất ưu đãi áp dụng đến hết tháng 6 và tiếp tục tính định kỳ 6 tháng tiếp theo. Doanh nghiệp cho rằng, thời gian này sẽ khó có nhiều dự án để hưởng ưu đãi vì thủ tục pháp lý dự án có thể kéo dài một năm. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị, song song với gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng, nhà nước có thể tính đến gói cấp bù lãi suất ở mức 3 - 4%/năm. Từ đây, chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn vay với mức lãi suất khoảng 5%/năm, tạo động lực đẩy mạnh nguồn cung nhà ở xã hội.
Giải pháp triển khai hiệu quả gói tín dụng 120.000 tỷ đồng
Từ 1/7, định kỳ mỗi 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi đến các ngân hàng thương mại tham gia chương trình này. Nguyên tắc xác định lãi suất theo Nghị quyết 33 của Chính phủ luôn thấp hơn 1,5 - 2% so với lãi vay trung dài hạn bằng VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước, tức là việc cho vay vốn để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, hay cải tạo xây dựng lại chung cư cũ, sẽ luôn thấp hơn lãi suất cho vay thương mại của ngân hàng.
Để nhiều người dân, nhiều chủ đầu tư được hưởng gói vay ưu đãi này, các dự án mới ra thị trường cần phải đẩy nhanh mới đảm bảo có người vay.
"Bất kỳ nguồn vốn nào đưa ra thị trường cũng đáng quý, đặc biệt là vốn ngân hàng có mức lãi suất hợp lý. Phải tính đến sự sẵn sàng của thị trường là chúng ta có lượng hàng hóa để hấp thụ nguồn vốn này hay không. Tôi biết số lượng dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp và dự án cải tạo chung cư cũ cũng chưa nhiều", ông Lê Đình Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Everland, nhận định.
"Chúng ta phải đưa ra các cơ chế để những người nào thực sự có nhu cầu mới tiếp cận nhà ở xã hội đ. Nếu những người có động cơ mua để trục lợi, ví dụ mua đi, bán lại chờ đầu cơ, thì chúng ta phải có công cụ để điều tiết hành vi đó. Như vậy, kết hợp những tiêu chí xét người được mua, cũng như cơ chế kiểm soát việc đầu cơ, mua đi bán lại kiếm lời", GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nêu quan điểm.
Đẩy sớm nguồn cung nhà ở xã hội
Số lượng nhà ở xã hội đưa ra thị trường hiện nay rất khan hiếm. Thậm chí, gần 2 năm qua, một số địa phương không có dự án nhà ở xã hội mới nào. Hiện tại, ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có một số dự án đã và dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới.
Mới đây, thông tin thành phố Hà Nội xin chuyển 2 khối nhà A2, A3 thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội đã gây chú ý, dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2025. Dự án nằm ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô, nếu việc chuyển đổi thành công, chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người mua nhà.
Vừa qua, Sở Xây dựng Hà Nội thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê, mua nhà ở xã hội đợt 1 tại dự án Nhà ở xã hội tại đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, với 157 căn để bán và 68 căn cho thuê. Đáng chú ý, giá bán đã tăng, cụ thể là hơn 19,5 triệu đồng/m2 (đã gồm VAT). Đây là mức giá bán dự án nhà ở xã hội lần đầu cao nhất từ trước đến nay tại Hà Nội.
Theo ghi nhận, những ngày qua, một lượng lớn khách hàng đã nộp hồ sơ để bốc thăm mua nhà. Tại một số nhóm trên mạng xã hội, nhiều môi giới đang quảng cáo có suất ngoại giao và hỗ trợ tư vấn nộp hồ sơ mua nhà. Tuy nhiên, phía công ty thông báo chỉ hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tại văn phòng đại diện công ty.
Tại TP Hồ Chí Minh, các tháng vừa qua, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các sở, ngành khẩn trương tham mưu cho UBND thành phố về hướng giải quyết; đồng thời lập kế hoạch và làm việc với các doanh nghiệp để hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc về nhà ở xã hội. Theo kế hoạch dự kiến, dịp 30/4 tới đây, công ty Lê Thành sẽ khởi công giai đoạn 1 của dự án nhà ở xã hội, với khoảng 2.000 căn, tại huyện Bình Chánh.
Với chương trình cho vay ưu đãi, số lượng dự án nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ tăng lên nhiều hơn trong thời gian ngắn sắp tới để người mua nhà có thể tiếp cận được. Nguồn cung tăng lên cũng giúp tránh được cảnh phải xếp hàng mua, bốc thăm, hoặc tránh được những tiêu cực trong quá trình mua, bán, cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Trong Nghị định 33 và các công văn, công điện liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng bộ, ngành, chính quyền cấp tỉnh và chỉ rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp bất động sản theo quan điểm "tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm; chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững".
Với những động thái quyết liệt, nhanh chóng này, nhiều ý kiến kỳ vọng, thị trường bất động sản sẽ sớm hồi phục và tạo lập sự cân đối cung - cầu về nhà ở, hướng tới người dân có nhu cầu ở thật.
Link bài gốc: Gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội: Ai được vay, lãi suất thế nào?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công bố liên danh trúng gói thầu gần 650 tỉ đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP HCM Nỗ lực thu hút "đại bàng": Lấy lại vị thế...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Không có thời gian nghỉ ngơi, Messi đối mặt với...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đúng Rằm tháng 7 Âm lịch, 4 con giáp rũ bỏ vận đen...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều gói tín dụng chờ người vay
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu