TIN MỚI
Theo kết quả khảo sát Công khai ngân sách tỉnh POBI 2020 (Provincial Open Budget Index) do Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) được công bố ngày 3/6, mức độ công khai thông tin ngân sách địa phương tiếp tục cải thiện nhưng chững lại.
Chỉ số Công khai ngân sách (POBI) được áp dụng chu trình ngân sách 2020 của Việt Nam ở cấp tỉnh, từ khâu lập ngân sách, phê duyệt ngân sách, thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách theo Luật Ngân sách hiện hành của Việt Nam và thông lệ tốt của quốc tế.
POBI là công cụ hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách hành chính và tài khoá tốt hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững SDG 16 về minh bạch, giải trình có sự tham gia của người dân.
MỨC ĐỘ CÔNG KHAI CÓ DẤU HIỆU CHỮNG LẠI
Ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng, công khai ngân sách là trách nhiệm các địa phương, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện.
“Chỉ số POBI cao cho thấy uy tín về chỉ đạo điều hành, khả năng quản trị chính quyền địa phương tốt, sẽ đưa đến tiếng vang cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Tân khẳng định.
Điểm trung bình về công khai ngân sách tỉnh năm 2020 đạt 69,09/100 điểm, tăng 3,54 điểm so với kết quả năm 2019. Năm 2020, có 27 tỉnh công khai đầy đủ tài liệu và thông tin về ngân sách nhà nước, tăng 3 tỉnh so với năm 2019. Số tỉnh công khai tương đối đầy đủ là 29 tỉnh, tăng 2 tỉnh so với năm 2019. Số tỉnh công khai chưa đầy đủ và công khai ít, lần lượt là 5 và 2 tỉnh, giảm lần lượt 4 và 1 tỉnh so với năm 2019.
Nhờ vậy, địa phương đó sẽ trở thành địa chỉ thu hút những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, từ đó, tăng quy mô ngân sách địa phương, chắc chắn thu ngân sách địa phương được hưởng tăng thêm, đáp ứng nhu cầu chi trên địa bàn.
Điểm trung bình về công khai ngân sách tỉnh năm 2020 đạt 69,09/100 điểm, tăng 3,54 điểm so với kết quả năm 2019. Năm 2020, có 27 tỉnh công khai đầy đủ tài liệu và thông tin về ngân sách nhà nước, tăng 3 tỉnh so với năm 2019. Số tỉnh công khai tương đối đầy đủ là 29 tỉnh, tăng 2 tỉnh so với năm 2019. Số tỉnh công khai chưa đầy đủ và công khai ít, lần lượt là 5 và 2 tỉnh, giảm lần lượt 4 và 1 tỉnh so với năm 2019.
Kết quả xếp hạng POBI 2020
Trong xếp hạng công khai ngân sách POBI 2020, Vĩnh Long là tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng, đạt 93,68 điểm. Đà Nẵng xếp thứ hai với 92,26 điểm và Bà Rịa-Vũng Tàu xếp thứ ba với 90,45 điểm.
Hai tỉnh công khai ít thông tin nhất trong kết quả xếp hạng POBI 2020 là Bình Phước 3,84 điểm và Đắk Lắk 23,41 điểm. Tỉnh Lạng Sơn năm 2019 đứng áp chót bảng xếp hạng, thì năm 2020 đã vươn lên thứ 16 với 82,3 điểm, thuộc nhóm tỉnh công khai đầy đủ thông tin.
Năm 2020 là năm đầu tiên thực hiện khảo sát về tính liên tục của các tài liệu được công khai. Kết quả khảo sát cho thấy, có 49 tỉnh, tương đương 77,78% công bố tài liệu dự toán ngân sách tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh liên tục trong ba năm, 52 tỉnh 82,54% công bố tài liệu dự toán được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định được duyệt liên tục trong ba năm. 51 tỉnh 80,95% công bố báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn liên tục trong ba năm.
Trong số 5 tài liệu khuyến khích công khai, tài liệu được các tỉnh công khai nhiều nhất là dự thảo kế hoạch tài chính tỉnh 05 năm 2021-2025 với 31 tỉnh có công bố. Dự thảo kế hoạch tài chính ngân sách tỉnh 03 năm 2021-2023 có 27 tỉnh công bố, tài liệu hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2021 có 24 tỉnh công bố, 16 tỉnh có công bố báo cáo tài chính của tỉnh và chỉ có 02 tỉnh có công bố kết quả kiểm toán ngân sách tỉnh của Kiểm toán Nhà nước trong ít nhất một năm 2017, 2018 hoặc 2019.
CẦN TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
Mặc dù vậy, kết quả POBI 2020 cho thấy các tỉnh vẫn cần phải nỗ lực để tiếp tục cải thiện mức độ công khai minh bạch ngân sách và tạo cơ hội cho sự tham gia của người dân.
Cụ thể, về tính đầy đủ, mặc dù có sự cải thiện so với năm 2019, nhưng tài liệu dự thảo dự toán và dự toán được quyết định vẫn có số lượng các tỉnh công bố đầy đủ tương đối thấp, lần lượt chỉ là 26 và 28 tỉnh. Đây là hai tài liệu rất quan trọng vì nó được sử dụng để lấy ý kiến góp ý không chỉ của các chuyên gia mà của cả người dân trong việc xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.
Về tính tin cậy, kết quả khảo sát POBI 2019 cho thấy việc lập dự toán ngân sách của các tỉnh năm 2019 chưa đảm bảo tin cậy cho quá trình thực hiện thực tế. Đặc biệt là đối với dự toán thu ngân sách, chỉ có 9 tỉnh có mức chênh lệch giữa số dự toán và số quyết toán dưới 5% trong khi có tới 35 tỉnh có mức chêch lệch trên 15%. Tương tự như vậy, đối với dự toán chi đầu tư phát triển cũng chỉ có 8 tỉnh có mức chênh lệch dưới 5% và 35 tỉnh có mức chênh lệch trên 15%.
"Có những tỉnh chênh lệch giữa dự toán đầu năm và quyết toán cuối năm về chi đầu tư phát triển chênh lệch lên đến 30%, không đảm bảo độ tin cậy dự đoán. Việc lên kế hoạch lập dự toán cần được tính toán và xem xét một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng để đảm bảo mức chênh lệch giữa số dự toán và số quyết toán không nhiều hơn quá 5%, tránh biến động quá lớn".
PGS. TS Vũ Sỹ Cường, chuyên gia tài chính công.
Bình luận về điều này, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính thừa nhận “dự toán và quyết toán còn nhiều chênh lệch trong thực tiễn. Việc nương cứng tỷ lệ chi trong tổng chi ngân sách, cho phép đảm bảo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ”.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai chi ngân sách ở các địa phương khác nhau. Đối với các địa phương phát triển, chẳng hạn, nhu cầu chi cho giáo dục đào tạo có xu hướng giảm dần, vì đã đầu tư nhiều năm trước và ngược lại. Hay dự toán chi cho khoa học công nghệ bố trí 2%, nhưng quyết toán thấp, số thực hiện so với dự toán đề ra khoảng 20-25%.
Về tính kịp thời, mặc dù các tỉnh đã chủ động hơn trong việc công bố kịp thời các loại tài liệu theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và Thông tư 343/2016/TT-BTC nhưng vẫn còn khoảng trên 20% số tỉnh chưa thực hiện đúng theo quy định, tức công bố chậm hơn so với thời hạn.
Về sự tham gia, kết quả khảo sát POBI 2020 về mức độ tham gia của người dân cho thấy nhìn chung các tỉnh vẫn ít tạo điều kiện để người dân tham gia vào quy trình ngân sách. Số điểm quy đổi trung bình của 63 tỉnh thành phố là 39,25 điểm, gần như không có sự cải thiện so với năm 2019.
Sự tham gia của người dân các tỉnh. Thanh Hóa là tỉnh có số điểm thấp nhất cả nước, đạt 5 điểm.
Chỉ có 25/63 tỉnh có công khai quy chế,quy trình cung cấp thông tin cho người dân; 16 tỉnh, thành phố sử dụng các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo để dễ dàng hơn trong việc tương tác với người dân, thiết nghĩ việc làm này nên được nhân rộng ra các địa phương còn lại trên cả nước.
SÁNG KIẾN VỀ CHÍNH PHỦ “MỞ”
Đánh giá cao nỗ lực của các tỉnh trong công khai ngân sách thời gian qua, ông Vũ Sỹ Cường, chuyên gia tài chính công cho rằng các tỉnh đã chủ động hơn trong việc công bố kịp thời các loại tài liệu theo đúng quy định, nhưng vẫn còn khoảng trên 20% số tỉnh công bố chậm hơn so với thời hạn. Vì vậy, các tỉnh đã làm tốt cần làm tốt hơn nữa, các tỉnh chưa làm tốt cần thực hiện đúng và đầy đủ việc công khai kịp thời các thông tin ngân sách.
Đồng thời, “báo cáo ngân sách nhà nước dành cho công dân và báo cáo tình hình nợ công của tỉnh vẫn có tỷ lệ công khai tương đối thấp. Các địa phương cần công bố công khai hai loại tài liệu này để đảm bảo việc công khai được minh bạch hơn và rõ ràng hơn, nhất là nợ công. Các Sở Tài chính của các tỉnh đã được cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán và ra kết luận cần công khai kết quả thực hiện trên các cổng thông tin điện tử của tỉnh”.
Cũng theo ông Trịnh Tiến Dũng, Nguyên Trưởng ban Quản trị quốc gia Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc UNDP Việt Nam, con đường chúng ta đang đi có nhiều triển vọng, POBI có nhiều đóng góp minh bạch ngân sách cấp địa phương. Chẳng hạn, chi ngân sách địa phương cho giáo dục lên đến 80% trong tổng chi ngành giáo dục, nên nếu nắm được tình hình công khai minh bạch của các địa phương, sẽ có cái nhìn toàn cảnh, bức tranh toàn diện hơn về bức tranh ngân sách.
Chia sẻ kinh nghiệm thế giới, ông Dũng lưu ý 4 điểm.
Thứ nhất, mức độ minh bạch tài khoá chịu sự tác động của chất lượng thể chế tổng thể. “Bảo đảm sự minh bạch một cách vững chắc, từ gốc, trước hết bằng hệ thống quản trị công để ngăn chặn xung đột lợi ích, lu mờ trách nhiệm giải trình thay vì các nỗ lực cắt ngọn, hời hợt lửa rơm”, ông Dũng nhấn mạnh.
Trên thế giới, đo qua bộ 6 chỉ số, cho thấy thể chế có được cải thiện không. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1996-2019, trên thế giới có sự cải thiện tương đối đáng kể, nhưng Việt Nam cải thiện rất nhỏ, thậm chí một số chỉ số giảm, tiếng nói tham gia người dân và trách nhiệm giải trình, không như mong đợi.
Thứ hai, ở nhiều nước, cơ quan thống kê riêng không nằm trong cơ quan hoạch định chính sách phát triển như Việt Nam hiện nay. Cơ quan thu thuế độc lập với cơ quan hoạch định chính sách thu thuế.
Thứ ba, hiện đã có trên 80 nước tham gia sáng kiến đối tác Chính phủ mở (Open Government Partnership), với 4 trụ cột chính, minh bạch ngân sách, tiếp cận thông tin, công khai tài chính và cam kết của công dân. “Đây là bước quan trọng tiến tới Chính phủ mở, là ước nguyện người dân, mọi việc Chính phủ làm người dân đều nắm được, trong đó có minh bạch ngân sách”. Năm 2020, Việt Nam đã đạt 75% số điểm trở thành thành viên OGP.
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, đại diện nhóm nghiên cứu
“Điểm số POBI các tỉnh năm đầu tiên 2017 rất thấp, trung bình cả nước chỉ có 30 điểm. Nghĩa là, hầu như không tỉnh nào quan tâm đến việc tuân thủ minh bạch ngân sách theo tinh thần của Luật Ngân sách 2015. Tuy nhiên, sang năm tiếp theo, thì có sự cải thiện mạnh mẽ khi các tỉnh nhận ra họ ở vị trí nào ở bảng xếp hạng. Điểm số POBI trung bình cả nước tăng vọt lên đến 50 và 65 điểm trong năm 2018 và 2019.
Tuy nhiên, đến năm 2020 là năm thứ tư thực hiện xếp hạng, chúng tôi thấy sự cải thiện về số điểm POBI có dấu hiệu chững lại. Điểm tích cực là, nhiều tỉnh trước đây thứ hạng rất thấp, chưa quan tâm thực hiện công khai minh bạch ngân sách thì năm 2020 đã có cải thiện đáng kể. Ngoài ra, nhóm điểm cao, nhóm các tỉnh có truyền thống công khai minh bạch ngân sách, tuân thủ luật Ngân sách, thì vẫn giữ được phong độ ổn định”.
Tháng 5/2021, thu ngân sách ước đạt 73.000 tỷ đồng tăng 20% so với cùng kỳ nhờ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...
Vneconomy
Link bài gốc: Giá như người dân quan tâm minh bạch ngân sách mãnh liệt…như tiền từ thiện
Theo kết quả khảo sát Công khai ngân sách tỉnh POBI 2020 (Provincial Open Budget Index) do Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) được công bố ngày 3/6, mức độ công khai thông tin ngân sách địa phương tiếp tục cải thiện nhưng chững lại.
Chỉ số Công khai ngân sách (POBI) được áp dụng chu trình ngân sách 2020 của Việt Nam ở cấp tỉnh, từ khâu lập ngân sách, phê duyệt ngân sách, thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách theo Luật Ngân sách hiện hành của Việt Nam và thông lệ tốt của quốc tế.
POBI là công cụ hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách hành chính và tài khoá tốt hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững SDG 16 về minh bạch, giải trình có sự tham gia của người dân.
MỨC ĐỘ CÔNG KHAI CÓ DẤU HIỆU CHỮNG LẠI
Ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng, công khai ngân sách là trách nhiệm các địa phương, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện.
“Chỉ số POBI cao cho thấy uy tín về chỉ đạo điều hành, khả năng quản trị chính quyền địa phương tốt, sẽ đưa đến tiếng vang cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Tân khẳng định.
Điểm trung bình về công khai ngân sách tỉnh năm 2020 đạt 69,09/100 điểm, tăng 3,54 điểm so với kết quả năm 2019. Năm 2020, có 27 tỉnh công khai đầy đủ tài liệu và thông tin về ngân sách nhà nước, tăng 3 tỉnh so với năm 2019. Số tỉnh công khai tương đối đầy đủ là 29 tỉnh, tăng 2 tỉnh so với năm 2019. Số tỉnh công khai chưa đầy đủ và công khai ít, lần lượt là 5 và 2 tỉnh, giảm lần lượt 4 và 1 tỉnh so với năm 2019.
Nhờ vậy, địa phương đó sẽ trở thành địa chỉ thu hút những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, từ đó, tăng quy mô ngân sách địa phương, chắc chắn thu ngân sách địa phương được hưởng tăng thêm, đáp ứng nhu cầu chi trên địa bàn.
Điểm trung bình về công khai ngân sách tỉnh năm 2020 đạt 69,09/100 điểm, tăng 3,54 điểm so với kết quả năm 2019. Năm 2020, có 27 tỉnh công khai đầy đủ tài liệu và thông tin về ngân sách nhà nước, tăng 3 tỉnh so với năm 2019. Số tỉnh công khai tương đối đầy đủ là 29 tỉnh, tăng 2 tỉnh so với năm 2019. Số tỉnh công khai chưa đầy đủ và công khai ít, lần lượt là 5 và 2 tỉnh, giảm lần lượt 4 và 1 tỉnh so với năm 2019.
Kết quả xếp hạng POBI 2020
Trong xếp hạng công khai ngân sách POBI 2020, Vĩnh Long là tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng, đạt 93,68 điểm. Đà Nẵng xếp thứ hai với 92,26 điểm và Bà Rịa-Vũng Tàu xếp thứ ba với 90,45 điểm.
Hai tỉnh công khai ít thông tin nhất trong kết quả xếp hạng POBI 2020 là Bình Phước 3,84 điểm và Đắk Lắk 23,41 điểm. Tỉnh Lạng Sơn năm 2019 đứng áp chót bảng xếp hạng, thì năm 2020 đã vươn lên thứ 16 với 82,3 điểm, thuộc nhóm tỉnh công khai đầy đủ thông tin.
Năm 2020 là năm đầu tiên thực hiện khảo sát về tính liên tục của các tài liệu được công khai. Kết quả khảo sát cho thấy, có 49 tỉnh, tương đương 77,78% công bố tài liệu dự toán ngân sách tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh liên tục trong ba năm, 52 tỉnh 82,54% công bố tài liệu dự toán được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định được duyệt liên tục trong ba năm. 51 tỉnh 80,95% công bố báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn liên tục trong ba năm.
Trong số 5 tài liệu khuyến khích công khai, tài liệu được các tỉnh công khai nhiều nhất là dự thảo kế hoạch tài chính tỉnh 05 năm 2021-2025 với 31 tỉnh có công bố. Dự thảo kế hoạch tài chính ngân sách tỉnh 03 năm 2021-2023 có 27 tỉnh công bố, tài liệu hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2021 có 24 tỉnh công bố, 16 tỉnh có công bố báo cáo tài chính của tỉnh và chỉ có 02 tỉnh có công bố kết quả kiểm toán ngân sách tỉnh của Kiểm toán Nhà nước trong ít nhất một năm 2017, 2018 hoặc 2019.
CẦN TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
Mặc dù vậy, kết quả POBI 2020 cho thấy các tỉnh vẫn cần phải nỗ lực để tiếp tục cải thiện mức độ công khai minh bạch ngân sách và tạo cơ hội cho sự tham gia của người dân.
Cụ thể, về tính đầy đủ, mặc dù có sự cải thiện so với năm 2019, nhưng tài liệu dự thảo dự toán và dự toán được quyết định vẫn có số lượng các tỉnh công bố đầy đủ tương đối thấp, lần lượt chỉ là 26 và 28 tỉnh. Đây là hai tài liệu rất quan trọng vì nó được sử dụng để lấy ý kiến góp ý không chỉ của các chuyên gia mà của cả người dân trong việc xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.
Về tính tin cậy, kết quả khảo sát POBI 2019 cho thấy việc lập dự toán ngân sách của các tỉnh năm 2019 chưa đảm bảo tin cậy cho quá trình thực hiện thực tế. Đặc biệt là đối với dự toán thu ngân sách, chỉ có 9 tỉnh có mức chênh lệch giữa số dự toán và số quyết toán dưới 5% trong khi có tới 35 tỉnh có mức chêch lệch trên 15%. Tương tự như vậy, đối với dự toán chi đầu tư phát triển cũng chỉ có 8 tỉnh có mức chênh lệch dưới 5% và 35 tỉnh có mức chênh lệch trên 15%.
"Có những tỉnh chênh lệch giữa dự toán đầu năm và quyết toán cuối năm về chi đầu tư phát triển chênh lệch lên đến 30%, không đảm bảo độ tin cậy dự đoán. Việc lên kế hoạch lập dự toán cần được tính toán và xem xét một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng để đảm bảo mức chênh lệch giữa số dự toán và số quyết toán không nhiều hơn quá 5%, tránh biến động quá lớn".
PGS. TS Vũ Sỹ Cường, chuyên gia tài chính công.
Bình luận về điều này, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính thừa nhận “dự toán và quyết toán còn nhiều chênh lệch trong thực tiễn. Việc nương cứng tỷ lệ chi trong tổng chi ngân sách, cho phép đảm bảo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ”.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai chi ngân sách ở các địa phương khác nhau. Đối với các địa phương phát triển, chẳng hạn, nhu cầu chi cho giáo dục đào tạo có xu hướng giảm dần, vì đã đầu tư nhiều năm trước và ngược lại. Hay dự toán chi cho khoa học công nghệ bố trí 2%, nhưng quyết toán thấp, số thực hiện so với dự toán đề ra khoảng 20-25%.
Về tính kịp thời, mặc dù các tỉnh đã chủ động hơn trong việc công bố kịp thời các loại tài liệu theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và Thông tư 343/2016/TT-BTC nhưng vẫn còn khoảng trên 20% số tỉnh chưa thực hiện đúng theo quy định, tức công bố chậm hơn so với thời hạn.
Về sự tham gia, kết quả khảo sát POBI 2020 về mức độ tham gia của người dân cho thấy nhìn chung các tỉnh vẫn ít tạo điều kiện để người dân tham gia vào quy trình ngân sách. Số điểm quy đổi trung bình của 63 tỉnh thành phố là 39,25 điểm, gần như không có sự cải thiện so với năm 2019.
Sự tham gia của người dân các tỉnh. Thanh Hóa là tỉnh có số điểm thấp nhất cả nước, đạt 5 điểm.
Chỉ có 25/63 tỉnh có công khai quy chế,quy trình cung cấp thông tin cho người dân; 16 tỉnh, thành phố sử dụng các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo để dễ dàng hơn trong việc tương tác với người dân, thiết nghĩ việc làm này nên được nhân rộng ra các địa phương còn lại trên cả nước.
SÁNG KIẾN VỀ CHÍNH PHỦ “MỞ”
Đánh giá cao nỗ lực của các tỉnh trong công khai ngân sách thời gian qua, ông Vũ Sỹ Cường, chuyên gia tài chính công cho rằng các tỉnh đã chủ động hơn trong việc công bố kịp thời các loại tài liệu theo đúng quy định, nhưng vẫn còn khoảng trên 20% số tỉnh công bố chậm hơn so với thời hạn. Vì vậy, các tỉnh đã làm tốt cần làm tốt hơn nữa, các tỉnh chưa làm tốt cần thực hiện đúng và đầy đủ việc công khai kịp thời các thông tin ngân sách.
Đồng thời, “báo cáo ngân sách nhà nước dành cho công dân và báo cáo tình hình nợ công của tỉnh vẫn có tỷ lệ công khai tương đối thấp. Các địa phương cần công bố công khai hai loại tài liệu này để đảm bảo việc công khai được minh bạch hơn và rõ ràng hơn, nhất là nợ công. Các Sở Tài chính của các tỉnh đã được cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán và ra kết luận cần công khai kết quả thực hiện trên các cổng thông tin điện tử của tỉnh”.
Cũng theo ông Trịnh Tiến Dũng, Nguyên Trưởng ban Quản trị quốc gia Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc UNDP Việt Nam, con đường chúng ta đang đi có nhiều triển vọng, POBI có nhiều đóng góp minh bạch ngân sách cấp địa phương. Chẳng hạn, chi ngân sách địa phương cho giáo dục lên đến 80% trong tổng chi ngành giáo dục, nên nếu nắm được tình hình công khai minh bạch của các địa phương, sẽ có cái nhìn toàn cảnh, bức tranh toàn diện hơn về bức tranh ngân sách.
Chia sẻ kinh nghiệm thế giới, ông Dũng lưu ý 4 điểm.
Thứ nhất, mức độ minh bạch tài khoá chịu sự tác động của chất lượng thể chế tổng thể. “Bảo đảm sự minh bạch một cách vững chắc, từ gốc, trước hết bằng hệ thống quản trị công để ngăn chặn xung đột lợi ích, lu mờ trách nhiệm giải trình thay vì các nỗ lực cắt ngọn, hời hợt lửa rơm”, ông Dũng nhấn mạnh.
Trên thế giới, đo qua bộ 6 chỉ số, cho thấy thể chế có được cải thiện không. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1996-2019, trên thế giới có sự cải thiện tương đối đáng kể, nhưng Việt Nam cải thiện rất nhỏ, thậm chí một số chỉ số giảm, tiếng nói tham gia người dân và trách nhiệm giải trình, không như mong đợi.
Thứ hai, ở nhiều nước, cơ quan thống kê riêng không nằm trong cơ quan hoạch định chính sách phát triển như Việt Nam hiện nay. Cơ quan thu thuế độc lập với cơ quan hoạch định chính sách thu thuế.
Thứ ba, hiện đã có trên 80 nước tham gia sáng kiến đối tác Chính phủ mở (Open Government Partnership), với 4 trụ cột chính, minh bạch ngân sách, tiếp cận thông tin, công khai tài chính và cam kết của công dân. “Đây là bước quan trọng tiến tới Chính phủ mở, là ước nguyện người dân, mọi việc Chính phủ làm người dân đều nắm được, trong đó có minh bạch ngân sách”. Năm 2020, Việt Nam đã đạt 75% số điểm trở thành thành viên OGP.
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, đại diện nhóm nghiên cứu
“Điểm số POBI các tỉnh năm đầu tiên 2017 rất thấp, trung bình cả nước chỉ có 30 điểm. Nghĩa là, hầu như không tỉnh nào quan tâm đến việc tuân thủ minh bạch ngân sách theo tinh thần của Luật Ngân sách 2015. Tuy nhiên, sang năm tiếp theo, thì có sự cải thiện mạnh mẽ khi các tỉnh nhận ra họ ở vị trí nào ở bảng xếp hạng. Điểm số POBI trung bình cả nước tăng vọt lên đến 50 và 65 điểm trong năm 2018 và 2019.
Tuy nhiên, đến năm 2020 là năm thứ tư thực hiện xếp hạng, chúng tôi thấy sự cải thiện về số điểm POBI có dấu hiệu chững lại. Điểm tích cực là, nhiều tỉnh trước đây thứ hạng rất thấp, chưa quan tâm thực hiện công khai minh bạch ngân sách thì năm 2020 đã có cải thiện đáng kể. Ngoài ra, nhóm điểm cao, nhóm các tỉnh có truyền thống công khai minh bạch ngân sách, tuân thủ luật Ngân sách, thì vẫn giữ được phong độ ổn định”.
Tháng 5/2021, thu ngân sách ước đạt 73.000 tỷ đồng tăng 20% so với cùng kỳ nhờ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...
Vneconomy
Link bài gốc: Giá như người dân quan tâm minh bạch ngân sách mãnh liệt…như tiền từ thiện
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giá Vàng trong nước bất ngờ tăng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu