KT-XH Dù giàu hay nghèo, người sắp đến tuổi nghỉ hưu cũng đừng nên tiết kiệm 5 thứ sau: Chuẩn bị tốt sẽ thành “đường lui” cho mình

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
‏1. Thanh toán hết các khoản nợ‏


‏Với nhiều người, tuổi trung niên là quãng thời gian tận hưởng thành quả lao động. Nhưng ngày nay, không ít người tới lúc sắp nghỉ hưu vẫn mang nợ. Ở tuổi 30-40, họ bắt đầu mua nhà trả góp. Khoản tiền phải trả càng lớn, thời hạn trả có thể kéo dài càng lâu. Nhiều người đã phải trả nợ liên tục như vậy trong suốt 10-20 năm, thậm chí qua tuổi 60 vẫn mang nợ trên người.‏

‏Tuy nhiên, giai đoạn trung niên thường đến kèm với nhiều khủng hoảng của cuộc đời. Căng thẳng gia đình và lý do thể chất chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Một lý do quan trọng khác là khủng hoảng nghề nghiệp. Vì tuổi tác ngày càng cao, sức cạnh tranh so với những người trẻ tuổi cũng bắt đầu bị giảm. Nhiều người khi bước sang tuổi tứ tuần đã phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị đào thải. ‏

‏Hầu hết những người trung tuổi sẽ gặp khủng hoảng trong sự nghiệp, đặc biệt là khi nền kinh tế bị ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động của công ty không tốt. Do đó, ít ai có thể "vỗ ngực đảm bảo" việc ổn định thu nhập để lúc nào cũng có thể trả nợ trong thời gian dài. Tốt nhất, nên tranh thủ thanh toán các khoản nợ càng sớm càng tốt, không nên kéo dài tới gần độ tuổi nghỉ hưu.‏

photo-1691466615975

‏2. Sửa sang nhà cửa‏


‏Nhà lập kế hoạch tài chính Anders (Kimberly JC Enders) cho rằng bước vào cuộc sống hưu trí tương đương với việc học cách sống bằng thu nhập cố định. Với đại đa số mọi người, khoản thu nhập này chỉ vừa đủ để chi tiêu hàng tháng, chứ không dư dả gì nhiều. Một sự cố nào đó về nhà cửa thường tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và chi phí. Do đó, nếu bạn không dự phòng từ trước, rất có thể sẽ mất cân đối thu chi. ‏

‏Việc cải tạo mái nhà, thay thế cửa sổ và gia cố cấu trúc của ngôi nhà… nên được tính toán thực hiện từ sớm, tốt nhất là trước khi nghỉ hưu, khi vẫn có thể chủ động về thu nhập và tiền bạc. Điều này sẽ giúp kế hoạch hưu trí của mọi người thuận lợi hơn.‏

‏3. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe‏


‏Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi càng cao thì sức khỏe sẽ càng giảm sút. Chính vì vậy, tham gia một sản phẩm dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp rất cần thiết, nhằm đề phòng trước những rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bảo hiểm là một sự lựa chọn phổ biến, giúp giảm thiểu tối đa chi phí khám, chữa bệnh, san sẻ gánh nặng tài chính với gia đình của người bệnh. ‏

photo-1691466616704


‏Đây cũng được coi là khoản tích lũy giúp bạn chủ động tài chính khi về hưu. Khi mua bảo hiểm nhân thọ cho người già, bên cạnh các quyền lợi chăm sóc sức khỏe, sản phẩm này còn là một hình thức tích lũy với quyền lợi đáo hạn, giúp bạn chủ động tài chính, tận hưởng tuổi già an nhàn.‏

‏Tuy nhiên cần lưu ý, mua bảo hiểm càng trễ, khi tuổi tác cao thì càng giới hạn sản phẩm tham gia và phạm vi bảo hiểm. Bên cạnh đó, mức phí bảo hiểm cho người lớn tuổi cũng sẽ cao hơn so với người trẻ tuổi. Đặc biệt, người cao tuổi còn có khả năng cao bị công ty bảo hiểm từ chối vì không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia.‏

‏4. Giày thể thao thoải mái‏


‏Nhà lập kế hoạch tài chính Andrew Rosen cho biết khi bạn sắp đến tuổi nghỉ hưu, hãy cân nhắc đầu tư vào một đôi giày thể thao thoải mái. Anh ấy nói, duy trì hoạt động là điều quan trọng khi nghỉ hưu và việc chọn giày thể thao phù hợp có thể giúp việc đi bộ hoặc tập thể dục diễn ra suôn sẻ.‏

‏Giày thể thao cao cấp thường có giá cao hơn, nhưng các chuyên gia cho rằng số tiền bỏ ra là xứng đáng vì việc duy trì hoạt động có tác động lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người về hưu.‏

‏5. Một chiếc điện thoại thông minh đáng tin cậy‏


‏Duy trì giao tiếp giữa các cá nhân là rất quan trọng khi nghỉ hưu. Chiếc điện thoại thông minh có khả năng nhắn tin văn bản, kiểm tra email, tham gia mạng xã hội, gọi video một cách dễ dàng… sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên đa dạng, phong phú hơn. ‏

‏Lời kết‏


‏Điều đầu tiên cần làm là lập ngân sách và vạch ra một kế hoạch chi tiêu. Trước khi nghỉ hưu, hãy theo dõi thói quen chi tiêu và các chi phí hàng tháng như nhà ở, thức ăn, chăm sóc sức khỏe...‏

photo-1691466617118


‏Hơn hết thảy, chúng ta phải đối mặt và chấp nhận những thay đổi của cuộc sống trung niên. Hãy tìm những điều tích cực mình đang có. Dù đơn giản là bản thân còn khỏe mạnh, có người bạn đời đồng cảm hay thậm chí là đang gánh vác công việc đầy thử thách.‏

*Nguồn: Aboluowang, Sohu…

Link bài gốc: Dù giàu hay nghèo, người sắp đến tuổi nghỉ hưu cũng đừng nên tiết kiệm 5 thứ sau: Chuẩn bị tốt sẽ thành “đường lui” cho mình
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,393
Bài viết
63,613
Thành viên
86,062
Thành viên mới nhất
Linh Huynh

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN