Ngày 3/11, ông Nguyễn Thanh Thuận – Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương đang ưu tiên, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đường liên kết vùng. Đối với dự án đường Vành đai 3 TPHCM, phần thuộc địa bàn Bình Dương đang tiến hành đo và đặt mốc lộ giới.
Tỉnh Bình Dương đã tổ chức lấy ý kiến người dân chịu ảnh hưởng bởi dự án trước khi tiến hành công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Cầu Bình Gởi băng qua sông Sài Gòn nối Bình Dương và TP Hồ Chí Minh thuộc Vành đai 3
Theo ông Thuận, đối với dự án đường Vành đai 3 , cầu Bình Gởi dài gần 1km, rộng 20m, quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư trên 570 tỷ đồng sẽ được khởi công xây dựng vào quý II/2023.
Cây cầu sẽ băng qua sông Sài Gòn nối liền TP Thuận An (Bình Dương) với quận 12 (TPHCM) thuộc Dự án thành phần 5 của đường Vành đai 3 TPHCM sẽ do tỉnh Bình Dương thực hiện.
Vị trí điểm đầu của cầu Bình Gởi trong tương lai thuộc phường An Sơn (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương)
Đường Vành đai 3 đi qua địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và chia làm 4 đoạn lớn: Tân Vạn - Bình Chuẩn, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Bình Chuẩn - quốc lộ 22 và quốc lộ 22 - Bến Lức. Công trình này là trục giao thông chiến lược, tạo hành lang đô thị, công nghiệp cho 4 địa phương và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (một phần đường Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc Bình Dương) dài 16 km đã đầu tư hoàn thành.
Khảo sát địa chất tại khu vực xây dựng cầu Bình Gởi băng qua sông Sài Gòn
Phần còn lại của đường Vành đai 3 TPHCM dài hơn 76 km đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hồi tháng 6 với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng gồm 8 dự án thành phần. Tuyến đường dự kiến khởi công giữa năm 2023, hoàn thành sau 3 năm thi công xây dựng. Riêng đoạn qua Bình Dương (thành phần 5 và 6) gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi sẽ khởi công vào tháng 4/2023 với tổng số vốn thực hiện hơn 19.000 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là khoảng 13.500 tỷ đồng.
Dự án Vành đai 3 TPHCM sẽ tận dụng một đoạn đường Mỹ Phước Tân Vạn của tỉnh Bình Dương
Ngoài cầu Bình Gởi, dự án Vành đai 3 còn có cầu Nhơn Trạch, nối TPHCM và Đồng Nai dài 2,6 km, rộng 19,5 m, kinh phí thực hiện hơn 1.800 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, công tác khoan khảo sát địa chất sẽ hoàn thành trước tháng 10 và cắm cọc ranh giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2022.
TP.HCM yêu cầu đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3
Link bài gốc: Dự án Vành đai 3: Vị trí xây cầu vượt sông Sài Gòn nối TPHCM và Bình Dương
Tỉnh Bình Dương đã tổ chức lấy ý kiến người dân chịu ảnh hưởng bởi dự án trước khi tiến hành công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Cầu Bình Gởi băng qua sông Sài Gòn nối Bình Dương và TP Hồ Chí Minh thuộc Vành đai 3
Theo ông Thuận, đối với dự án đường Vành đai 3 , cầu Bình Gởi dài gần 1km, rộng 20m, quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư trên 570 tỷ đồng sẽ được khởi công xây dựng vào quý II/2023.
Cây cầu sẽ băng qua sông Sài Gòn nối liền TP Thuận An (Bình Dương) với quận 12 (TPHCM) thuộc Dự án thành phần 5 của đường Vành đai 3 TPHCM sẽ do tỉnh Bình Dương thực hiện.
Vị trí điểm đầu của cầu Bình Gởi trong tương lai thuộc phường An Sơn (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương)
Đường Vành đai 3 đi qua địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và chia làm 4 đoạn lớn: Tân Vạn - Bình Chuẩn, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Bình Chuẩn - quốc lộ 22 và quốc lộ 22 - Bến Lức. Công trình này là trục giao thông chiến lược, tạo hành lang đô thị, công nghiệp cho 4 địa phương và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (một phần đường Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc Bình Dương) dài 16 km đã đầu tư hoàn thành.
Khảo sát địa chất tại khu vực xây dựng cầu Bình Gởi băng qua sông Sài Gòn
Phần còn lại của đường Vành đai 3 TPHCM dài hơn 76 km đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hồi tháng 6 với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng gồm 8 dự án thành phần. Tuyến đường dự kiến khởi công giữa năm 2023, hoàn thành sau 3 năm thi công xây dựng. Riêng đoạn qua Bình Dương (thành phần 5 và 6) gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi sẽ khởi công vào tháng 4/2023 với tổng số vốn thực hiện hơn 19.000 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là khoảng 13.500 tỷ đồng.
Dự án Vành đai 3 TPHCM sẽ tận dụng một đoạn đường Mỹ Phước Tân Vạn của tỉnh Bình Dương
Ngoài cầu Bình Gởi, dự án Vành đai 3 còn có cầu Nhơn Trạch, nối TPHCM và Đồng Nai dài 2,6 km, rộng 19,5 m, kinh phí thực hiện hơn 1.800 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, công tác khoan khảo sát địa chất sẽ hoàn thành trước tháng 10 và cắm cọc ranh giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2022.
TP.HCM yêu cầu đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3
Link bài gốc: Dự án Vành đai 3: Vị trí xây cầu vượt sông Sài Gòn nối TPHCM và Bình Dương
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án nghỉ dưỡng ở Đà Lạt ‘lụt’ tiến độ, 1.200 m2...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu