Định giá các sản phẩm mang tính độc quyền

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Ở một nền kinh tế thị trường, hầu hết giá cả mang tính cạnh tranh, thuận mua vừa bán, không có sự kiểm soát hay kiềm chế của Nhà nước ở mức vi mô, tức là ở cấp độ từng sản phẩm, dù là giá gạo, giá điện hay giá xăng dầu thiết yếu cho đời sống của người dân và nhà sản xuất.​
Về mặt bằng giá nói chung, Chính phủ có thể vận hành bằng chính sách vĩ mô (qua chính sách tiền tệ và tài khóa) để ảnh hưởng mức giá nói chung, tức là không để lạm phát ở mức cao nhằm bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế.Về các sản phẩm cụ thể không mang tính độc quyền, như gạo, Chính phủ có thể xây dựng các kho dự trữ, nhằm tác động đến giá khi cung bị ảnh hưởng của thiên tai.Về các sản phẩm cụ thể thiết yếu mang tính độc quyền, dù ngay trong một nền kinh tế thị trường cũng vẫn có, Chính phủ thường có sự kiểm soát thông qua chính sách vi mô mang tính hành chính. Nhưng vì được xây dựng như chính sách, dù là hành chính, nó cũng không mang tính tùy tiện, có nghĩa là khi nào cần thì làm. Một sản phẩm được coi là mang tính độc quyền, khi một vài công ty cung ứng làm chủ trên phân nửa thị trường và do đó có thể thông đồng với nhau làm giá.Phương pháp định giá thế nào là nội dung của bài viết này. Tuy nhiên, trước khi bàn về phương pháp, cần tránh những hành động không dựa vào hiểu biết đúng đắn về vai trò của Nhà nước trong việc kìm giá, thường hết sức tùy tiện, lợi bất cập hại.Những hiểu biết sai về việc kìm giáChúng ta đều biết giá cả sản phẩm cụ thể tăng có thể vì giá thế giới lên nhưng nó mang tính ngắn hạn. Nếu mang tính dài hạn, đó là vì lạm phát, gây ra do chính sách vĩ mô. Khi giá tăng do lạm phát, không có lý do gì Nhà nước lại nghĩ đến việc áp lực hoặc đòi hỏi các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp nhà nước, giữ giá thấp hoặc chịu lỗ để kìm lạm phát.Việc đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước chấp nhận giá thấp và chịu lỗ là con đường dẫn đến không chỉ một nền sản xuất không hiệu quả mà còn đến một nền tài chính quốc gia thiếu trong sạch. Khi giá điện và xăng quá thấp người ta sẽ dùng phí phạm điện và xăng, ngân sách phải chi tiêu lớn để đầu tư tăng nguồn điện, nếu lại phải bù lỗ thì tổng chi phí lại càng lớn lên khi tăng nguồn cung để đáp ứng cầu lớn lên, cả hai điều trên đều làm tăng thiếu hụt ngân sách, dân phải đóng thuế thêm và nếu không Nhà nước phải phát hành thêm tiền bù đắp.Như ta biết hiện nay, do sản xuất sắt thép và xi măng cần nhiều điện, các công ty nước ngoài đã lợi dụng giá điện rẻ, đem máy móc tới chủ yếu là để cán sắt thô nhập khẩu thành sắt thành phẩm. Rõ ràng họ không mang đến công nghệ luyện kim cần kỹ thuật cao. Như thế khi xuất khẩu thép, thật sự họ xuất điện và lao động rẻ tiền. Chính phủ bỏ tiền đầu tư vào ngành điện, các công ty sản xuất thép bỏ tiền đó vào túi họ. Điện không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất thép mà còn tất cả các ngành công nghệ khác. Không những thế, còn các ngành khác hiện cũng bị định giá thấp hơn giá thế giới như than đá, xăng dầu bán trong nước... Với cách vận hành như thế thì khó tránh khỏi nhập luôn luôn cao hơn xuất.Phương pháp định giá sản phẩm mang tính độc quyềnChính phủ cần kiểm soát giá sản phẩm mang tính độc quyền bằng các chính sách vi mô mang tính hành chính. Đây là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, không cho phép doanh nghiệp phù phép làm giàu, đồng thời không cản trở sự vận hành hữu hiệu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Gọi là chính sách vì nó đặt ra khung pháp lý để các việc điều chỉnh giá tự vận hành mà không cần đến sự chỉ đạo hay can thiệp trực tiếp, tùy tiện của Nhà nước.Để việc điều chỉnh giá không bị can thiệp chính trị, các nước đều phải dựa vào một ủy ban chuyên gia họp định kỳ, quyết định giá, bằng việc áp dụng công thức dựa trên cơ sở kỹ thuật.Lấy một thí dụ đơn giản như sau:Thí dụ về hình thành giá mới (xem bảng).Ở thí dụ này, nếu chi phí sản phẩm tăng 20%, lương tăng 10%, lợi nhuận không tăng thì giá mới được tăng là 13%. Tất nhiên trong thí dụ này lợi nhuận không tăng thì trong chi phí mới, tỷ trọng lợi nhuận giảm từ 0,1 xuống 0,088. Những thông tin về tỷ trọng chi phí và chỉ số giá hiện nay đã được Tổng cục Thống kê thu thập nhưng thực tế áp dụng sẽ đòi hỏi thông tin chi tiết hơn.Việc quyết định giá trong trường hợp cụ thể thường phức tạp hơn, nhất là khi một sản phẩm có thể được sản xuất bằng nhiều công nghệ khác nhau. Thí dụ, điện có thể sản xuất từ đập nước, lò gas, lò than, lò khí, năng lượng gió... Mỗi công nghệ đều có hệ số chi phí khác nhau và giá thành khác nhau. Nhà nước có thể định giá bán điện cho người tiêu dùng độc lập với giá thành sản xuất điện, như vậy Nhà nước là người mua điện. Giá điện mua vào có thể thay đổi tùy theo chỉ số giá chi phí nhưng các tỷ trọng áp dụng cho từng công nghệ sản xuất điện sẽ khác nhau. Nhà nước có thể quyết định giá bán điện dựa vào giá thành trung bình, nhưng với mỗi loại công nghệ đều bảo đảm có tỷ trọng lãi giống nhau (tức là loại công nghệ có giá thành thấp có thể bị đánh thuế, để bù cho công nghệ có giá thành cao).Việc hình thành giá cũng cần tính đến so sánh giá thành giữa các nước để nhằm khuyến khích công nghệ mới và hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, việc định giá không phải chỉ cho một sản phẩm mà phải xử lý cho nhiều sản phẩm độc quyền cùng một lúc vì sản phẩm độc quyền này có thể là nguyên liệu cho sản phẩm độc quyền khác. Những vấn đề này chỉ được nói qua ở đây vì cần đi vào chuyên sâu mới có thể làm rõ được. Tuy nhiên trong vấn đề phức tạp trên, không khó gì đưa ra các công thức phù hợp.Thể chế quyết định giáThể chế quyết định giá cần dựa vào chính sách nhằm tạo ra sự công bằng, tính cạnh tranh và khách quan.
Ở đây, tôi sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc tại Liên hiệp quốc trong việc quyết định tỷ lệ đóng góp của từng nước vào ngân sách của tổ chức. Trong cách làm việc, Liên hiệp quốc tổ chức ra:
- Ủy ban chuyên gia độc lập có nhiệm vụ quyết định công thức và các hệ số sử dụng và đưa ra tỷ lệ đóng góp. Theo nguyên tắc, quyết định của ủy ban phải đưa ra đại hội đồng bỏ phiếu, nhưng đây là chuyện gần như không bao giờ xảy ra. Các nước thành viên đều có quyền nêu ra các mục tiêu mới, và nếu được đại hội đồng thông qua thì ủy ban nghiên cứu đưa vào công thức.- Cục Thống kê Liên hiệp quốc có nhiệm vụ thu thập và tính toán các số liệu, nghiên cứu giúp ủy ban thực hiện việc sửa đổi công thức nhằm đạt được mục tiêu do đại hội đồng thông qua, và tính toán thử nghiệm cũng như tính toán hệ số thực thi khi công thức được chấp nhận. Các nước có thể có ý kiến về số liệu nhưng đây chính là số liệu các nước nộp lên, nên không thể bác bỏ. Việc chuyển đổi ra đồng đô la Mỹ thì theo các công thức do chính ủy ban chuyên gia quyết định.
- Thực chất, việc nghiên cứu đưa ra các thay đổi về công thức nhằm tính đến các vấn đề kinh tế đặc biệt hay giá chuyển đổi đều do Cục Thống kê làm nhưng tất nhiên là dưới sự chỉ đạo của ủy ban chuyên gia độc lập trên.Chuyên gia độc lập là những người có đủ hiểu biết để đánh giá số liệu, hiểu biết kỹ thuật và đánh giá ý nghĩa của các công thức.Họ có quyền bỏ phiếu mà không chịu sự chỉ đạo của bất cứ ai. Để làm được công việc, và nhiều khi để tránh vấn đề chuyên môn nhưng mang tính chính trị dồn lên vai Cục Thống kê, Cục Thống kê có thể yêu cầu mời các chuyên gia ở các tổ chức khác như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) hay chuyên gia độc lập tới trình bày ý kiến độc lập về những vấn đề chuyên môn liên quan đến họ.- Ủy ban chuyên gia họp mỗi năm một lần, mỗi lần ba tuần. Liên hiệp quốc chi ra chi phí đi lại và ăn ở trong thời gian họp và không trả lương. Trong mỗi lần họp, các nước đều có thể yêu cầu ủy ban cho phép phát biểu nêu vấn đề của mình. Ủy ban chỉ hỏi để làm rõ vấn đề nhưng không để bất cứ ai khác không phải là ủy viên ngồi trong phòng họp khi bàn luận quyết định. Cục Thống kê chỉ được phát biểu khi được hỏi tới, chứ không được quyền có ý kiến với ủy ban.Như vậy, Chính phủ Việt Nam cũng có thể thiết lập ra một thể chế tương tự, tức là có một ủy ban chuyên gia độc lập về giá như trên. Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ phục vụ ủy ban trên là Tổng cục Thống kê, Viện Vật giá, Bộ Tài chính... Các công ty có sản phẩm bị định giá có thể gửi chuyên gia tới phát biểu về tính khách quan của các hệ số và chỉ số. Người tiêu dùng cũng có thể gửi người tới phát biểu. Một điều có thể vượt tầm ủy ban là việc định tỷ suất lợi nhuận hay lương bổng. Đây là vấn đề của Quốc hội quyết định dựa trên đề xuất của Chính phủ.Nói tóm lại, với một ủy ban độc lập quyết định dựa trên công thức và các chỉ số khách quan, khi giá đầu vào thay đổi, thì giá đầu ra đương nhiên thay đổi. Tất nhiên để tránh thay đổi đột ngột và quá lớn, ủy ban có thể sẽ áp dụng chính sách thay đổi từ từ làm nhiều chặng, nhưng việc quyết định này cũng dựa vào công thức đã định sẵn. Và đây cũng là điều mà ủy ban đóng góp của Liên hiệp quốc đã làm.Theo Saigontimes
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,113
Bài viết
63,332
Thành viên
86,294
Thành viên mới nhất
noithatdiemnhan1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN