TIN MỚI
Sau 4 năm đại học tốn bộn tiền từ sinh hoạt phí, tiền ăn uống, thuê trọ cho đến học phí, nhiều gia đình mong rằng con cái mình sẽ tìm được một công việc phù hợp với những gì đã được học cùng mức lương ổn định và nhất là được nhìn thấy con không phải chịu vất vả như những gì mình đã trải qua khi còn trẻ. Đây được xem là "happy ending" hay một sự đền đáp xứng đáng cho công sức của cha mẹ đã khổ cực lo lắng cho con cái nhiều năm trời.
Thế nhưng, với những người trẻ thuộc thế hệ Y và Z, họ đã tự do và phóng khoáng hơn trong suy nghĩ để tự mình thoát ra khỏi vùng an toàn, tự định hướng và theo đuổi đam mê của mình. Họ bỏ qua những lựa chọn có cuộc sống an nhàn, ổn định mà tìm mạo hiểm với những hướng đi khác biệt mà đôi khi ít ai dám thử. Đó là câu chuyện của Đỗ Minh Thịnh, cựu sinh viên Khoa Luật Quốc tế, trường Đại học Luật TP.HCM, rời bỏ những gì mình đang có để trở thành một nông dân trồng rau thứ thiệt.
Từ cử nhân Luật quốc tế đến chàng trai nhà nông thứ thiệt
Cách đây 5 năm, chàng trai 18 tuổi khăn gói từ thành phố Đà Lạt xa xôi vào thành phố Hồ Chí Minh với giấy báo trúng tuyển để nhập học vào trường Luật. Anh chàng ban đầu với niềm yêu thích và định hướng để trở thành một luật sư tương lai nên tỏ ra rất hứng thú và chuyên tâm với ngành mà mình đã lựa chọn. Thịnh cho biết, đến nay, sau khi tốt nghiệp và ra trường gần một năm nhưng anh vẫn cho thấy mình thực sự phù hợp với ngành luật. Anh chia sẻ: "Khi học luật mình thấy như mình hiểu rõ hơn về bản chất và những quy luật của cuộc sống. Và khi theo học thì mình đã rèn luyện được những kỹ năng như phản biện, nhìn vấn đề bằng nhiều khía cạnh khác nhau, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy logic,."..
Nhưng âu cũng là định mệnh và có lẽ do có duyên với rau và hoa – một đặc sản nổi tiếng ở quê của Thịnh mà anh bạn đã rẽ hướng để theo đuổi con đường trở thành một anh nông dân chính hiệu. Thế là giấc mơ có riêng cho mình một mảnh vườn riêng để trồng thứ này thứ kia lúc 35 tuổi đã thành hiện thực sớm hơn những 10 năm. Tuy nhiên, nhìn vào sự lựa chọn của Minh Thịnh ở thời điểm mới ra trường, chưa thử sức ở môi trường công sở đúng chuyên môn mà táo bạo bắt tay làm ngay nghề nông, hẳn cha mẹ nào cũng sẽ phản đối. Gia đình của cậu bạn 9x này cũng vậy, ngay từ nhỏ anh đã nhận được rất nhiều kỳ vọng từ người thân và cũng vì bố mẹ đã từng chịu nhiều vất vả bởi công việc chân tay nên chẳng hề mong có ngày Thịnh lại bán mặt cho đất, bán lưng cho trời như hiện tại.
Anh tâm sự: "Bố mẹ muốn mình "ngồi bàn giấy, đứng trước toà" hơn là dang nắng ngày 8 tiếng và nhiều tối 19h vẫn chưa về đến nhà. Phản ứng đầu tiên của bố mẹ là là cực kỳ không ủng hộ và mình mất gần nửa năm để bố mẹ dịu bớt."
Chia sẻ thêm về dự án mà mình đang thực hiện, Thịnh cho biết hiện anh đang trồng và kinh doanh rau hữu cơ tại Đà Lạt. Mô hình mà anh đang theo đuổi là nhà sản xuất kiêm luôn phân phối, bán hàng. Theo anh, rau hữu cơ là loại rau tuyệt đối không sử dụng chất hóa học để tác động vào quá trình phát triển của cây, đây cũng đang là xu hướng của các nhà làm nông ở thời điểm hiện tại. Tuy chưa có giấy chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền cho sản phẩm của mình là rau hữu cơ, thế nhưng anh đang cố gắng từng ngày để chăm chút và kỹ lưỡng trong các khâu sản xuất như không sử dụng chất hóa học, không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, không sử dụng giống biến đổi gen.
Bắt đầu với số 0 tròn trĩnh cùng vô vàn khó khăn
Một sinh viên mới ra trường làm đúng chuyên ngành đã khó, thế mà Minh Thịnh lại phải vật lộn với mớ kiến thức mới toanh về nông nghiệp, thứ mà đã lâu rồi bạn chưa tiếp xúc kể từ sau khi kết thúc những năm học phổ thông. Đặc biệt, với lựa chọn trồng và sản xuất rau hữu thì mọi thứ lại càng mới mẻ và khó khăn hơn nữa. Chàng trai Đà Lạt chia sẻ: "Để bắt đầu dự án thì điều tiên quyết là vốn, sau là các yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc, kỹ năng xử lý sâu bệnh, khâu xử lý đất khi thu hoạch xong,.. hầu như mình bắt đầu mọi thứ với con số 0 tròn trĩnh."
Cũng vì thế, sau một thời gian quyết định lựa chọn một công việc trái ngành, Minh Thịnh đã vỡ lở ra nhiều điều là mọi thứ chẳng đơn giản như những gì mình nghĩ, thậm chí còn lắm gập ghềnh, chông gai. "Ban đầu mình nghĩ đơn giản mình đang đánh vào một loại hàng hóa mang lại sức khoẻ, bữa ăn ngon cho mọi người nên dự tính sẽ được ủng hộ lắm. Nhưng khi làm một thời gian đã phát sinh nhiều khó khăn như lúc mình nhiều rau thì khách không có nhu cầu, hoặc lúc mình không có rau thì khách lại hỏi rất nhiều, vấn đề khác nữa là cây trồng khi đến ngày thu hoạch thì mình chỉ giữ được vài ngày trước khi cây già và dùng sẽ không còn ngon miệng,…" , Minh Thịnh tâm sự thêm.
Nhưng dù có cực nhọc hay khó khăn đến mấy, Minh Thịnh vẫn tâm huyết và hăng say với công việc của mình. Hằng ngày, anh vẫn thức dậy sớm, đến vườn và tỉ mẩn với các công đoạn trồng và chăm sóc các loại rau mà bạn đang có. Chưa bao giờ chàng trai ấy cho phép mình bỏ cuộc và luôn cố gắng tìm ra cách giải quyết các vấn đề mà mình gặp phải. Giờ đây, chàng cử nhân luật 9x có trong tay hàng loạt những giống rau như súp lơ baby, cải bẹ xanh, cà rốt baby, cải cầu vồng, lơ xanh, củ su hào, cải ngọt, cải thảo, dưa leo baby, rau salad, củ dền, đậu Nhật, đậu leo, mồng tơi, cải Kale, cải thìa, bắp cải trái tim,…
Theo đuổi đam mê chưa bao giờ là muộn, chỉ cần bạn không ngại thử thách bản thân
Dù đã tốt nghiệp được 1 năm và từ bỏ một công việc bàn giấy ở Sài thành để trở về quê, nhưng Thịnh chưa bao giờ cảm thấy quyết định của mình là sai. Anh cho rằng con đường mình đang đi thực sự phù hợp với những mong muốn và định hướng tương lai của bản thân dù có thể con đường ấy không hề dễ dàng. Thịnh đang gắng điều chỉnh để đưa mọi thứ trở nên ổn định hơn và dần quen với cuộc sống của một nhà nông.
Chia sẻ về thời sinh viên đã trải qua, anh cho rằng nếu được học ngành liên quan đến nông nghiệp thì có lẽ mọi thứ giờ đây sẽ trở nên dễ dàng hơn nhưng 4 năm học Luật cũng không phải là quãng thời gian vô ích. Anh chia sẻ: "Nếu mình học nông nghiệp và làm nông nghiệp thì khả năng chỉ dừng ở đó, nhưng nếu học Luật và có thể phát triển nông nghiệp tốt thì sẽ mở công ty và mình có thể có những kỹ năng quản lý khác để quản lý tốt mọi thứ hơn."
Một nhà nông với triết lý khởi nghiệp và tư duy của một người học Luật đã cho thấy sự khác biệt. Anh không chạy theo lối mòn với suy nghĩ kinh doanh để thu về lợi nhuận, tối đa lợi ích kinh tế, nhưng trên hết anh biết nhu cầu của con người cần gì, sức khỏe của con người cần được tôn trọng ra sao và quyền lợi người tiêu dùng cần đảm bảo như thế nào.
Thế mới thấy, không bao giờ là muộn để tìm ra được điều mình đam mê và công việc khiến mình hứng thú. Quan trọng là bạn có dám theo đuổi và thực hiện điều ấy, bạn có dám bứt phá khỏi những giới hạn của bản thân để tìm đến những thứ mới mẻ. Minh Thịnh nhắn nhủ đến những ai đang còn do dự với những lựa chọn của mình: "Nếu có điều kiện hãy theo đuổi đam mê, và hãy tính toán thật kỹ, gặp thêm nhiều người đã làm trong ngành để xin thêm lời khuyên, chuẩn bị mọi thứ thật kỹ. Khi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ càng thì hãy triển ngay thôi, đừng do dự."
Sắp tới, cậu bạn này sẽ dự định mở rộng thêm quỹ đất trồng cây để sản xuất thêm nhiều loại rau khác nhau cho khách hàng và có nguồn cung đủ để đáp ứng cho nhu cầu của nhiều khách hàng hơn nữa. Tương lai, với tư duy của một nông dân thế hệ mới, Thịnh cũng mong sẽ có cơ hội để phát triển canh tác hữu cơ ngoài trời để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, điều đang tác động không tốt đến môi trường và hệ sinh thái của thành phố ngàn hoa.
Chán việc văn phòng, lương lẹt đẹt, 2 nữ cử nhân đại học rủ nhau đi bán ốc, thu nhập 35 triệu/tháng: Còn trẻ, cứ va vấp và dám chấp nhận thất bại!
Tổ quốc
Link bài gốc: Cử nhân Luật bỏ thành phố lên Đà Lạt trồng rau, bị cha mẹ phản đối nhưng 1 năm sau nhận lại thành quả bất ngờ
Sau 4 năm đại học tốn bộn tiền từ sinh hoạt phí, tiền ăn uống, thuê trọ cho đến học phí, nhiều gia đình mong rằng con cái mình sẽ tìm được một công việc phù hợp với những gì đã được học cùng mức lương ổn định và nhất là được nhìn thấy con không phải chịu vất vả như những gì mình đã trải qua khi còn trẻ. Đây được xem là "happy ending" hay một sự đền đáp xứng đáng cho công sức của cha mẹ đã khổ cực lo lắng cho con cái nhiều năm trời.
Thế nhưng, với những người trẻ thuộc thế hệ Y và Z, họ đã tự do và phóng khoáng hơn trong suy nghĩ để tự mình thoát ra khỏi vùng an toàn, tự định hướng và theo đuổi đam mê của mình. Họ bỏ qua những lựa chọn có cuộc sống an nhàn, ổn định mà tìm mạo hiểm với những hướng đi khác biệt mà đôi khi ít ai dám thử. Đó là câu chuyện của Đỗ Minh Thịnh, cựu sinh viên Khoa Luật Quốc tế, trường Đại học Luật TP.HCM, rời bỏ những gì mình đang có để trở thành một nông dân trồng rau thứ thiệt.
Từ cử nhân Luật quốc tế đến chàng trai nhà nông thứ thiệt
Cách đây 5 năm, chàng trai 18 tuổi khăn gói từ thành phố Đà Lạt xa xôi vào thành phố Hồ Chí Minh với giấy báo trúng tuyển để nhập học vào trường Luật. Anh chàng ban đầu với niềm yêu thích và định hướng để trở thành một luật sư tương lai nên tỏ ra rất hứng thú và chuyên tâm với ngành mà mình đã lựa chọn. Thịnh cho biết, đến nay, sau khi tốt nghiệp và ra trường gần một năm nhưng anh vẫn cho thấy mình thực sự phù hợp với ngành luật. Anh chia sẻ: "Khi học luật mình thấy như mình hiểu rõ hơn về bản chất và những quy luật của cuộc sống. Và khi theo học thì mình đã rèn luyện được những kỹ năng như phản biện, nhìn vấn đề bằng nhiều khía cạnh khác nhau, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy logic,."..
Nhưng âu cũng là định mệnh và có lẽ do có duyên với rau và hoa – một đặc sản nổi tiếng ở quê của Thịnh mà anh bạn đã rẽ hướng để theo đuổi con đường trở thành một anh nông dân chính hiệu. Thế là giấc mơ có riêng cho mình một mảnh vườn riêng để trồng thứ này thứ kia lúc 35 tuổi đã thành hiện thực sớm hơn những 10 năm. Tuy nhiên, nhìn vào sự lựa chọn của Minh Thịnh ở thời điểm mới ra trường, chưa thử sức ở môi trường công sở đúng chuyên môn mà táo bạo bắt tay làm ngay nghề nông, hẳn cha mẹ nào cũng sẽ phản đối. Gia đình của cậu bạn 9x này cũng vậy, ngay từ nhỏ anh đã nhận được rất nhiều kỳ vọng từ người thân và cũng vì bố mẹ đã từng chịu nhiều vất vả bởi công việc chân tay nên chẳng hề mong có ngày Thịnh lại bán mặt cho đất, bán lưng cho trời như hiện tại.
Anh tâm sự: "Bố mẹ muốn mình "ngồi bàn giấy, đứng trước toà" hơn là dang nắng ngày 8 tiếng và nhiều tối 19h vẫn chưa về đến nhà. Phản ứng đầu tiên của bố mẹ là là cực kỳ không ủng hộ và mình mất gần nửa năm để bố mẹ dịu bớt."
Chia sẻ thêm về dự án mà mình đang thực hiện, Thịnh cho biết hiện anh đang trồng và kinh doanh rau hữu cơ tại Đà Lạt. Mô hình mà anh đang theo đuổi là nhà sản xuất kiêm luôn phân phối, bán hàng. Theo anh, rau hữu cơ là loại rau tuyệt đối không sử dụng chất hóa học để tác động vào quá trình phát triển của cây, đây cũng đang là xu hướng của các nhà làm nông ở thời điểm hiện tại. Tuy chưa có giấy chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền cho sản phẩm của mình là rau hữu cơ, thế nhưng anh đang cố gắng từng ngày để chăm chút và kỹ lưỡng trong các khâu sản xuất như không sử dụng chất hóa học, không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, không sử dụng giống biến đổi gen.
Bắt đầu với số 0 tròn trĩnh cùng vô vàn khó khăn
Một sinh viên mới ra trường làm đúng chuyên ngành đã khó, thế mà Minh Thịnh lại phải vật lộn với mớ kiến thức mới toanh về nông nghiệp, thứ mà đã lâu rồi bạn chưa tiếp xúc kể từ sau khi kết thúc những năm học phổ thông. Đặc biệt, với lựa chọn trồng và sản xuất rau hữu thì mọi thứ lại càng mới mẻ và khó khăn hơn nữa. Chàng trai Đà Lạt chia sẻ: "Để bắt đầu dự án thì điều tiên quyết là vốn, sau là các yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc, kỹ năng xử lý sâu bệnh, khâu xử lý đất khi thu hoạch xong,.. hầu như mình bắt đầu mọi thứ với con số 0 tròn trĩnh."
Cũng vì thế, sau một thời gian quyết định lựa chọn một công việc trái ngành, Minh Thịnh đã vỡ lở ra nhiều điều là mọi thứ chẳng đơn giản như những gì mình nghĩ, thậm chí còn lắm gập ghềnh, chông gai. "Ban đầu mình nghĩ đơn giản mình đang đánh vào một loại hàng hóa mang lại sức khoẻ, bữa ăn ngon cho mọi người nên dự tính sẽ được ủng hộ lắm. Nhưng khi làm một thời gian đã phát sinh nhiều khó khăn như lúc mình nhiều rau thì khách không có nhu cầu, hoặc lúc mình không có rau thì khách lại hỏi rất nhiều, vấn đề khác nữa là cây trồng khi đến ngày thu hoạch thì mình chỉ giữ được vài ngày trước khi cây già và dùng sẽ không còn ngon miệng,…" , Minh Thịnh tâm sự thêm.
Nhưng dù có cực nhọc hay khó khăn đến mấy, Minh Thịnh vẫn tâm huyết và hăng say với công việc của mình. Hằng ngày, anh vẫn thức dậy sớm, đến vườn và tỉ mẩn với các công đoạn trồng và chăm sóc các loại rau mà bạn đang có. Chưa bao giờ chàng trai ấy cho phép mình bỏ cuộc và luôn cố gắng tìm ra cách giải quyết các vấn đề mà mình gặp phải. Giờ đây, chàng cử nhân luật 9x có trong tay hàng loạt những giống rau như súp lơ baby, cải bẹ xanh, cà rốt baby, cải cầu vồng, lơ xanh, củ su hào, cải ngọt, cải thảo, dưa leo baby, rau salad, củ dền, đậu Nhật, đậu leo, mồng tơi, cải Kale, cải thìa, bắp cải trái tim,…
Theo đuổi đam mê chưa bao giờ là muộn, chỉ cần bạn không ngại thử thách bản thân
Dù đã tốt nghiệp được 1 năm và từ bỏ một công việc bàn giấy ở Sài thành để trở về quê, nhưng Thịnh chưa bao giờ cảm thấy quyết định của mình là sai. Anh cho rằng con đường mình đang đi thực sự phù hợp với những mong muốn và định hướng tương lai của bản thân dù có thể con đường ấy không hề dễ dàng. Thịnh đang gắng điều chỉnh để đưa mọi thứ trở nên ổn định hơn và dần quen với cuộc sống của một nhà nông.
Chia sẻ về thời sinh viên đã trải qua, anh cho rằng nếu được học ngành liên quan đến nông nghiệp thì có lẽ mọi thứ giờ đây sẽ trở nên dễ dàng hơn nhưng 4 năm học Luật cũng không phải là quãng thời gian vô ích. Anh chia sẻ: "Nếu mình học nông nghiệp và làm nông nghiệp thì khả năng chỉ dừng ở đó, nhưng nếu học Luật và có thể phát triển nông nghiệp tốt thì sẽ mở công ty và mình có thể có những kỹ năng quản lý khác để quản lý tốt mọi thứ hơn."
Một nhà nông với triết lý khởi nghiệp và tư duy của một người học Luật đã cho thấy sự khác biệt. Anh không chạy theo lối mòn với suy nghĩ kinh doanh để thu về lợi nhuận, tối đa lợi ích kinh tế, nhưng trên hết anh biết nhu cầu của con người cần gì, sức khỏe của con người cần được tôn trọng ra sao và quyền lợi người tiêu dùng cần đảm bảo như thế nào.
Thế mới thấy, không bao giờ là muộn để tìm ra được điều mình đam mê và công việc khiến mình hứng thú. Quan trọng là bạn có dám theo đuổi và thực hiện điều ấy, bạn có dám bứt phá khỏi những giới hạn của bản thân để tìm đến những thứ mới mẻ. Minh Thịnh nhắn nhủ đến những ai đang còn do dự với những lựa chọn của mình: "Nếu có điều kiện hãy theo đuổi đam mê, và hãy tính toán thật kỹ, gặp thêm nhiều người đã làm trong ngành để xin thêm lời khuyên, chuẩn bị mọi thứ thật kỹ. Khi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ càng thì hãy triển ngay thôi, đừng do dự."
Sắp tới, cậu bạn này sẽ dự định mở rộng thêm quỹ đất trồng cây để sản xuất thêm nhiều loại rau khác nhau cho khách hàng và có nguồn cung đủ để đáp ứng cho nhu cầu của nhiều khách hàng hơn nữa. Tương lai, với tư duy của một nông dân thế hệ mới, Thịnh cũng mong sẽ có cơ hội để phát triển canh tác hữu cơ ngoài trời để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, điều đang tác động không tốt đến môi trường và hệ sinh thái của thành phố ngàn hoa.
Chán việc văn phòng, lương lẹt đẹt, 2 nữ cử nhân đại học rủ nhau đi bán ốc, thu nhập 35 triệu/tháng: Còn trẻ, cứ va vấp và dám chấp nhận thất bại!
Tổ quốc
Link bài gốc: Cử nhân Luật bỏ thành phố lên Đà Lạt trồng rau, bị cha mẹ phản đối nhưng 1 năm sau nhận lại thành quả bất ngờ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu