Cơ hội tìm mua bất động sản giá rẻ đang dần xuất hiện khi lượng hàng đẩy bán trên thị trường ngày càng gia tăng. Anh Trung Đạo (môi giới bất động sản Hà Nội) cho biết, nếu như tháng 10, lượng hàng như nhà đất, đất thổ cư, đất nền rao bán còn ít, nhỏ lẻ. Khi bắt đầu sang tháng 11, số lượng hàng đẩy ra bắt đầu tăng mạnh. “Bán tháo”, đó chính là động thái đang dần hiện hữu rõ nét đối với các loại hình đầu cơ mạnh.
Mặc dù nhận định, “bán tháo” mới manh nha xuất hiện, chưa lan rộng trên thị trường nhưng môi giới này dự báo, có thể vào thời điểm giáp Tết âm lịch 2023 và tháng 2, tháng 3/2023, làn sóng này sẽ rõ ràng.
Cùng với tâm lý đẩy hàng nhanh, anh Đạo cũng cho biết: Vẫn có những nhà đầu tư tay ngang tìm mua đất. Nhưng họ không xác định xuống tiền vào thời điểm này mà chỉ thăm dò thị trường.
Họ đang xem dần những lô đất đẹp, làm giá dần. Song, ngay cả khi chủ nhà hạ 5% thì họ vẫn từ chối vào tiền. Có những nhà đầu tư ép giá xuống 20% với tâm lý: “Được thì mua, không được đợi năm sau vì chắc chắn đất sẽ hạ”.
Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản lâu năm, anh Đạo cho biết, một số bạn bè, đối tác, thậm chí cả khách hàng mới tới văn phòng đều nhắn gửi thông tin: “Có lô đất nào đẹp, cắt lỗ thì nhớ báo”.
Theo anh Đạo, tâm lý chờ đất “ngộp” để mua vào của nhiều người là điều dễ hiểu. Bởi thực tế, những năm qua, giá đất nền, đất thổ cư đã tăng theo con số “lần”. Nếu trường hợp mua vào với gía cắt lỗ, 10%-15% thì nhà đầu tư này phải đợi thêm 3 -5 năm mới kỳ vọng khoản lời tốt. Nhưng dĩ nhiên, điều này chỉ xảy ra với nhà đầu tư sử dụng “tiền thịt” – (tức vốn tự có 100%).
“Đây không phải giai đoạn thích hợp để xuống tiền vì tác động từ lãi suất tăng, thị trường trầm lắng với nhà đầu tư chỉ mới bắt đầu. Giai đoạn “ngấm” thực sự sẽ diễn ra từ sang năm 2023. Đó là suy đoán của nhiều nhà đầu tư tay ngang khi tìm đến tôi nhờ mua đất”, anh Đạo nói.
Tự thừa nhận không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, chỉ có tiền đổ vào đất với các thương vụ nhỏ lẻ, anh Nguyễn Ngọc Dũng (quê Hưng Yên, hiện đang làm việc tại Hà Nội) đang khảo sát thị trường khu vực Láng Hoà Lạc.
Anh Dũng cho biết, nhờ môi giới dẫn đi xem, anh tìm được khu đang có tiềm năng lớn khi ngay cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội, đi đoạn ngắn tới trục đường lớn. Khu vực mà anh nhắm tới, khá yên tĩnh, phát triển đẹp. Mức giá các lô đất 80m2 mà môi giới chào bán khoảng 1,5-2 tỷ đồng.
Thăm dò thị trường ở thời điểm này nhưng theo kế hoạch, anh Dũng chưa có ý định xuống tiền.
“Tôi mới khảo sát xem thị trường chỗ nào đẹp để nhắm dần. Còn chắc đợi đến năm 2023, nếu có hàng ngộp thì sẽ vào tiền”, anh Dũng nói.
Theo nhà đầu tư tay ngang này, tài chính của anh dự tính mua 2 lô đất vùng ven với giá 1-1,5 tỷ đồng. Anh tính toán để lô đất này ít nhất 2 năm, chờ đợi cơn sốt đất mới bùng lên.
Anh Dũng cũng cho biết: “Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người đang chờ đợi “bắt đáy”, mua lấy 1-2 lô đất rẻ để dành cho tương lai. Hiếm có cơ hội để có thể ép được giá và mua được mức giá tốt”.
Anh Nguyễn Thắng, nhà đầu tư 13 năm kinh nghiệm trên thương trường còn tiết lộ: “Có một số nhà đầu tư còn vốn. Họ còn đi xem đất, ép giá dần. Họ trả thấp từ 10-20% với chủ nhà, chủ đất. Thông thường, chủ nhà với chủ đất sẽ không bán. Nhưng tâm lý bị ép trả thấp dần, lượng người hỏi mua ít khiến họ dao động suy nghĩ: thị trường đang khó, nếu không cắt lỗ sớm sẽ khó bán.
Đáng chú ý, có nhóm đầu tư họ đánh tâm lý theo diện rộng, vào từng khu. Cả môi giới, cả nhà đầu tư thi thoảng vào ép giá. Dần dần đến một lúc, tâm lý từ chính chủ nhà, chủ đất sẽ cho rằng, phải hạ giá mới có thể đẩy được hàng. Nhưng lượng nhà đầu tư còn vốn không lớn”.
Link bài gốc: Chờ đất “ngộp” để xuống tiền
Mặc dù nhận định, “bán tháo” mới manh nha xuất hiện, chưa lan rộng trên thị trường nhưng môi giới này dự báo, có thể vào thời điểm giáp Tết âm lịch 2023 và tháng 2, tháng 3/2023, làn sóng này sẽ rõ ràng.
Cùng với tâm lý đẩy hàng nhanh, anh Đạo cũng cho biết: Vẫn có những nhà đầu tư tay ngang tìm mua đất. Nhưng họ không xác định xuống tiền vào thời điểm này mà chỉ thăm dò thị trường.
Họ đang xem dần những lô đất đẹp, làm giá dần. Song, ngay cả khi chủ nhà hạ 5% thì họ vẫn từ chối vào tiền. Có những nhà đầu tư ép giá xuống 20% với tâm lý: “Được thì mua, không được đợi năm sau vì chắc chắn đất sẽ hạ”.
Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản lâu năm, anh Đạo cho biết, một số bạn bè, đối tác, thậm chí cả khách hàng mới tới văn phòng đều nhắn gửi thông tin: “Có lô đất nào đẹp, cắt lỗ thì nhớ báo”.
Theo anh Đạo, tâm lý chờ đất “ngộp” để mua vào của nhiều người là điều dễ hiểu. Bởi thực tế, những năm qua, giá đất nền, đất thổ cư đã tăng theo con số “lần”. Nếu trường hợp mua vào với gía cắt lỗ, 10%-15% thì nhà đầu tư này phải đợi thêm 3 -5 năm mới kỳ vọng khoản lời tốt. Nhưng dĩ nhiên, điều này chỉ xảy ra với nhà đầu tư sử dụng “tiền thịt” – (tức vốn tự có 100%).
“Đây không phải giai đoạn thích hợp để xuống tiền vì tác động từ lãi suất tăng, thị trường trầm lắng với nhà đầu tư chỉ mới bắt đầu. Giai đoạn “ngấm” thực sự sẽ diễn ra từ sang năm 2023. Đó là suy đoán của nhiều nhà đầu tư tay ngang khi tìm đến tôi nhờ mua đất”, anh Đạo nói.
Tự thừa nhận không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, chỉ có tiền đổ vào đất với các thương vụ nhỏ lẻ, anh Nguyễn Ngọc Dũng (quê Hưng Yên, hiện đang làm việc tại Hà Nội) đang khảo sát thị trường khu vực Láng Hoà Lạc.
Anh Dũng cho biết, nhờ môi giới dẫn đi xem, anh tìm được khu đang có tiềm năng lớn khi ngay cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội, đi đoạn ngắn tới trục đường lớn. Khu vực mà anh nhắm tới, khá yên tĩnh, phát triển đẹp. Mức giá các lô đất 80m2 mà môi giới chào bán khoảng 1,5-2 tỷ đồng.
Thăm dò thị trường ở thời điểm này nhưng theo kế hoạch, anh Dũng chưa có ý định xuống tiền.
“Tôi mới khảo sát xem thị trường chỗ nào đẹp để nhắm dần. Còn chắc đợi đến năm 2023, nếu có hàng ngộp thì sẽ vào tiền”, anh Dũng nói.
Theo nhà đầu tư tay ngang này, tài chính của anh dự tính mua 2 lô đất vùng ven với giá 1-1,5 tỷ đồng. Anh tính toán để lô đất này ít nhất 2 năm, chờ đợi cơn sốt đất mới bùng lên.
Anh Dũng cũng cho biết: “Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người đang chờ đợi “bắt đáy”, mua lấy 1-2 lô đất rẻ để dành cho tương lai. Hiếm có cơ hội để có thể ép được giá và mua được mức giá tốt”.
Anh Nguyễn Thắng, nhà đầu tư 13 năm kinh nghiệm trên thương trường còn tiết lộ: “Có một số nhà đầu tư còn vốn. Họ còn đi xem đất, ép giá dần. Họ trả thấp từ 10-20% với chủ nhà, chủ đất. Thông thường, chủ nhà với chủ đất sẽ không bán. Nhưng tâm lý bị ép trả thấp dần, lượng người hỏi mua ít khiến họ dao động suy nghĩ: thị trường đang khó, nếu không cắt lỗ sớm sẽ khó bán.
Đáng chú ý, có nhóm đầu tư họ đánh tâm lý theo diện rộng, vào từng khu. Cả môi giới, cả nhà đầu tư thi thoảng vào ép giá. Dần dần đến một lúc, tâm lý từ chính chủ nhà, chủ đất sẽ cho rằng, phải hạ giá mới có thể đẩy được hàng. Nhưng lượng nhà đầu tư còn vốn không lớn”.
Link bài gốc: Chờ đất “ngộp” để xuống tiền
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chi tiết quy trình cấp sổ hồng cho condotel ở Khánh Hòa
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu