TIN MỚI
Một sinh viên năm hai tại Đại học Ninh Ba (Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc) đã suýt mất mạng bởi ngộ độc nitri do ăn quá nhiều rau củ muối. Chàng trai này tên Tiểu Phong (tên nhân vật đã được thay đổi), năm nay 19 tuổi và có thân hình cường tráng, bình thường cũng rất chăm tập thể dục thể thao.
Bác sĩ điều trị của anh là tiến sĩ Chai Shuren từ Khoa Cấp cứu thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền Ninh Ba (Chiết Giang, Trung Quốc). Ông cho biết, khi được đưa đến bệnh viện thì gần như các vùng da có thể quan sát được chuyển sang màu tím tái, suy hô hấp và có dấu hiệu lú lẫn. Tím đậm hoặc tái xanh, thậm chí chuyển sang màu xám ở môi, móng tay và đầu lưỡi.
Nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng 37,5 độ C, độ bão hòa oxy trong máu thấp, cụ thể là dưới 80% trong khi chỉ số này bình thường dao động trong khoảng 93 - 100%. Tức là đang trong tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ methemoglobin tăng đáng kể.
Sau khi nhanh chóng làm thêm 1 số xét nghiệm chuyên sâu khác, cuối cùng tiến sĩ Chai đi đến kết luận Tiểu Phong bị ngộ độc nitri. Xét nghiệm chuyên sâu cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc nitrit. Ngay lập tức, anh được thở oxy bằng máy, rửa dạ dày, tiêm thuốc giải độc kết hợp với nhiều phương pháp điều trị từng triệu chứng riêng lẻ khác.
Với sự nỗ lực của các y bác sĩ, Tiểu Phong đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Đến buổi tối cùng ngày, anh được chuyển sang phòng bệnh thường để theo dõi thêm. Lúc này, chỉ số bão hòa oxy của anh đã ổn định ở mức 97 - 98%. Da dẻ hồng hào, tinh thần minh mẫn trở lại và hô hấp bình thường.
Rau củ muối ngon nhưng cẩn trọng kẻo ngộ độc nitrit
Tiến sĩ Chai Shuren giải thích, các lý do lâm sàng phổ biến nhất khiến methemoglobin tăng cao là bệnh nhân đã tiếp xúc với một số loại thuốc hoặc chất độc. Phổ biến nhất như nitrit, phenacetin, procaine hoặc anilin. Với trường hợp của Tiểu Phong, anh bị ngộ độc nitrit do ăn quá nhiều rau củ muối.
Khi nghỉ ngơi tại phòng bệnh thường, anh kể lại rằng mình vốn có sở thích ăn các loại rau củ muối từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, ngày còn sống cùng gia đình thì mẹ anh thường không cho anh ăn nhiều vì nghĩ rằng nó không tốt cho sức khỏe, nhất là đối với thanh niên trong tuổi dậy thì.
Đến khi lên đại học, sống xa nhà lại ở trọ một mình nên Tiểu Phong được thoải mái ăn uống theo sở thích. Cũng vì sống một mình nên chàng trai trẻ này rất lười nấu nướng, gần như ba bữa một ngày đều gọi đồ ăn từ bên ngoài qua ứng dụng trên điện thoại. Nếu không, anh sẽ mua đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt nguội, đồ ăn đóng hộp ngoài siêu thị gần nhà. Do các món này đều rất nhanh ngán nên anh luôn ăn kèm với rau củ muối.
Cũng vì sở thích ăn uống này mà tủ lạnh nhà anh luôn chất đầy các loại khác nhau. Anh cho biết thêm, không chỉ ngon miệng, không gây tăng cân mà nếu muốn ăn mì thì rau củ muối cũng là lựa chọn ăn kèm nhanh gọn và tuyệt vời.
Tiểu Phong cũng luôn nghĩ đều là rau củ, sẽ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe. Tuy nhiên, buổi sáng hôm đó đang trên đường đi học về thì anh bỗng cảm thấy đau đầu, khó thở, đầu óc mơ hồ rồi ngã xuống. May mắn là người bạn đi cùng lập tức gọi xe cấp cứu đưa anh đến bệnh viện nên Tiểu Phong mới “tai qua nạn khỏi”.
Thông qua trường hợp của Tiểu Phong, tiến sĩ Chai cũng nhắc nhở chúng ta dù thích đến mấy cũng đừng nên ăn quá nhiều rau củ muối. Bởi vì trong các loại rau củ nói chung đều chứa muối nitrat. Đặc biệt là rau lá xanh chứa nhiều nitrat, càng nguy hiểm hơn nếu trồng ở các vùng đất ô nhiễm hoặc bón nhiều phân hóa học. Khi rau củ này được lên men bằng phương pháp muối chua, lượng nitrat bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit.
Bản thân nitrit là 1 chất đã được WHO công nhận là có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, còn có thể gây ngộ độc cấp tính, đe dọa tính mạng giống như trường hợp của Tiểu Phong. Ngoài ra, khi cơ thể hấp thụ nhiều nitrit, lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho chất nitrit tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm… tạo thành hợp chất nitrosamine. Đây là một chất độc vô cùng nguy hiểm, có thể gây ngộ độc hoặc ung thư. Thường gặp nhất là ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng.
Triệu chứng chính của ngộ độc nitrit là chứng tím tái do thiếu oxy mô và các vết bầm tím sẽ xuất hiện trên môi, lưỡi và móng tay. Trường hợp nặng thì kết mạc, mặt và thậm chí da toàn thân tím tái. Người bệnh sẽ thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, buồn ngủ, bứt rứt, khó thở, thậm chí buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa khác. Ngộ độc nặng sẽ hôn mê, co giật, đại tiểu tiện không tự chủ, suy nhiều cơ quan do thiếu oxy trầm trọng dẫn đến tử vong.
Vì vậy, ông nhắc nhở mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50g rau củ muối. Hoặc chỉ nên ăn món này 2 - 3 lần mỗi tuần và chỉ nên ăn kèm cùng nhiều món ăn khác trong một bữa ăn chứ không lấy chúng làm thực phẩm chính
Người có tiền sử bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, viêm loét dạ dày…các bệnh rối loạn chuyển hóa khác không nên ăn. Bởi lượng muối cao trong món ăn này có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, chỉ ăn rau củ muối ở mức độ chín vừa. Tức là không để chúng chín quá, quá chua, có dấu hiệu bắt đầu thối rữa, có mùi lạ. Nhưng cũng tuyệt đối không ăn khi rau củ muối còn xanh, chưa chín hay còn hăng. Cả hai kiểu ăn này đều gây bệnh tật, tăng khả năng mắc ung thư.
Chàng trai không ngủ 11 ngày để phá kỷ lục thế giới rồi nhận hậu quả khôn lường suốt 50 năm
Link bài gốc: Chàng trai 19 tuổi ngộ độc, toàn thân 'tím lịm' bởi 1 thực phẩm gia đình Việt nào cũng ưa chuộng
Một sinh viên năm hai tại Đại học Ninh Ba (Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc) đã suýt mất mạng bởi ngộ độc nitri do ăn quá nhiều rau củ muối. Chàng trai này tên Tiểu Phong (tên nhân vật đã được thay đổi), năm nay 19 tuổi và có thân hình cường tráng, bình thường cũng rất chăm tập thể dục thể thao.
Bác sĩ điều trị của anh là tiến sĩ Chai Shuren từ Khoa Cấp cứu thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền Ninh Ba (Chiết Giang, Trung Quốc). Ông cho biết, khi được đưa đến bệnh viện thì gần như các vùng da có thể quan sát được chuyển sang màu tím tái, suy hô hấp và có dấu hiệu lú lẫn. Tím đậm hoặc tái xanh, thậm chí chuyển sang màu xám ở môi, móng tay và đầu lưỡi.
Nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng 37,5 độ C, độ bão hòa oxy trong máu thấp, cụ thể là dưới 80% trong khi chỉ số này bình thường dao động trong khoảng 93 - 100%. Tức là đang trong tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ methemoglobin tăng đáng kể.
Sau khi nhanh chóng làm thêm 1 số xét nghiệm chuyên sâu khác, cuối cùng tiến sĩ Chai đi đến kết luận Tiểu Phong bị ngộ độc nitri. Xét nghiệm chuyên sâu cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc nitrit. Ngay lập tức, anh được thở oxy bằng máy, rửa dạ dày, tiêm thuốc giải độc kết hợp với nhiều phương pháp điều trị từng triệu chứng riêng lẻ khác.
Với sự nỗ lực của các y bác sĩ, Tiểu Phong đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Đến buổi tối cùng ngày, anh được chuyển sang phòng bệnh thường để theo dõi thêm. Lúc này, chỉ số bão hòa oxy của anh đã ổn định ở mức 97 - 98%. Da dẻ hồng hào, tinh thần minh mẫn trở lại và hô hấp bình thường.
Rau củ muối ngon nhưng cẩn trọng kẻo ngộ độc nitrit
Tiến sĩ Chai Shuren giải thích, các lý do lâm sàng phổ biến nhất khiến methemoglobin tăng cao là bệnh nhân đã tiếp xúc với một số loại thuốc hoặc chất độc. Phổ biến nhất như nitrit, phenacetin, procaine hoặc anilin. Với trường hợp của Tiểu Phong, anh bị ngộ độc nitrit do ăn quá nhiều rau củ muối.
Khi nghỉ ngơi tại phòng bệnh thường, anh kể lại rằng mình vốn có sở thích ăn các loại rau củ muối từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, ngày còn sống cùng gia đình thì mẹ anh thường không cho anh ăn nhiều vì nghĩ rằng nó không tốt cho sức khỏe, nhất là đối với thanh niên trong tuổi dậy thì.
Đến khi lên đại học, sống xa nhà lại ở trọ một mình nên Tiểu Phong được thoải mái ăn uống theo sở thích. Cũng vì sống một mình nên chàng trai trẻ này rất lười nấu nướng, gần như ba bữa một ngày đều gọi đồ ăn từ bên ngoài qua ứng dụng trên điện thoại. Nếu không, anh sẽ mua đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt nguội, đồ ăn đóng hộp ngoài siêu thị gần nhà. Do các món này đều rất nhanh ngán nên anh luôn ăn kèm với rau củ muối.
Cũng vì sở thích ăn uống này mà tủ lạnh nhà anh luôn chất đầy các loại khác nhau. Anh cho biết thêm, không chỉ ngon miệng, không gây tăng cân mà nếu muốn ăn mì thì rau củ muối cũng là lựa chọn ăn kèm nhanh gọn và tuyệt vời.
Tiểu Phong cũng luôn nghĩ đều là rau củ, sẽ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe. Tuy nhiên, buổi sáng hôm đó đang trên đường đi học về thì anh bỗng cảm thấy đau đầu, khó thở, đầu óc mơ hồ rồi ngã xuống. May mắn là người bạn đi cùng lập tức gọi xe cấp cứu đưa anh đến bệnh viện nên Tiểu Phong mới “tai qua nạn khỏi”.
Thông qua trường hợp của Tiểu Phong, tiến sĩ Chai cũng nhắc nhở chúng ta dù thích đến mấy cũng đừng nên ăn quá nhiều rau củ muối. Bởi vì trong các loại rau củ nói chung đều chứa muối nitrat. Đặc biệt là rau lá xanh chứa nhiều nitrat, càng nguy hiểm hơn nếu trồng ở các vùng đất ô nhiễm hoặc bón nhiều phân hóa học. Khi rau củ này được lên men bằng phương pháp muối chua, lượng nitrat bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit.
Bản thân nitrit là 1 chất đã được WHO công nhận là có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, còn có thể gây ngộ độc cấp tính, đe dọa tính mạng giống như trường hợp của Tiểu Phong. Ngoài ra, khi cơ thể hấp thụ nhiều nitrit, lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho chất nitrit tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm… tạo thành hợp chất nitrosamine. Đây là một chất độc vô cùng nguy hiểm, có thể gây ngộ độc hoặc ung thư. Thường gặp nhất là ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng.
Triệu chứng chính của ngộ độc nitrit là chứng tím tái do thiếu oxy mô và các vết bầm tím sẽ xuất hiện trên môi, lưỡi và móng tay. Trường hợp nặng thì kết mạc, mặt và thậm chí da toàn thân tím tái. Người bệnh sẽ thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, buồn ngủ, bứt rứt, khó thở, thậm chí buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa khác. Ngộ độc nặng sẽ hôn mê, co giật, đại tiểu tiện không tự chủ, suy nhiều cơ quan do thiếu oxy trầm trọng dẫn đến tử vong.
Vì vậy, ông nhắc nhở mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50g rau củ muối. Hoặc chỉ nên ăn món này 2 - 3 lần mỗi tuần và chỉ nên ăn kèm cùng nhiều món ăn khác trong một bữa ăn chứ không lấy chúng làm thực phẩm chính
Người có tiền sử bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, viêm loét dạ dày…các bệnh rối loạn chuyển hóa khác không nên ăn. Bởi lượng muối cao trong món ăn này có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, chỉ ăn rau củ muối ở mức độ chín vừa. Tức là không để chúng chín quá, quá chua, có dấu hiệu bắt đầu thối rữa, có mùi lạ. Nhưng cũng tuyệt đối không ăn khi rau củ muối còn xanh, chưa chín hay còn hăng. Cả hai kiểu ăn này đều gây bệnh tật, tăng khả năng mắc ung thư.
Chàng trai không ngủ 11 ngày để phá kỷ lục thế giới rồi nhận hậu quả khôn lường suốt 50 năm
Link bài gốc: Chàng trai 19 tuổi ngộ độc, toàn thân 'tím lịm' bởi 1 thực phẩm gia đình Việt nào cũng ưa chuộng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khánh Vy công khai buổi đi chơi với anh chàng điển...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đến tuổi trung niên, tôi nhận ra 2 cách tiêu tiền...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hành trình khởi nghiệp từ chàng trai đam mê ánh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lộ thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm, cuộc sống của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu