TIN MỚI
“Chăm cây cam giống như nuôi một đứa trẻ nhưng nếu con ăn gì cũng phải để ý, học gì chơi với ai cũng nhất thiết để mắt thì thử hỏi, liệu như thế con có phát triển được tối ưu hay không? Mà bây giờ, thay vì làm vậy thì hãy kiến tạo cho con một môi trường tốt, để cho con tự bơi, tự tiếp xúc với bạn bè người tốt kẻ xấu con sẽ có những bài học cho riêng con.
Còn với cây cam, khi để cho nó sống đúng với đặc tính của nơi mà nó thuộc về thì tự khắc nó sẽ kết ra những trái ngon ngọt nhất”.
Đó là chia sẻ đầu tiên của Khuất Cao Khuê – chàng trai vàng trong làng khởi nghiệp nông nghiệp với vị trí là CEO của The Farm Story khi nói về sản phẩm là những quả cam lòng vàng tươi ngon trồng ở vùng đất Cao Phong, Hòa Bình. Thời gian gần đây, Khuê được nhắc đến rất nhiều trên truyền thông nhờ mô hình trồng cam thuận tự nhiên rất thành công trên mảnh đất vốn đang rất xấu xí của gia đình.
Khuất Cao Khuê, một trong những start up thành công trong lĩnh vực nông nghiệp.
Làm chủ 3 quả đồi, 33ha cam một cách bất đắc dĩ với cách làm chẳng giống ai
Nếu ai gặp Khuê thời còn là cậu sinh viên Đại học Ngoại thương thì rất có thể sẽ nghĩ cậu chàng nếu chưa phải rich kid thứ thiệt thì cũng là con nhà có điều kiện, sinh ra ở vạch chưa cán đích thì chắc cũng chỉ còn cách vài trăm mét nữa là đến. Bố Khuê là bác sĩ, mẹ Khuê là giảng viên nên cuộc đời Khuê được định sẵn là sẽ đi học rồi kiếm công việc gì đó thật oách ở Hà Nội rồi sống đời công tử trắng như bông sung sướng.
Ấy thế nhưng, đùng một cái bố Khuê đi mua 3 quả đồi diện tích 33ha trên đất Cao Phong rồi thuê người trồng cam để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời Khuê cũng bắt đầu từ đó, khi gia đình trải qua 2-3 năm đầu, dù bỏ vào vườn tiền tỷ để chăm bón nhưng cây thì cứ héo dần héo mòn, không cho ra năng suất. Tốt nghiệp Đại học xong, Khuê gác lại tấm bằng đỏ và dõng dạc tuyên bố: "Con đi trồng cam”. Đáp lại điều này, mẹ của Khuê khuyên con nên suy nghĩ thêm nhưng bố thì lại ủng hộ để con trai mặc sức tung hoành, càng va vấp trên đời thì sẽ càng trưởng thành hơn.
Và thế là, Khuê lên đường…
Khuê đã rẽ theo một hướng hoàn toàn khác với mong đợi của gia đình khi vừa cầm trên tay tấm bằng đại học.
Ban ngày Khuê làm việc cùng công nhân nhưng đêm về cậu phải dành thời gian đọc hiểu tài liệu cả trong nước lẫn nước ngoài. Khuê đã tìm hiểu nhiều vườn cam trong nước và cả mô hình hữu cơ ở nước ngoài nhưng chốt lại, Khuê cho rằng cam hữu cơ ở Việt Nam sẽ khó bán và cũng không thể làm chuẩn 100% nên quyết định sẽ để cho cây ra hoa kết trái… thuận tự nhiên.
“Sau khi tìm hiểu và ngẫm nghĩ thời gian dài thì mình ngộ ra rằng việc nên làm chỉ là hỗ trợ cái cây để con người vẫn được ăn những thứ là tự nhiên chứ không phải do đồng loại của mình tạo ra.
Nhưng thuận tự nhiên có thể được định nghĩa như thế nào? Thực ra thuận tự nhiên rất đơn giản, đó là tạo môi trường để cho cây cối tự phát triển, tự tạo ra đề kháng chống lại dịch bệnh và tự tổng hòa yếu tố đất đai thổ nhưỡng khí hậu để làm vị cho trái trên cây".
Xưởng chế biến phân hữu cơ do Khuê tự xây dựng.
Khuê bật mí thêm, chính vì quy trình canh tác rất tự nhiên nên Khuê cũng học được việc thu hoạch và đoán nhìn quả cam. Cam ngon sẽ là những quả nhỏ vừa, không quá to và hơi rám một chút. Cam thu hoạch ngày lạnh mà nếu như có thêm mưa bay hơi buốt buốt một chút thì cũng ngọt hơn ngày nắng. Cam trồng ở nơi có sự chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm nhiều thì sẽ càng ngon hơn. Và đó là nguyên nhân khiến cam Cao Phong cùng là giống lòng vàng nhưng đặc biệt hơn hẳn ở Bắc Giang hay Hưng Yên.
Quả cam được thu hoạch vào những ngày mưa phùn gió bấc...
... sẽ ngon hơn ngày nắng trời.
Một thùng cam được đóng đúng quy cách của Khuê sẽ là 10kg nhưng Khuê luôn cho vào đó 11kg để phòng trường hợp những quả bị hỏng là sẽ có thể đền bù luôn cho khách hàng. Khuê cũng không ngại tặng cam cho những khách hàng đặc biệt vì cậu biết một quả cam tuy giá trị không cao nhưng nếu được cho vào lúc cần thiết thì nó sẽ trở nên ý nghĩa vô cùng.
“Thực ra khi khách hàng vui, mình sẽ thích hơn cầm được tiền của họ, như là sản phẩm của mình được khách hàng trân trọng ấy”.
Bỏ phố về vườn nhiều người cho là xu hướng, nhưng bị "VÙI DẬP" nhiều thì mới TỈNH!
Thời gian trước, Khuê có chia sẻ chuyện doanh thu sau 1 năm đầu tiên khởi nghiệp với vườn cam đạt hơn 2 tỷ đồng khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Thế nhưng, hiện tại thì mọi thứ với Khuê còn tốt hơn nữa vì sản lượng đã tăng lên 150 tấn cho mùa vừa xong.
Nhìn vào đây, hẳn nhiều người sẽ ngưỡng mộ và cho rằng việc Khuê làm rất “ngon ăn” nhưng kỳ thực thì cậu không mấy vui khi có ai đó ca tụng và nói về mình như là một hiện tượng thành công khi bỏ phố về vườn. Khuê không muốn tô hồng cho suy nghĩ này, lại càng không cổ súy: “Bỏ phố về vườn vui lắm, về đi” vì làm vườn thực sự rất vất vả mà nếu như chưa hiểu được giá trị, chưa hiểu được mong muốn của bản thân và chưa dự trù được mọi nguồn lực thì sẽ thất bại, thậm chí thảm hại hơn lúc chưa bắt đầu.
Thành quả mà Khuê có được làm nhiều người rất ngưỡng mộ.
“Làm nông nghiệp đơn thuần thì không khó nhưng liệu có ai đang ở phố mà về quê sống đạm bạc thật sự, hay không sớm thì muộn họ sẽ tạo ra sản phẩm và quay về thành phố để bán? Vậy thì câu chuyện là chúng ta phải nhìn nhận khách quan, bỏ phố về vườn chỉ sướng khi chúng ta đủ tâm huyết, đủ nguồn lực và bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn, thách thức.
Chúng ta có thể bị thôi miên khi ngắm 1, 2 cái cây nhưng khi trồng cả một mảnh vườn thì lại rất khác vì lúc đó sẽ có rất nhiều áp lực đè lên vai. Thời nay có nhiều người nói bỏ phố về vườn là một trào lưu nhưng mà không nên vậy, hãy coi đó là một lối sống. Lối sống đó xuất phát từ trong tư tưởng của mình vì muốn có điều gì đó thanh thản nhẹ nhàng, xoa dịu áp lực cuộc sống nên mới làm. Hơn nữa, trào lưu chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn còn lối sống thì sẽ bền vững mãi mãi”.
Khuê cho rằng, hãy coi "bỏ phố về vườn" là một lối sống chứ đừng coi đó là trào lưu vì rất nguy hiểm.
Những ngày đầu tiên ở Cao Phong với Khuê thực sự rất khó khăn vì chưa quen chân lấm tay bùn mà những công nhân trong vườn thì không quen nói chuyện kiến thức. Họ cứ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều năm mà thực sự không hiệu quả. Trong căn nhà cấp 4 được bố Khuê dựng lên cho công nhân ở tại vườn cam thì giờ đây cũng là nhà của con trai, Khuê luôn một mình một chiến tuyến vì không tìm được tiếng nói chung với ai.
Thậm chí, khi cây cam bị nhện đỏ tấn công, rất nhiều người, kể cả các công nhân đều thúc ép Khuê phải phun thuốc diệt nhện. Khuê đã làm theo nhưng cậu rất hối hận vì không hề có hiệu quả. Sau cùng, đến mùa mưa, nước xối xuống mạnh thì nhện tự bị rửa trôi đi.
Rồi cả việc cậu công tử xưa kia chỉ biết học thì từ ngày lên Hòa Bình, Khuê chạy đồi nhanh thoăn thoắt, tay chằng tay buộc những cây cam, tự mình lái máy xúc, chạy xe bán tải bon bon trên từng dốc đồi. Trên cánh tay của Khuê bây giờ vẫn còn đầy vết sẹo là những cành cây cứa vào trong lúc làm vườn nhưng Khuê rất tự hào vì nhờ đó mà Khuê trưởng thành hơn rất nhiều.
Khuê trở nên rắn rỏi hơn cả trong suy nghĩ lẫn con người qua nhiều trải nghiệm ở vườn cam.
Nhưng cái khó của Khuê và có khi cũng là cái khó chung của những người "bỏ phố về vườn" đó là mắt xích người tiêu dùng. Họ thường thích đồ rẻ mà như thế thì buộc người trồng cam lại phải quanh co tìm cách làm để có lợi nhuận. Điều đó dẫn đến việc mất lòng tin nên Khuê phải tìm ra một cách bán hàng không giống ai để xây dựng lại niềm tin của họ đối với sản phẩm nông nghiệp Việt.
Khuê không bán cam tại vườn cho thương lái mà tự tìm cách tiêu thụ ở Hà Nội. Khuê bán trực tiếp đến tay khách hàng một phần là vì như thế mới được giá tốt nhưng lý do quan trọng hơn cả là Khuê có thể tiếp cận và truyền tải ý tưởng cũng như ý nghĩa của việc cậu đang làm.
“Mình dùng micro influencers là những người nổi tiếng trong cộng đồng nhỏ như chung cư, văn phòng, trường học... về lối sống healthy. Hoặc xa hơn nữa là những người có tầm ảnh hưởng trong cả những lĩnh vực khác cũng được. Thực sự là trong bất cứ tổ chức nào cũng sẽ có những người như vậy đó.
Khi họ đã dùng sản phẩm, tiếng nói của người ta sẽ rất có trọng lượng để thúc đẩy những mối quan hệ khác của họ cũng muốn tìm hiểu sản phẩm của mình. Tất nhiên, tất cả đều là miễn phí, không PR, không marketing thì mình mới chạm được đến cảm xúc của khách hàng".
Khuê phải tìm cách hóa giải khó khăn lớn nhất của những người "bỏ phố về vườn" đó là tìm cách tiêu thụ sản phẩm mà mình đã tạo ra.
Thanh niên sống ở vườn nhưng không "ngố" như mọi người vẫn tưởng
Quê nhà của Khuất Cao Khuê ở Sơn Tây nhưng cậu lại bán hàng ở Hà Nội và trồng cam tận Hòa Bình. Mỗi năm, Khuê chỉ ở Hà Nội khoảng 2 tháng gần Tết vì lúc đó là cao điểm mùa cam, sản lượng nhiều cần phải tiêu thụ nhanh. Còn lại, cậu dành phần lớn thời gian ở vườn cam để theo sát khâu sản xuất và đời sống của công nhân. Bố Khuê mỗi tuần đều lên trang trại thăm con trai để xem con ăn ở thế nào. Rất may, vì Khuê là một chàng trai ngoan nên ông có thể hoàn toàn yên tâm.
Trong căn nhà cấp 4 ở cùng mọi người, Khuê ngăn riêng một phòng để tiện việc nghiên cứu và khép kín cho mình một chút. Căn phòng khá sơ sài nhưng Khuê chẳng thể làm khác được. Thỉnh thoảng, Khuê có đưa chú chó cưng ở nhà lên đây bầu bạn nhưng có đợt thì phải để nó ở nhà nên là cũng hơi trống trải một chút.
"Những ngày đầu lên núi phải nói là khá buồn vì không có gì để giải trí, xung quanh chỉ toàn cây với đồi nên cảm giác cứ hoang hoải. Dù cả ngày bận rộn với vườn cam nhưng mình cũng là một người trẻ thì không thể thiếu đi những hiểu biết về thế giới bên ngoài được nên mình mới tìm một nhà cung cấp để lắp internet, kéo dây từ trục chính ra giữa đồi.
Tuy nhiên, vì đường đi quá xa nên chẳng có nơi nào nhận làm cho mình, cuối cùng, sau khi ngã giá việc sẽ bỏ ra toàn bộ tiền dây lên đến vài triệu đồng thì mạng mới về được đến bản" (cười).
Vừa đi giữa những luống cam, Khuê vừa nói thêm về những kỷ niệm xa nhà. Lên đây ở, Khuê có nhờ người bác ruột đi cùng giúp đỡ cơm nước nhưng phải nói rằng, vì đang ở phố mà về quê nên là Khuê cũng hụt hẫng nhiều lắm như là việc ít được gần bố mẹ, thiếu đi những buổi tụ tập bạn bè chẳng hạn.
Khuê cũng có kể thêm về cô bạn gái mà sắp tới đây sẽ tính chuyện lâu dài. Cậu cho rằng mình khá may mắn khi có người yêu đồng điệu tình yêu thiên nhiên và hơn hết là thấu hiểu với công việc mà Khuê đang làm. Biết đâu sau này, khi cả hai đã về chung một nhà thì những luống cam kia Khuê sẽ không phải một mình chăm sóc nữa, bởi có thêm một đôi bàn tay thì bao giờ cũng tốt hơn chứ!
Đúng là cuộc đời con người chẳng ai biết trước ngày mai mình sẽ đi con đường nào. Khuê cũng chưa từng nghĩ một ngày sẽ lăn lộn bươn chải và sống "cô đơn" nơi núi rừng như thế. Nhưng mà rồi ai cũng sẽ tìm được cách để sống thôi, vì đôi khi áp lực lại trở thành động lực phát triển mạnh mẽ lắm.
Với ông chủ vựa cam, sau mỗi vụ mùa, Khuê luôn thấy háo hức khi những chồi hoa lại tiếp tục nảy mầm khơi tạo nguồn sống mới. Nhờ đó, công nhân của cậu có thu nhập ổn định còn cậu thì nhận ra, chỉ cần sống tích cực thì dù là nơi núi đồi hoang vu Khuê vẫn vui như ở phố.
Có người cho bạn vay tiền không lấy lãi, bạn quyết định ứng bao nhiêu? Câu trả lời chỉ ra tư duy khác biệt về tiền bạc của người giàu, kẻ nghèo
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Chàng "công tử đất Hà thành" bỏ phố lên núi làm chủ 3 quả đồi trồng cam, mỗi năm kiếm cả tỷ bỏ túi nhưng cũng bị "vùi dập" đến tơi bời
“Chăm cây cam giống như nuôi một đứa trẻ nhưng nếu con ăn gì cũng phải để ý, học gì chơi với ai cũng nhất thiết để mắt thì thử hỏi, liệu như thế con có phát triển được tối ưu hay không? Mà bây giờ, thay vì làm vậy thì hãy kiến tạo cho con một môi trường tốt, để cho con tự bơi, tự tiếp xúc với bạn bè người tốt kẻ xấu con sẽ có những bài học cho riêng con.
Còn với cây cam, khi để cho nó sống đúng với đặc tính của nơi mà nó thuộc về thì tự khắc nó sẽ kết ra những trái ngon ngọt nhất”.
Đó là chia sẻ đầu tiên của Khuất Cao Khuê – chàng trai vàng trong làng khởi nghiệp nông nghiệp với vị trí là CEO của The Farm Story khi nói về sản phẩm là những quả cam lòng vàng tươi ngon trồng ở vùng đất Cao Phong, Hòa Bình. Thời gian gần đây, Khuê được nhắc đến rất nhiều trên truyền thông nhờ mô hình trồng cam thuận tự nhiên rất thành công trên mảnh đất vốn đang rất xấu xí của gia đình.
Khuất Cao Khuê, một trong những start up thành công trong lĩnh vực nông nghiệp.
Làm chủ 3 quả đồi, 33ha cam một cách bất đắc dĩ với cách làm chẳng giống ai
Nếu ai gặp Khuê thời còn là cậu sinh viên Đại học Ngoại thương thì rất có thể sẽ nghĩ cậu chàng nếu chưa phải rich kid thứ thiệt thì cũng là con nhà có điều kiện, sinh ra ở vạch chưa cán đích thì chắc cũng chỉ còn cách vài trăm mét nữa là đến. Bố Khuê là bác sĩ, mẹ Khuê là giảng viên nên cuộc đời Khuê được định sẵn là sẽ đi học rồi kiếm công việc gì đó thật oách ở Hà Nội rồi sống đời công tử trắng như bông sung sướng.
Ấy thế nhưng, đùng một cái bố Khuê đi mua 3 quả đồi diện tích 33ha trên đất Cao Phong rồi thuê người trồng cam để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời Khuê cũng bắt đầu từ đó, khi gia đình trải qua 2-3 năm đầu, dù bỏ vào vườn tiền tỷ để chăm bón nhưng cây thì cứ héo dần héo mòn, không cho ra năng suất. Tốt nghiệp Đại học xong, Khuê gác lại tấm bằng đỏ và dõng dạc tuyên bố: "Con đi trồng cam”. Đáp lại điều này, mẹ của Khuê khuyên con nên suy nghĩ thêm nhưng bố thì lại ủng hộ để con trai mặc sức tung hoành, càng va vấp trên đời thì sẽ càng trưởng thành hơn.
Và thế là, Khuê lên đường…
Khuê đã rẽ theo một hướng hoàn toàn khác với mong đợi của gia đình khi vừa cầm trên tay tấm bằng đại học.
Ban ngày Khuê làm việc cùng công nhân nhưng đêm về cậu phải dành thời gian đọc hiểu tài liệu cả trong nước lẫn nước ngoài. Khuê đã tìm hiểu nhiều vườn cam trong nước và cả mô hình hữu cơ ở nước ngoài nhưng chốt lại, Khuê cho rằng cam hữu cơ ở Việt Nam sẽ khó bán và cũng không thể làm chuẩn 100% nên quyết định sẽ để cho cây ra hoa kết trái… thuận tự nhiên.
“Sau khi tìm hiểu và ngẫm nghĩ thời gian dài thì mình ngộ ra rằng việc nên làm chỉ là hỗ trợ cái cây để con người vẫn được ăn những thứ là tự nhiên chứ không phải do đồng loại của mình tạo ra.
Nhưng thuận tự nhiên có thể được định nghĩa như thế nào? Thực ra thuận tự nhiên rất đơn giản, đó là tạo môi trường để cho cây cối tự phát triển, tự tạo ra đề kháng chống lại dịch bệnh và tự tổng hòa yếu tố đất đai thổ nhưỡng khí hậu để làm vị cho trái trên cây".
Xưởng chế biến phân hữu cơ do Khuê tự xây dựng.
Khuê bật mí thêm, chính vì quy trình canh tác rất tự nhiên nên Khuê cũng học được việc thu hoạch và đoán nhìn quả cam. Cam ngon sẽ là những quả nhỏ vừa, không quá to và hơi rám một chút. Cam thu hoạch ngày lạnh mà nếu như có thêm mưa bay hơi buốt buốt một chút thì cũng ngọt hơn ngày nắng. Cam trồng ở nơi có sự chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm nhiều thì sẽ càng ngon hơn. Và đó là nguyên nhân khiến cam Cao Phong cùng là giống lòng vàng nhưng đặc biệt hơn hẳn ở Bắc Giang hay Hưng Yên.
Quả cam được thu hoạch vào những ngày mưa phùn gió bấc...
... sẽ ngon hơn ngày nắng trời.
Một thùng cam được đóng đúng quy cách của Khuê sẽ là 10kg nhưng Khuê luôn cho vào đó 11kg để phòng trường hợp những quả bị hỏng là sẽ có thể đền bù luôn cho khách hàng. Khuê cũng không ngại tặng cam cho những khách hàng đặc biệt vì cậu biết một quả cam tuy giá trị không cao nhưng nếu được cho vào lúc cần thiết thì nó sẽ trở nên ý nghĩa vô cùng.
“Thực ra khi khách hàng vui, mình sẽ thích hơn cầm được tiền của họ, như là sản phẩm của mình được khách hàng trân trọng ấy”.
Bỏ phố về vườn nhiều người cho là xu hướng, nhưng bị "VÙI DẬP" nhiều thì mới TỈNH!
Thời gian trước, Khuê có chia sẻ chuyện doanh thu sau 1 năm đầu tiên khởi nghiệp với vườn cam đạt hơn 2 tỷ đồng khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Thế nhưng, hiện tại thì mọi thứ với Khuê còn tốt hơn nữa vì sản lượng đã tăng lên 150 tấn cho mùa vừa xong.
Nhìn vào đây, hẳn nhiều người sẽ ngưỡng mộ và cho rằng việc Khuê làm rất “ngon ăn” nhưng kỳ thực thì cậu không mấy vui khi có ai đó ca tụng và nói về mình như là một hiện tượng thành công khi bỏ phố về vườn. Khuê không muốn tô hồng cho suy nghĩ này, lại càng không cổ súy: “Bỏ phố về vườn vui lắm, về đi” vì làm vườn thực sự rất vất vả mà nếu như chưa hiểu được giá trị, chưa hiểu được mong muốn của bản thân và chưa dự trù được mọi nguồn lực thì sẽ thất bại, thậm chí thảm hại hơn lúc chưa bắt đầu.
Thành quả mà Khuê có được làm nhiều người rất ngưỡng mộ.
“Làm nông nghiệp đơn thuần thì không khó nhưng liệu có ai đang ở phố mà về quê sống đạm bạc thật sự, hay không sớm thì muộn họ sẽ tạo ra sản phẩm và quay về thành phố để bán? Vậy thì câu chuyện là chúng ta phải nhìn nhận khách quan, bỏ phố về vườn chỉ sướng khi chúng ta đủ tâm huyết, đủ nguồn lực và bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn, thách thức.
Chúng ta có thể bị thôi miên khi ngắm 1, 2 cái cây nhưng khi trồng cả một mảnh vườn thì lại rất khác vì lúc đó sẽ có rất nhiều áp lực đè lên vai. Thời nay có nhiều người nói bỏ phố về vườn là một trào lưu nhưng mà không nên vậy, hãy coi đó là một lối sống. Lối sống đó xuất phát từ trong tư tưởng của mình vì muốn có điều gì đó thanh thản nhẹ nhàng, xoa dịu áp lực cuộc sống nên mới làm. Hơn nữa, trào lưu chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn còn lối sống thì sẽ bền vững mãi mãi”.
Khuê cho rằng, hãy coi "bỏ phố về vườn" là một lối sống chứ đừng coi đó là trào lưu vì rất nguy hiểm.
Những ngày đầu tiên ở Cao Phong với Khuê thực sự rất khó khăn vì chưa quen chân lấm tay bùn mà những công nhân trong vườn thì không quen nói chuyện kiến thức. Họ cứ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều năm mà thực sự không hiệu quả. Trong căn nhà cấp 4 được bố Khuê dựng lên cho công nhân ở tại vườn cam thì giờ đây cũng là nhà của con trai, Khuê luôn một mình một chiến tuyến vì không tìm được tiếng nói chung với ai.
Thậm chí, khi cây cam bị nhện đỏ tấn công, rất nhiều người, kể cả các công nhân đều thúc ép Khuê phải phun thuốc diệt nhện. Khuê đã làm theo nhưng cậu rất hối hận vì không hề có hiệu quả. Sau cùng, đến mùa mưa, nước xối xuống mạnh thì nhện tự bị rửa trôi đi.
Rồi cả việc cậu công tử xưa kia chỉ biết học thì từ ngày lên Hòa Bình, Khuê chạy đồi nhanh thoăn thoắt, tay chằng tay buộc những cây cam, tự mình lái máy xúc, chạy xe bán tải bon bon trên từng dốc đồi. Trên cánh tay của Khuê bây giờ vẫn còn đầy vết sẹo là những cành cây cứa vào trong lúc làm vườn nhưng Khuê rất tự hào vì nhờ đó mà Khuê trưởng thành hơn rất nhiều.
Khuê trở nên rắn rỏi hơn cả trong suy nghĩ lẫn con người qua nhiều trải nghiệm ở vườn cam.
Nhưng cái khó của Khuê và có khi cũng là cái khó chung của những người "bỏ phố về vườn" đó là mắt xích người tiêu dùng. Họ thường thích đồ rẻ mà như thế thì buộc người trồng cam lại phải quanh co tìm cách làm để có lợi nhuận. Điều đó dẫn đến việc mất lòng tin nên Khuê phải tìm ra một cách bán hàng không giống ai để xây dựng lại niềm tin của họ đối với sản phẩm nông nghiệp Việt.
Khuê không bán cam tại vườn cho thương lái mà tự tìm cách tiêu thụ ở Hà Nội. Khuê bán trực tiếp đến tay khách hàng một phần là vì như thế mới được giá tốt nhưng lý do quan trọng hơn cả là Khuê có thể tiếp cận và truyền tải ý tưởng cũng như ý nghĩa của việc cậu đang làm.
“Mình dùng micro influencers là những người nổi tiếng trong cộng đồng nhỏ như chung cư, văn phòng, trường học... về lối sống healthy. Hoặc xa hơn nữa là những người có tầm ảnh hưởng trong cả những lĩnh vực khác cũng được. Thực sự là trong bất cứ tổ chức nào cũng sẽ có những người như vậy đó.
Khi họ đã dùng sản phẩm, tiếng nói của người ta sẽ rất có trọng lượng để thúc đẩy những mối quan hệ khác của họ cũng muốn tìm hiểu sản phẩm của mình. Tất nhiên, tất cả đều là miễn phí, không PR, không marketing thì mình mới chạm được đến cảm xúc của khách hàng".
Khuê phải tìm cách hóa giải khó khăn lớn nhất của những người "bỏ phố về vườn" đó là tìm cách tiêu thụ sản phẩm mà mình đã tạo ra.
Thanh niên sống ở vườn nhưng không "ngố" như mọi người vẫn tưởng
Quê nhà của Khuất Cao Khuê ở Sơn Tây nhưng cậu lại bán hàng ở Hà Nội và trồng cam tận Hòa Bình. Mỗi năm, Khuê chỉ ở Hà Nội khoảng 2 tháng gần Tết vì lúc đó là cao điểm mùa cam, sản lượng nhiều cần phải tiêu thụ nhanh. Còn lại, cậu dành phần lớn thời gian ở vườn cam để theo sát khâu sản xuất và đời sống của công nhân. Bố Khuê mỗi tuần đều lên trang trại thăm con trai để xem con ăn ở thế nào. Rất may, vì Khuê là một chàng trai ngoan nên ông có thể hoàn toàn yên tâm.
Trong căn nhà cấp 4 ở cùng mọi người, Khuê ngăn riêng một phòng để tiện việc nghiên cứu và khép kín cho mình một chút. Căn phòng khá sơ sài nhưng Khuê chẳng thể làm khác được. Thỉnh thoảng, Khuê có đưa chú chó cưng ở nhà lên đây bầu bạn nhưng có đợt thì phải để nó ở nhà nên là cũng hơi trống trải một chút.
"Những ngày đầu lên núi phải nói là khá buồn vì không có gì để giải trí, xung quanh chỉ toàn cây với đồi nên cảm giác cứ hoang hoải. Dù cả ngày bận rộn với vườn cam nhưng mình cũng là một người trẻ thì không thể thiếu đi những hiểu biết về thế giới bên ngoài được nên mình mới tìm một nhà cung cấp để lắp internet, kéo dây từ trục chính ra giữa đồi.
Tuy nhiên, vì đường đi quá xa nên chẳng có nơi nào nhận làm cho mình, cuối cùng, sau khi ngã giá việc sẽ bỏ ra toàn bộ tiền dây lên đến vài triệu đồng thì mạng mới về được đến bản" (cười).
Vừa đi giữa những luống cam, Khuê vừa nói thêm về những kỷ niệm xa nhà. Lên đây ở, Khuê có nhờ người bác ruột đi cùng giúp đỡ cơm nước nhưng phải nói rằng, vì đang ở phố mà về quê nên là Khuê cũng hụt hẫng nhiều lắm như là việc ít được gần bố mẹ, thiếu đi những buổi tụ tập bạn bè chẳng hạn.
Khuê cũng có kể thêm về cô bạn gái mà sắp tới đây sẽ tính chuyện lâu dài. Cậu cho rằng mình khá may mắn khi có người yêu đồng điệu tình yêu thiên nhiên và hơn hết là thấu hiểu với công việc mà Khuê đang làm. Biết đâu sau này, khi cả hai đã về chung một nhà thì những luống cam kia Khuê sẽ không phải một mình chăm sóc nữa, bởi có thêm một đôi bàn tay thì bao giờ cũng tốt hơn chứ!
Đúng là cuộc đời con người chẳng ai biết trước ngày mai mình sẽ đi con đường nào. Khuê cũng chưa từng nghĩ một ngày sẽ lăn lộn bươn chải và sống "cô đơn" nơi núi rừng như thế. Nhưng mà rồi ai cũng sẽ tìm được cách để sống thôi, vì đôi khi áp lực lại trở thành động lực phát triển mạnh mẽ lắm.
Với ông chủ vựa cam, sau mỗi vụ mùa, Khuê luôn thấy háo hức khi những chồi hoa lại tiếp tục nảy mầm khơi tạo nguồn sống mới. Nhờ đó, công nhân của cậu có thu nhập ổn định còn cậu thì nhận ra, chỉ cần sống tích cực thì dù là nơi núi đồi hoang vu Khuê vẫn vui như ở phố.
Có người cho bạn vay tiền không lấy lãi, bạn quyết định ứng bao nhiêu? Câu trả lời chỉ ra tư duy khác biệt về tiền bạc của người giàu, kẻ nghèo
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Chàng "công tử đất Hà thành" bỏ phố lên núi làm chủ 3 quả đồi trồng cam, mỗi năm kiếm cả tỷ bỏ túi nhưng cũng bị "vùi dập" đến tơi bời
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khánh Vy công khai buổi đi chơi với anh chàng điển...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đến tuổi trung niên, tôi nhận ra 2 cách tiêu tiền...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hành trình khởi nghiệp từ chàng trai đam mê ánh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lộ thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm, cuộc sống của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu