BĐS Bi kịch thị trường bất động sản: Đuối sức, mất thanh khoản, nhà đầu tư đi vay nặng lãi chờ thoát hàng

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Sau động thái kiểm soát tín dụng từ ngân hàng vào các lĩnh vực rủi ro cao, trong đó, có bất động sản, cộng thêm các vấn đề liên quan đến quản lý chặt chẽ hoạt động huy động trái phiếu khiến thị trường bất động sản rơi vào tình trạng “khát vốn”. Theo đó, thanh khoản trên thị trường liên tục giảm sút, kéo theo giá bất động sản giảm theo, đặc biệt là các phân khúc chưa đưa vào phục vụ nhu cầu thực ngay như đất nền…

Nhiều nhà đầu tư chấp nhận giảm giá từ 20 - 30%, thậm chí cao hơn nhưng vẫn khó tìm được người mua. Vì kẹt dòng tiền, nhiều nhà đầu tư còn phải chấp nhận đi vay với mức lãi cao để cố gồng gánh, hy vọng sẽ sớm bán được hàng.

Anh Nguyễn Văn Hà, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội cho biết, giữa năm 2021, có khoảng 15 tỷ đồng trong tay, anh mạnh vay thêm 10 tỷ đồng để mua một căn biệt thự rộng 180m2 tại khu vực Hà Đông.

“Thực tế, căn biệt thự tôi mua là 20 tỷ đồng, hy vọng sẽ kiếm được lời lớn từ thương vụ đó. Còn 5 tỷ đồng, tôi dùng để lướt sóng đất tỉnh. Thời gian đầu, việc đầu tư lướt sóng khá thuận lợi do thị trường sôi động. Tôi cũng kịp thành công vài phi vụ lướt sóng, lấy tiền lời đó để đập vào trả tiền gốc và lãi mua căn biệt thự”, anh Hà nói.

Tuy nhiên, không được bao lâu thì thị trường bất động sản đột ngột “phanh gấp”, khiến mọi toan tính của nhà đầu tư này đổ vỡ. Theo đó, không chỉ đang ôm căn biệt thự tại Hà Đông, anh Hà còn đang nắm giữ thêm 2 mảnh đất tại Hưng Yên, do gãy sóng.

“Đến nay, kinh tế cũng khó khăn, việc kinh doanh của tôi cũng không thuận lợi, trong khi đó, hàng tháng vẫn phải nộp đủ tiền trả ngân hàng là hơn 200 triệu đồng. Tình cảnh khó, tôi đang phải giảm giá bán cả 3 bất động sản đang nắm giữ, hy vọng sớm bán được để giảm gánh nặng”, anh Hà nói.

Bi kịch thị trường bất động sản: Đuối sức, mất thanh khoản, nhà đầu tư đi vay nặng lãi chờ thoát hàng - Ảnh 1.


Cùng hoàn cảnh, anh N.V.H, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội cũng chia sẻ, đầu năm 2022, có khoảng 3 tỷ đồng, anh “tất tay” mua đất nền để đầu tư, với hy vọng sẽ kiếm được khoản lời. Theo đó, mảnh đất anh H sở hữu có diện tích, 110m2 tại Sóc Sơn (Hà Nội).

Chỉ thời gian ngắn sau khi anh H xuống tiền, thị trường bất động sản đột ngột rơi vào trầm lắng. Do vậy, anh H dù muốn bán đi cũng không tìm được người mua.

“Tôi đã rao bán suốt thời gian dài, nhưng cũng không ai mua. Gia đình lại có việc đột xuất cần tới số tiền lớn, nếu gửi thế chấp ở ngân hàng thì chưa biết lúc nào sẽ được giải ngân. Do vậy, tôi cũng đành ngậm ngùi thế chấp để vay nóng bên ngoài mới mức lãi suất cao, để giải quyết việc trước mắt. Giờ chỉ mong nhanh chóng bán được mảnh đất để nhẹ người”, nhà đầu tư này nói.

Anh N.T.T, chủ một phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho biết, bằng giờ năm trước, lúc cao điểm mỗi ngày anh dẫn tới 2 - 3 lượt khách đi xem bất. Có tháng cao điểm văn phòng anh ngày nào cũng có 4 - 5 giao dịch, dù chỉ có 10 nhân viên.

“Tôi dẫn nhiều nhà đầu tư đi mua đất ở nhiều khu vực, thậm chí về các tỉnh. Mấy tháng nay, nhà đầu tư thường xuyên gọi điện thoại để hỏi về thị trường, họ để lại số điện thoại nhờ tôi tìm khách bán mảnh đất đang nắm giữ. Nhưng quả thật, thời điểm này muốn ra hàng là rất khó”, anh T nói.

Vị này cho biết, vì áp lực tài chính, một số nhà đầu tư còn liên hệ ngỏ ý nhờ anh tìm người thế chấp bất động sản đang nắm giữ để vay tiền với mức lãi suất khá cao.

“Nhà đầu tư thế chấp sổ vào ngân hàng thời điểm này khó khăn, nên một số người cần gấp chấp nhận đi vay ngoài với lãi suất cao. Hy hữu có những trường hợp đến thời gian đáo hạn, vì không xoay sở được tiền nên liều vay lãi cao để đáo hạn, sau đó, chờ đợi cả tháng ngân hàng vẫn chưa giải ngân được nên cũng lâm cảnh ôm nợ mới. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xuất hiện ở một số ít nhà đầu tư cá biệt đang rất cần tiền”, người này nói.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái. Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn, đặc biệt là rủi ro bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản, thể hiện qua việc phải thực hiện các biện pháp "đau đớn" để "tồn tại trước đã".

“Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản "đói vốn", phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro, hoặc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, thậm chí đến 40% giá hợp đồng.. tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ, nhưng có rủi ro do là sản phẩm hình thành trong tương lai”, ông Châu nói.

Link bài gốc: Bi kịch thị trường bất động sản: Đuối sức, mất thanh khoản, nhà đầu tư đi vay nặng lãi chờ thoát hàng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,140
Bài viết
63,359
Thành viên
86,401
Thành viên mới nhất
keobongda

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN