Cắt lỗ sâu nhưng không có người mua
Ảnh hưởng lớn từ sự trầm lắng của thị trường đó là bức tranh ảm đạm của bất động sản tỉnh. Chỉ hơn 1 năm trước, bất động sản tỉnh được ví như kênh đầu tư “cứ mua là thắng” thì đến hiện tại, khu vực này đang trầm lắng, vắng bóng người mua.
Cuối năm 2021, theo chân đội “cá mập” đi săn hàng, chị Thuỳ Anh (Hà Nội) xuống tiền vào 2 lô đất ở Hải Phòng. Một lô, chị sử dụng hoàn toàn 100% vốn của chính mình và một lô góp chung với bạn. Đây là đội “cá mập” mà chị chưa từng thấy thất bại trong bất kỳ thương vụ xuống tiền và đó cũng chính là lý do chị xuống tiền theo. Thế nhưng, không ai có thể nói trước được diễn biến thị trường nhất là sau khoảng thời gian giá bất động sản đã tăng quá nóng.
Hiện tại, chị Thuỳ Anh chưa nhờ môi giới rao bán lô đất của mình bởi chị biết, ngay cả khi hạ giá so với mức giá mua vào 20-30% cũng rất khó bán. Thông qua tìm hiểu với môi giới, một lô đất có vị trí đẹp ở Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) ở thời điểm sốt cao, giá lên tới 120 triệu đồng/m2 thì hiện tại mức giá này giảm còn 60 triệu đồng/m2. Nếu so với mặt bằng giá chung, những lô đất tương đương có giá 70-80 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hơn 1 tháng nay, môi giới vẫn chưa tìm được người “chốt”.
Anh Thanh (môi giới ở Hải Dương) cũng cho biết, lượng hàng cắt lỗ tăng dần. Một lô đất liền kề 85m2 ở khu đô thị mới Đại An (thành phố Hải Dương) ở thời điểm thị trường sôi động, giá 34 triệu đồng/m2 không có hàng để bán trong khi người có nhu cầu rất nhiều. Đây là lô đất nằm ở đường bên trong.
Lô đất giảm giá nằm ở khu đô thị mới Đại An, đường lớn 2 làn, vỉa hè rộng.
Thế nhưng mới đây, một chủ đất nhờ anh Thanh rao bán lô đất có vị trí đẹp hơn, nằm ở trục đường ngoài, với giá 2,3 tỷ đồng và có thương lượng thêm. Mức giá bán này tương đương với giá 27 triệu đồng/m2.
“Song tìm khách để chốt cũng khó. Vì mọi người đều trong tâm lý chờ đợi, thăm dò. Loại hình đất hay nhà mà người dân muốn mua để ở còn có thanh khoản. Với lô đất giá trị cao, nằm ở vùng ven thành phố hoặc trong các khu đô thị mới, khả năng thanh khoản rất chậm”, anh Thanh cho biết thêm.
Cũng theo môi giới này, trước đó, nhiều huyện ở Hải Dương còn ghi nhận tình trạng bỏ cọc hàng loạt khi đấu giá đất. Mức giá giảm 10-25% khá phổ biến ở thị trường tỉnh. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn giảm tới 40% so với mức giá ở thời điểm sốt đất.
Thị trường tỉnh đang “đóng băng”
Diễn biến hiện tại của thị trường bất động sản tỉnh đã được các chuyên gia dự báo từ trước. Bởi theo đánh giá của giới chuyên gia, giá bất động sản tỉnh tăng quá nhanh, quá mạnh trong một thời gian ngắn, đặc biệt giai đoạn 2019-2021. Nhưng cơ sở cho sự tăng giá chỉ là tin đồn hoặc hạ tầng giao thông hay dự án đổ về. So với đổi thay của hạ tầng giao thông hay tiến độ các dự án nhà ở xây dựng thì giá bất động sản tăng quá mạnh.
“Sau tăng quá nóng thì giá bất động sản buộc phải hạ”, đó là nhận định của một chuyên gia kinh tế.
Nhiều lần trước đó, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đã dự báo về tình trạng giảm giá của đất tỉnh. Theo ông Hiển, giá bất động sản tỉnh còn tiếp tục hạ nhiệt.
Nhiều năm kinh nghiệm quan sát và nghiên cứu thị trường, ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam nhận định, thanh khoản thị trường bất động sản đã rơi vào thời kỳ giảm tốc từ tháng 4/2022 và ngày càng ảm đạm hơn. Hiện nay, thanh khoản của thị trường đang ở mức rất thấp, chỉ bằng 10-20% so với thời điểm tháng 4/2022.
Ông Thắng nhận định, điểm đáng chú ý, đó là thị trường ghi nhận nhiều nhà đầu tư kẹt dòng tiền khi chạy theo những cơn sốt đất ở các tỉnh đang chấp nhận bán cắt lỗ, giảm giá đến 40-50% so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, theo ông Thắng, dù cắt lỗ sâu nhưng cũng trắng thanh khoản. Những người không vay tiền để đầu tư bất động sản thì giờ cũng đang kẹt vốn trong đất. Từ đó, thị trường bất động sản không có thanh khoản nên cũng không biết đâu là đáy.
Link bài gốc: Bất động sản tỉnh lẻ xuất hiện tình trạng cắt lỗ tới 50% nhưng vẫn “trắng” thanh khoản
Ảnh hưởng lớn từ sự trầm lắng của thị trường đó là bức tranh ảm đạm của bất động sản tỉnh. Chỉ hơn 1 năm trước, bất động sản tỉnh được ví như kênh đầu tư “cứ mua là thắng” thì đến hiện tại, khu vực này đang trầm lắng, vắng bóng người mua.
Cuối năm 2021, theo chân đội “cá mập” đi săn hàng, chị Thuỳ Anh (Hà Nội) xuống tiền vào 2 lô đất ở Hải Phòng. Một lô, chị sử dụng hoàn toàn 100% vốn của chính mình và một lô góp chung với bạn. Đây là đội “cá mập” mà chị chưa từng thấy thất bại trong bất kỳ thương vụ xuống tiền và đó cũng chính là lý do chị xuống tiền theo. Thế nhưng, không ai có thể nói trước được diễn biến thị trường nhất là sau khoảng thời gian giá bất động sản đã tăng quá nóng.
Hiện tại, chị Thuỳ Anh chưa nhờ môi giới rao bán lô đất của mình bởi chị biết, ngay cả khi hạ giá so với mức giá mua vào 20-30% cũng rất khó bán. Thông qua tìm hiểu với môi giới, một lô đất có vị trí đẹp ở Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) ở thời điểm sốt cao, giá lên tới 120 triệu đồng/m2 thì hiện tại mức giá này giảm còn 60 triệu đồng/m2. Nếu so với mặt bằng giá chung, những lô đất tương đương có giá 70-80 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hơn 1 tháng nay, môi giới vẫn chưa tìm được người “chốt”.
Anh Thanh (môi giới ở Hải Dương) cũng cho biết, lượng hàng cắt lỗ tăng dần. Một lô đất liền kề 85m2 ở khu đô thị mới Đại An (thành phố Hải Dương) ở thời điểm thị trường sôi động, giá 34 triệu đồng/m2 không có hàng để bán trong khi người có nhu cầu rất nhiều. Đây là lô đất nằm ở đường bên trong.
Lô đất giảm giá nằm ở khu đô thị mới Đại An, đường lớn 2 làn, vỉa hè rộng.
Thế nhưng mới đây, một chủ đất nhờ anh Thanh rao bán lô đất có vị trí đẹp hơn, nằm ở trục đường ngoài, với giá 2,3 tỷ đồng và có thương lượng thêm. Mức giá bán này tương đương với giá 27 triệu đồng/m2.
“Song tìm khách để chốt cũng khó. Vì mọi người đều trong tâm lý chờ đợi, thăm dò. Loại hình đất hay nhà mà người dân muốn mua để ở còn có thanh khoản. Với lô đất giá trị cao, nằm ở vùng ven thành phố hoặc trong các khu đô thị mới, khả năng thanh khoản rất chậm”, anh Thanh cho biết thêm.
Cũng theo môi giới này, trước đó, nhiều huyện ở Hải Dương còn ghi nhận tình trạng bỏ cọc hàng loạt khi đấu giá đất. Mức giá giảm 10-25% khá phổ biến ở thị trường tỉnh. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn giảm tới 40% so với mức giá ở thời điểm sốt đất.
Thị trường tỉnh đang “đóng băng”
Diễn biến hiện tại của thị trường bất động sản tỉnh đã được các chuyên gia dự báo từ trước. Bởi theo đánh giá của giới chuyên gia, giá bất động sản tỉnh tăng quá nhanh, quá mạnh trong một thời gian ngắn, đặc biệt giai đoạn 2019-2021. Nhưng cơ sở cho sự tăng giá chỉ là tin đồn hoặc hạ tầng giao thông hay dự án đổ về. So với đổi thay của hạ tầng giao thông hay tiến độ các dự án nhà ở xây dựng thì giá bất động sản tăng quá mạnh.
“Sau tăng quá nóng thì giá bất động sản buộc phải hạ”, đó là nhận định của một chuyên gia kinh tế.
Nhiều lần trước đó, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đã dự báo về tình trạng giảm giá của đất tỉnh. Theo ông Hiển, giá bất động sản tỉnh còn tiếp tục hạ nhiệt.
Nhiều năm kinh nghiệm quan sát và nghiên cứu thị trường, ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam nhận định, thanh khoản thị trường bất động sản đã rơi vào thời kỳ giảm tốc từ tháng 4/2022 và ngày càng ảm đạm hơn. Hiện nay, thanh khoản của thị trường đang ở mức rất thấp, chỉ bằng 10-20% so với thời điểm tháng 4/2022.
Ông Thắng nhận định, điểm đáng chú ý, đó là thị trường ghi nhận nhiều nhà đầu tư kẹt dòng tiền khi chạy theo những cơn sốt đất ở các tỉnh đang chấp nhận bán cắt lỗ, giảm giá đến 40-50% so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, theo ông Thắng, dù cắt lỗ sâu nhưng cũng trắng thanh khoản. Những người không vay tiền để đầu tư bất động sản thì giờ cũng đang kẹt vốn trong đất. Từ đó, thị trường bất động sản không có thanh khoản nên cũng không biết đâu là đáy.
Link bài gốc: Bất động sản tỉnh lẻ xuất hiện tình trạng cắt lỗ tới 50% nhưng vẫn “trắng” thanh khoản
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Giá Vàng trong nước bất ngờ tăng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mua nhà tặng kèm nhà, có nhà là có ô tô đi miễn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu