TIN MỚI
Giá vàng sẽ giảm từ mức gần 1.800 USD/oz hiện nay về mức 1.600 USD/oz vào cuối năm, bất chấp sự khởi sắc nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất toàn cầu gần đây - theo một báo cáo mới từ Capital Economics.
Giá vàng thế giới gần đây có nhiều nỗ lực nhằm tái lập mốc 1.800 USD/oz nhưng chưa thành công, hiện đang dao động quanh ngưỡng 1.780 USD/oz.
Báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy nhu cầu vàng vật chất tăng mạnh trong quý 1 năm nay, đặc biệt tại hai quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc. 3 tháng đầu năm, nhu cầu vàng của thế giới chủ yếu đến từ hoạt động tiêu thụ vàng vật chất của hai thị trường này.
Sau khi sụt mạnh trong năm 2020 vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu mua vàng trang sức, vàng miếng và tiền xu vàng của người tiêu dùng Ấn Độ và Trung Quốc trong quý 1 đã hồi phục về gần mức của cùng kỳ 2018 và 2019. Theo WGC, nhu cầu nữ trang của Trung Quốc tăng 212% trong quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 191,1 tấn.
Dữ liệu gần đây cho thấy nhập khẩu vàng tháng 3 của Ấn Độ đạt mức cao nhất kể từ năm 2013. Một số nguồn thông tin nói rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng khoảng 150 tấn trong tháng 4 và tháng 5 cho các ngân hàng ở nước này.
Cũng theo WGC, nhu cầu đầu tư vàng toàn cầu trong quý 1 giảm 71% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 161,5 tấn, do các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) bán ròng 177,9 tấn vàng.
“Nhu cầu vàng vật chất tăng mạnh đã bù đắp sự suy giảm nhu cầu đầu tư vàng trong những tháng gần đây”, chuyên gia Adam Hoyes của Capital Economics nhận định. “Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng điều này không ảnh hưởng nhiều đến dự báo của chúng tôi về sự giảm giá của vàng trong năm nay”.
Diễn biến giá vàng thế giới 1 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading View.
Báo cáo của Capital Economics nêu 3 lý do để giải thích cho dự báo giá vàng giảm 200 USD/oz trong thời gian từ nay đến cuối năm:
Thứ nhất, Capital Economics cho rằng nhu cầu vàng vật chất tăng chủ yếu là do giá vàng giảm sâu trong quý 1.
“Vấn đề nằm ở chỗ nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất thường phản ứng với diễn biến giá vàng, còn giá vàng bị chi phối bởi các yếu tố khác, thay vì giá vàng phản ứng với nhu cầu vàng vật chất. Vì thế, việc nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất tăng gần đây là một hệ quả của giá vàng giảm, thay vì chúng ta nên xem nhu cầu này tăng lên là lý do để giá vàng tăng”, ông Hoyes đánh giá.
Thứ hai, việc Ấn Độ tăng nhập khẩu vàng chỉ là một hiện tượng tạm thời, thay vì một thay đổi bền vững.
“Nhập khẩu vàng của Ấn Độ tăng chẳng qua do nhu cầu tích trữ mùa vụ và nhu cầu bị dồn nén từ những tháng trước đó do người tiêu dùng chờ Chính phủ giảm thuế nhập khẩu vàng - quyết định đưa ra hồi tháng 2. Ngoài ra, làn sóng Covid-19 đang hoành hành ở Ấn Độ có thể khiến nhu cầu vàng ở nước này giảm trong ngắn hạn”, ông Hoyes nhận định.
Thứ ba, lợi suất thực của trái phiếu kho bạc Mỹ và tỷ giá đồng USD mới là những nhân tố thực sự tác động đến giá vàng trong năm nay.
“Chúng tôi dự báo cả lợi suất và tỷ giá USD sẽ gây áp lực giảm giá lên vàng trong thời gian khoảng 1 năm tới đây. Lợi suất sẽ sớm nối lại xu hướng tăng, theo đó gia tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng. Ngoài ra, chúng tôi cũng dự báo đồng USD tăng giá, gây áp lực mất giá lên vàng”, ông Hoyes viết.
Giá vàng tăng vọt do 'găm', đầu tư?
Vneconomy
Link bài gốc: 3 lý do giá vàng có thể giảm 200 USD/oz từ nay đến cuối năm
Giá vàng sẽ giảm từ mức gần 1.800 USD/oz hiện nay về mức 1.600 USD/oz vào cuối năm, bất chấp sự khởi sắc nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất toàn cầu gần đây - theo một báo cáo mới từ Capital Economics.
Giá vàng thế giới gần đây có nhiều nỗ lực nhằm tái lập mốc 1.800 USD/oz nhưng chưa thành công, hiện đang dao động quanh ngưỡng 1.780 USD/oz.
Báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy nhu cầu vàng vật chất tăng mạnh trong quý 1 năm nay, đặc biệt tại hai quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc. 3 tháng đầu năm, nhu cầu vàng của thế giới chủ yếu đến từ hoạt động tiêu thụ vàng vật chất của hai thị trường này.
Sau khi sụt mạnh trong năm 2020 vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu mua vàng trang sức, vàng miếng và tiền xu vàng của người tiêu dùng Ấn Độ và Trung Quốc trong quý 1 đã hồi phục về gần mức của cùng kỳ 2018 và 2019. Theo WGC, nhu cầu nữ trang của Trung Quốc tăng 212% trong quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 191,1 tấn.
Dữ liệu gần đây cho thấy nhập khẩu vàng tháng 3 của Ấn Độ đạt mức cao nhất kể từ năm 2013. Một số nguồn thông tin nói rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng khoảng 150 tấn trong tháng 4 và tháng 5 cho các ngân hàng ở nước này.
Cũng theo WGC, nhu cầu đầu tư vàng toàn cầu trong quý 1 giảm 71% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 161,5 tấn, do các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) bán ròng 177,9 tấn vàng.
“Nhu cầu vàng vật chất tăng mạnh đã bù đắp sự suy giảm nhu cầu đầu tư vàng trong những tháng gần đây”, chuyên gia Adam Hoyes của Capital Economics nhận định. “Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng điều này không ảnh hưởng nhiều đến dự báo của chúng tôi về sự giảm giá của vàng trong năm nay”.
Diễn biến giá vàng thế giới 1 năm qua. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: Trading View.
Báo cáo của Capital Economics nêu 3 lý do để giải thích cho dự báo giá vàng giảm 200 USD/oz trong thời gian từ nay đến cuối năm:
Thứ nhất, Capital Economics cho rằng nhu cầu vàng vật chất tăng chủ yếu là do giá vàng giảm sâu trong quý 1.
“Vấn đề nằm ở chỗ nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất thường phản ứng với diễn biến giá vàng, còn giá vàng bị chi phối bởi các yếu tố khác, thay vì giá vàng phản ứng với nhu cầu vàng vật chất. Vì thế, việc nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất tăng gần đây là một hệ quả của giá vàng giảm, thay vì chúng ta nên xem nhu cầu này tăng lên là lý do để giá vàng tăng”, ông Hoyes đánh giá.
Thứ hai, việc Ấn Độ tăng nhập khẩu vàng chỉ là một hiện tượng tạm thời, thay vì một thay đổi bền vững.
“Nhập khẩu vàng của Ấn Độ tăng chẳng qua do nhu cầu tích trữ mùa vụ và nhu cầu bị dồn nén từ những tháng trước đó do người tiêu dùng chờ Chính phủ giảm thuế nhập khẩu vàng - quyết định đưa ra hồi tháng 2. Ngoài ra, làn sóng Covid-19 đang hoành hành ở Ấn Độ có thể khiến nhu cầu vàng ở nước này giảm trong ngắn hạn”, ông Hoyes nhận định.
Thứ ba, lợi suất thực của trái phiếu kho bạc Mỹ và tỷ giá đồng USD mới là những nhân tố thực sự tác động đến giá vàng trong năm nay.
“Chúng tôi dự báo cả lợi suất và tỷ giá USD sẽ gây áp lực giảm giá lên vàng trong thời gian khoảng 1 năm tới đây. Lợi suất sẽ sớm nối lại xu hướng tăng, theo đó gia tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng. Ngoài ra, chúng tôi cũng dự báo đồng USD tăng giá, gây áp lực mất giá lên vàng”, ông Hoyes viết.
Giá vàng tăng vọt do 'găm', đầu tư?
Vneconomy
Link bài gốc: 3 lý do giá vàng có thể giảm 200 USD/oz từ nay đến cuối năm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu