TIN MỚI
Như chúng tôi đã thông tin, ngày 22/6, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã có đề xuất về việc đưa dần lãi suất tiền gửi về 0%. Sau đề xuất trên, nhiều chuyên gia đồng loạt lên tiếng, cho rằng đó là một đề xuất phi thực tiễn, là viển vông. Các chuyên gia đều khẳng định có đầy đủ lý do chính đáng để bác bỏ đề xuất của VAFI.
Ngày 23/6, VAFI tiếp tục có văn bản phản hồi về ý kiến chuyên gia.
Cơ quan này lấy dẫn chứng, gần 11 năm trước, VAFI từng Đề xuất thành công về giải pháp Đưa lãi suất tiền gửi ngoại tệ về mức 0%/năm, và giờ đây VAFI khuyến nghị cần tạo lập hệ thống giải pháp để dần dần đưa lãi suất tiền gửi nội tệ về mức 0%/năm và VAFI tin tưởng rằng giải pháp này cũng sẽ thành công, tạo bước ngoặt để đưa kinh tế Việt Nam sang giai đoạn phát triển mới ở thời kỳ đầu của 1 quốc gia phát triển.
Cụ thể, theo VAFI, ngày 04/11/2010 VAFI có văn bản gửi Chính phủ, Ngân Hàng Nhà đề xuất qui định mức trần tiền gửi ngoại tệ không quá 1/%/năm và sau này hướng tới lãi suất 0%/năm nhằm giải quyết các mục tiêu cấp bách và lâu dài như ổn định tỷ giá, giải quyết tình trạng thiếu hụt ngoại tệ, tạo cơ sở để tăng giá VND và hạ dần mặt bằng lãi suất huy động đang ở mức rất cao.
Văn bản này được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang còn chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thâm hụt thương mại rất lớn lên tới hàng chục tỷ đô la mỗi năm , lãi suất huy động VND ở mức 14%/năm, lãi suất tiền gửi USD ở mức 5%-6%/năm, lạm phát cao, hệ thống các ngân hàng thương mại bị tổn thương nặng bởi khủng hoảng kinh tế, nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng kinh doanh thua lỗ và một số ngân hàng ở tình trạng giải thể , phá sản. Lúc đó có phong trào đầu cơ găm giữ ngoại tệ và hệ thống ngân hàng thương mại ở tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng khó khăn trong việc giúp doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu, dự trữ ngoại hối tại NHNN cạn kiệt và không đủ sức bình ổn thị trường. Để có ngoại tệ phục vụ nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp phải làm việc bất hợp pháp không mong muốn là mua ngoại tệ ở thị trường chợ đen đem về ngân hàng thanh toán nhập khẩu…
Theo VAFI, trước và sau khi Đề xuất trên được ban hành, cũng có rất nhiều ý kiến phản đối từ các học giả, chuyên gia kinh tế nổi tiếng...với các lý do như: Xâm phạm quyền tự do của người dân; Việt Kiều rút vốn về nước và hệ thống ngân hàng càng thiếu ngoại tệ; Các ngân hàng sẽ lách luật bằng cách thỏa thuận lãi suất ngầm cao hơn qui định; Đề xuất không khả thi trong bối cảnh lúc đó, đề xuất của VAFI là điên, là ảo tưởng, là không hiểu chính sách tiền tệ.
Để ra được văn bản này, VAFI cho biết đã cùng 1 số hội viên tại các ngân hàng thương mại nghiên cứu kỹ về tình hình cung cầu ngoại tệ, xác định chắc chắn rằng tuy thâm hụt thương mại ở mức cao nhưng Việt Nam vẫn ở tình trạng thặng dư cán cân thanh toán và nguyên nhân thiếu hụt ngoại tệ là do chưa có chính sách kiểm soát trần ngoại tệ tiền gửi dẫn đến tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ và chính vì vậy cần giải pháp khống chế tiền gửi ngoại tệ ở mức thấp sau đó đưa về mức 0% để làm mất đi tính hấp dẫn USD, tăng hấp dẫn VND, ổn định tỷ giá và sẽ dẫn tới phong trào bán USD chuyển sang VND.
Văn bản của VAFI được gửi rộng rãi tới các đơn vị NHNN, tại NHNN cũng có 2 quan điểm ủng hộ và phản đối, và sau đó NHNN đã tiếp thu và có bước đi thận trọng ban đầu là khống chế tiền gửi ở mức 3%/năm, nếu thành công thì hạ dần và thực tế có một số đợt hạ dần để bây giờ suất tiền gửi ngoại tệ là 0%/năm.
Ngày 22/06/2021, VAFI tiếp tục có đề xuất hệ thống giải pháp để đưa dần lãi suất VND về 0%/năm. Đề xuất "sốc" này được quan tâm và có nhiều ý kiến cho rằng VAFI ảo tưởng, đưa đề xuất nguy hiểm cho thị trường tiền tệ, và những ý kiến phản đối này có những nội dung như: Không thể hạ nhanh lãi suất xuống được trong bối cảnh lạm phát cao hiện nay; Hạ mạnh lãi suất thì hệ thống ngân hàng thiếu tiền khi dòng tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường bất động sản, chứng khoán, kỹ thuật số, ngoại tệ… và như vậy làm mất ổn định thị trường tiền tệ; Để người dân lao vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp đầy nguy hiểm và rủi ro; Hạ mạnh lãi suất gây lạm phát tăng cao….
VAFI nói rằng, trong Đề xuất mới, VAFI nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện nay không còn dư địa để giảm lãi suất tiền gửi và không thể tiến hành hạ nhanh lãi suất tiền gửi nội tệ. Muốn tiến hành chúng ta phải ban hành 5 giải pháp và trong đó ban hành luật thuế tài sản để khóa kênh đầu cơ đất là điều kiện tiên quyết. Sau khi có 5 giải pháp được ban hành, mới tiến hành thực hiện giảm lãi suất theo nhiều đợt với mục tiêu về 0%. Và theo cơ quan này, để có các văn bản như VAFI đề xuất thì thời gian tiến hành phải cần tới 2 năm nữa.
"Tuy nhiên để thực hiện chiến lược ngân hàng thương mại phải huy động vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn thì phải có ưu đãi và sự bảo đảm để người dân đầu tư vào thị trường trái phiếu do hệ thống ngân hàng phát hành với lãi suất mục tiêu 2%/năm trong khi lãi suất tiền gửi ngắn hạn là 0%/năm. Khoản đầu tư trái phiếu này phải an toàn như tiền gửi tiết kiệm. Tinh thần công văn như vậy chứ không phải khuyền nghị dân chúng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm tuyệt đối của nhà nước" – VAFI giải thích.
Cơ quan này cho rằng, đề xuất đưa tiền gửi VND về 0% sẽ thành công, chỉ cần Chính phủ ban hành các săc thuế về chống đầu cơ nhà đất nhằm kiểm soát dòng tiền đi vào kênh này thì lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại đã dư thừa rất nhiều, tới thời điểm đó không cần can thiệp cùa NHNN thì lãi suất huy động đã giảm mạnh rồi.
Vafi đề xuất hạ dần lãi suất tiền gửi VND về…0%
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Xung quanh đề xuất đưa lãi suất tiền gửi dần về 0%: VAFI "bật lại" ý kiến các chuyên gia
Như chúng tôi đã thông tin, ngày 22/6, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã có đề xuất về việc đưa dần lãi suất tiền gửi về 0%. Sau đề xuất trên, nhiều chuyên gia đồng loạt lên tiếng, cho rằng đó là một đề xuất phi thực tiễn, là viển vông. Các chuyên gia đều khẳng định có đầy đủ lý do chính đáng để bác bỏ đề xuất của VAFI.
Ngày 23/6, VAFI tiếp tục có văn bản phản hồi về ý kiến chuyên gia.
Cơ quan này lấy dẫn chứng, gần 11 năm trước, VAFI từng Đề xuất thành công về giải pháp Đưa lãi suất tiền gửi ngoại tệ về mức 0%/năm, và giờ đây VAFI khuyến nghị cần tạo lập hệ thống giải pháp để dần dần đưa lãi suất tiền gửi nội tệ về mức 0%/năm và VAFI tin tưởng rằng giải pháp này cũng sẽ thành công, tạo bước ngoặt để đưa kinh tế Việt Nam sang giai đoạn phát triển mới ở thời kỳ đầu của 1 quốc gia phát triển.
Cụ thể, theo VAFI, ngày 04/11/2010 VAFI có văn bản gửi Chính phủ, Ngân Hàng Nhà đề xuất qui định mức trần tiền gửi ngoại tệ không quá 1/%/năm và sau này hướng tới lãi suất 0%/năm nhằm giải quyết các mục tiêu cấp bách và lâu dài như ổn định tỷ giá, giải quyết tình trạng thiếu hụt ngoại tệ, tạo cơ sở để tăng giá VND và hạ dần mặt bằng lãi suất huy động đang ở mức rất cao.
Văn bản này được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang còn chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thâm hụt thương mại rất lớn lên tới hàng chục tỷ đô la mỗi năm , lãi suất huy động VND ở mức 14%/năm, lãi suất tiền gửi USD ở mức 5%-6%/năm, lạm phát cao, hệ thống các ngân hàng thương mại bị tổn thương nặng bởi khủng hoảng kinh tế, nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng kinh doanh thua lỗ và một số ngân hàng ở tình trạng giải thể , phá sản. Lúc đó có phong trào đầu cơ găm giữ ngoại tệ và hệ thống ngân hàng thương mại ở tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng khó khăn trong việc giúp doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu, dự trữ ngoại hối tại NHNN cạn kiệt và không đủ sức bình ổn thị trường. Để có ngoại tệ phục vụ nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp phải làm việc bất hợp pháp không mong muốn là mua ngoại tệ ở thị trường chợ đen đem về ngân hàng thanh toán nhập khẩu…
Theo VAFI, trước và sau khi Đề xuất trên được ban hành, cũng có rất nhiều ý kiến phản đối từ các học giả, chuyên gia kinh tế nổi tiếng...với các lý do như: Xâm phạm quyền tự do của người dân; Việt Kiều rút vốn về nước và hệ thống ngân hàng càng thiếu ngoại tệ; Các ngân hàng sẽ lách luật bằng cách thỏa thuận lãi suất ngầm cao hơn qui định; Đề xuất không khả thi trong bối cảnh lúc đó, đề xuất của VAFI là điên, là ảo tưởng, là không hiểu chính sách tiền tệ.
Để ra được văn bản này, VAFI cho biết đã cùng 1 số hội viên tại các ngân hàng thương mại nghiên cứu kỹ về tình hình cung cầu ngoại tệ, xác định chắc chắn rằng tuy thâm hụt thương mại ở mức cao nhưng Việt Nam vẫn ở tình trạng thặng dư cán cân thanh toán và nguyên nhân thiếu hụt ngoại tệ là do chưa có chính sách kiểm soát trần ngoại tệ tiền gửi dẫn đến tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ và chính vì vậy cần giải pháp khống chế tiền gửi ngoại tệ ở mức thấp sau đó đưa về mức 0% để làm mất đi tính hấp dẫn USD, tăng hấp dẫn VND, ổn định tỷ giá và sẽ dẫn tới phong trào bán USD chuyển sang VND.
Văn bản của VAFI được gửi rộng rãi tới các đơn vị NHNN, tại NHNN cũng có 2 quan điểm ủng hộ và phản đối, và sau đó NHNN đã tiếp thu và có bước đi thận trọng ban đầu là khống chế tiền gửi ở mức 3%/năm, nếu thành công thì hạ dần và thực tế có một số đợt hạ dần để bây giờ suất tiền gửi ngoại tệ là 0%/năm.
Ngày 22/06/2021, VAFI tiếp tục có đề xuất hệ thống giải pháp để đưa dần lãi suất VND về 0%/năm. Đề xuất "sốc" này được quan tâm và có nhiều ý kiến cho rằng VAFI ảo tưởng, đưa đề xuất nguy hiểm cho thị trường tiền tệ, và những ý kiến phản đối này có những nội dung như: Không thể hạ nhanh lãi suất xuống được trong bối cảnh lạm phát cao hiện nay; Hạ mạnh lãi suất thì hệ thống ngân hàng thiếu tiền khi dòng tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường bất động sản, chứng khoán, kỹ thuật số, ngoại tệ… và như vậy làm mất ổn định thị trường tiền tệ; Để người dân lao vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp đầy nguy hiểm và rủi ro; Hạ mạnh lãi suất gây lạm phát tăng cao….
VAFI nói rằng, trong Đề xuất mới, VAFI nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện nay không còn dư địa để giảm lãi suất tiền gửi và không thể tiến hành hạ nhanh lãi suất tiền gửi nội tệ. Muốn tiến hành chúng ta phải ban hành 5 giải pháp và trong đó ban hành luật thuế tài sản để khóa kênh đầu cơ đất là điều kiện tiên quyết. Sau khi có 5 giải pháp được ban hành, mới tiến hành thực hiện giảm lãi suất theo nhiều đợt với mục tiêu về 0%. Và theo cơ quan này, để có các văn bản như VAFI đề xuất thì thời gian tiến hành phải cần tới 2 năm nữa.
"Tuy nhiên để thực hiện chiến lược ngân hàng thương mại phải huy động vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn thì phải có ưu đãi và sự bảo đảm để người dân đầu tư vào thị trường trái phiếu do hệ thống ngân hàng phát hành với lãi suất mục tiêu 2%/năm trong khi lãi suất tiền gửi ngắn hạn là 0%/năm. Khoản đầu tư trái phiếu này phải an toàn như tiền gửi tiết kiệm. Tinh thần công văn như vậy chứ không phải khuyền nghị dân chúng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm tuyệt đối của nhà nước" – VAFI giải thích.
Cơ quan này cho rằng, đề xuất đưa tiền gửi VND về 0% sẽ thành công, chỉ cần Chính phủ ban hành các săc thuế về chống đầu cơ nhà đất nhằm kiểm soát dòng tiền đi vào kênh này thì lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại đã dư thừa rất nhiều, tới thời điểm đó không cần can thiệp cùa NHNN thì lãi suất huy động đã giảm mạnh rồi.
Vafi đề xuất hạ dần lãi suất tiền gửi VND về…0%
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Xung quanh đề xuất đưa lãi suất tiền gửi dần về 0%: VAFI "bật lại" ý kiến các chuyên gia
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Bố mẹ đi làm xa về có đi ra đón vậy không?" và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hải Phòng: Thành phố nổi bật chờ đón dự án đúng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
HUD Melinh Central hưởng lợi thế nào từ hạ tầng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
'Trượt vào 10, các con vẫn xứng đáng có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sự thật về 'hố địa ngục' trong lòng hồ có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cao thủ mạnh nhất Thủy Hử: Lư Tuấn Nghĩa cứ gặp là...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu