TIN MỚI
Nhất là trong bối cảnh thị trường nhiều biến động thì cách NĐT bỏ tiền như thế nào quyết định đến thắng – bại của chính NĐT đó.
Từng chia sẻ cách phân tán rủi ro trong đầu tư BĐS, ông Lê Quốc Kiên, một NĐT kì cựu tại Tp.HCM đã chỉ ra một số kinh nghiệm trong đầu tư BĐS, trong đó, chia trứng vào nhiều giỏ là cách kiếm lợi nhuận bền vững của NĐT.
Theo NĐT này, lựa chọn kênh đầu tư, NĐT nên tuân thủ theo 2 nguyên tắc. Nguyên tắc 1: Trứng chắc chắn phải bỏ nhiều giỏ, nhưng phải nên cùng một chủng loại giỏ mà mình giỏi nhất, vì ai cũng có giới hạn về năng lực và tiền bạc. Chẳng hạn, chấm điểm về trình độ các "chủng loại giỏ" là: Nhà phố 9 điểm, chung cư 8 điểm, nhà cho thuê 7 điểm, đất nền 7 điểm, chứng khoán 6 điểm, vàng 5 điểm, forex 4 điểm, gửi tiền ngân hàng 10 điểm. Vậy mình chỉ nên tập trung cho 2 mảng mạnh nhất là gửi tiền ngân hàng và nhà phố, hay tối đa chỉ nên thêm mảng chung cư, không nên lan man vào mấy cái 4-5-6-7 điểm.
Nguyên tắc thứ 2, trong cùng 1 chủng loại giỏ mà mình giỏi nhất, lại chia ra làm nhiều giỏ nhỏ. Chẳng hạn: Thay vì dồn 20 tỷ mua 1 căn nhà, có thể chia ra mua 2-3 căn nhà 6-7 tỷ/căn; Thay vì dồn 20 tỷ mua 4 căn chung cư trong cùng dự án, có thể chia ra mua ở 4 dự án khác nhau; Thay vì gửi 20 tỷ vào 1 ngân hàng, có thể chia ra gửi vào 10 ngân hàng.
"Khi làm cái mình giỏi nhất thì sẽ "làm mà như không làm", và vẫn tập trung được đầu óc, tinh thần, thời gian vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay đi làm chính, để tiếp tục tạo ra giá trị cho xã hội và tăng thêm nguồn tiền nhàn rỗi", ông Lê Quốc Kiên nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, ông David Jackson, Tổng giám đốc Coliers Việt Nam cho rằng, NĐT nên cố gắng chia danh mục đầu tư cho các phân khúc hợp lý, phân bổ vốn đầu tư để tránh "bỏ hết trứng vào một giỏ". Khi đầu tư vào một địa phương, nhà đầu tư cũng nên xem xét kế hoạch kinh tế - xã hội vĩ mô của địa phương đó, tránh bị tác động bởi hiệu ứng đám đông dẫn đến việc đầu tư theo phong trào.
Còn ông Mai Đức Toàn, Giám đốc khối kinh doanh và đầu tư CNT Group dành lời khuyên, bên cạnh không mua theo tâm lý đám đông thì NĐT BĐS ở thời điểm nào của thị trường chỉ dành 30% để bỏ vào đất lúc sốt. Nếu thu gom đất lúc thị trường nóng sốt bằng dòng tiền nhàn rỗi, hãy chỉ dành ra 30% lượng tiền mặt để đầu tư, 70% còn lại để săn tìm cơ hội khác hoặc giữ lại để tung ra vào thời điểm thích hợp hơn.
Với những người mua đất theo tâm lý đám đông thường chỉ nghĩ đến kịch bản tăng giá mà không nghĩ tới hệ lụy giá đi ngang hoặc lao dốc. Điều đó có nghĩa NĐT chỉ nắm hơn 30% xác suất chiến thắng trong cuộc chơi của thị trường.
Theo ông Toàn, đầu tư đất thời điểm nào cũng cần phải biết "liệu cơm gắp mắm" thì NĐT mới tránh được những rủi ro do thị trường mang lại.
Cũng theo ông Toàn, BĐS tại Việt Nam vẫn là kênh đầu tư an toàn trong dài hạn nếu nhà đầu tư chọn đúng thời điểm và khu vực. Đặc biệt, Việt Nam đang được thế giới đánh giá là môi trường đầu tư tốt. Hậu Covid, đây sẽ là bàn đạp để nền kinh tế khôi phục mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển về BĐS.
Những khu vực có thông tin quy hoạch tốt, phát triển hạ tầng giao thông là điểm đến đầy tiềm năng, nhưng chúng ta nên thận trọng tính toán tỷ lệ tăng giá phù hợp cho khu vực. Các thông tin quy hoạch có thể khiến giá đất tăng vọt nhưng không nên quá cao. Mức tăng trưởng nóng dưới 30% ở khu vực này là điểm ngưỡng an toàn và giá có thể duy trì nhịp tăng trưởng đều đặn trong những năm sau cùng với sự phát triển của hạ tầng và kinh tế.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể tìm kiếm những khu vực có kết nối hạ tầng giao thông thuận lợi, giá đất còn mềm và có nhiều điều kiện để phát triển các lĩnh vực như công nghiệp, du lịch,… Vì những nơi này trong tương lai sẽ có nhu cầu ở và kinh doanh thực.
Đầu tư vùng ven các thành phố lớn cũng là chiến lược tốt nhưng phải cân nhắc giá đất và pháp lý. Các khu vực có tỷ lệ tăng giá bền vững qua từng năm, dao động trên dưới 10%/năm khá bền vững và nhiều triển vọng.
"Nhìn chung, việc đầu tư lướt sóng, "đánh nhanh, thắng đậm" không còn phù hợp với bối cảnh thị trường BĐS hiện tại. Nhà đầu tư cần phải tính đến phương án bền vững, trung và dài hạn", ông Toàn nhấn mạnh.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Vì sao trong BĐS, nhà đầu tư không nên “bỏ hết trứng vào một giỏ”?
Nhất là trong bối cảnh thị trường nhiều biến động thì cách NĐT bỏ tiền như thế nào quyết định đến thắng – bại của chính NĐT đó.
Từng chia sẻ cách phân tán rủi ro trong đầu tư BĐS, ông Lê Quốc Kiên, một NĐT kì cựu tại Tp.HCM đã chỉ ra một số kinh nghiệm trong đầu tư BĐS, trong đó, chia trứng vào nhiều giỏ là cách kiếm lợi nhuận bền vững của NĐT.
Theo NĐT này, lựa chọn kênh đầu tư, NĐT nên tuân thủ theo 2 nguyên tắc. Nguyên tắc 1: Trứng chắc chắn phải bỏ nhiều giỏ, nhưng phải nên cùng một chủng loại giỏ mà mình giỏi nhất, vì ai cũng có giới hạn về năng lực và tiền bạc. Chẳng hạn, chấm điểm về trình độ các "chủng loại giỏ" là: Nhà phố 9 điểm, chung cư 8 điểm, nhà cho thuê 7 điểm, đất nền 7 điểm, chứng khoán 6 điểm, vàng 5 điểm, forex 4 điểm, gửi tiền ngân hàng 10 điểm. Vậy mình chỉ nên tập trung cho 2 mảng mạnh nhất là gửi tiền ngân hàng và nhà phố, hay tối đa chỉ nên thêm mảng chung cư, không nên lan man vào mấy cái 4-5-6-7 điểm.
Nguyên tắc thứ 2, trong cùng 1 chủng loại giỏ mà mình giỏi nhất, lại chia ra làm nhiều giỏ nhỏ. Chẳng hạn: Thay vì dồn 20 tỷ mua 1 căn nhà, có thể chia ra mua 2-3 căn nhà 6-7 tỷ/căn; Thay vì dồn 20 tỷ mua 4 căn chung cư trong cùng dự án, có thể chia ra mua ở 4 dự án khác nhau; Thay vì gửi 20 tỷ vào 1 ngân hàng, có thể chia ra gửi vào 10 ngân hàng.
"Khi làm cái mình giỏi nhất thì sẽ "làm mà như không làm", và vẫn tập trung được đầu óc, tinh thần, thời gian vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay đi làm chính, để tiếp tục tạo ra giá trị cho xã hội và tăng thêm nguồn tiền nhàn rỗi", ông Lê Quốc Kiên nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, ông David Jackson, Tổng giám đốc Coliers Việt Nam cho rằng, NĐT nên cố gắng chia danh mục đầu tư cho các phân khúc hợp lý, phân bổ vốn đầu tư để tránh "bỏ hết trứng vào một giỏ". Khi đầu tư vào một địa phương, nhà đầu tư cũng nên xem xét kế hoạch kinh tế - xã hội vĩ mô của địa phương đó, tránh bị tác động bởi hiệu ứng đám đông dẫn đến việc đầu tư theo phong trào.
Còn ông Mai Đức Toàn, Giám đốc khối kinh doanh và đầu tư CNT Group dành lời khuyên, bên cạnh không mua theo tâm lý đám đông thì NĐT BĐS ở thời điểm nào của thị trường chỉ dành 30% để bỏ vào đất lúc sốt. Nếu thu gom đất lúc thị trường nóng sốt bằng dòng tiền nhàn rỗi, hãy chỉ dành ra 30% lượng tiền mặt để đầu tư, 70% còn lại để săn tìm cơ hội khác hoặc giữ lại để tung ra vào thời điểm thích hợp hơn.
Với những người mua đất theo tâm lý đám đông thường chỉ nghĩ đến kịch bản tăng giá mà không nghĩ tới hệ lụy giá đi ngang hoặc lao dốc. Điều đó có nghĩa NĐT chỉ nắm hơn 30% xác suất chiến thắng trong cuộc chơi của thị trường.
Theo ông Toàn, đầu tư đất thời điểm nào cũng cần phải biết "liệu cơm gắp mắm" thì NĐT mới tránh được những rủi ro do thị trường mang lại.
Cũng theo ông Toàn, BĐS tại Việt Nam vẫn là kênh đầu tư an toàn trong dài hạn nếu nhà đầu tư chọn đúng thời điểm và khu vực. Đặc biệt, Việt Nam đang được thế giới đánh giá là môi trường đầu tư tốt. Hậu Covid, đây sẽ là bàn đạp để nền kinh tế khôi phục mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển về BĐS.
Những khu vực có thông tin quy hoạch tốt, phát triển hạ tầng giao thông là điểm đến đầy tiềm năng, nhưng chúng ta nên thận trọng tính toán tỷ lệ tăng giá phù hợp cho khu vực. Các thông tin quy hoạch có thể khiến giá đất tăng vọt nhưng không nên quá cao. Mức tăng trưởng nóng dưới 30% ở khu vực này là điểm ngưỡng an toàn và giá có thể duy trì nhịp tăng trưởng đều đặn trong những năm sau cùng với sự phát triển của hạ tầng và kinh tế.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể tìm kiếm những khu vực có kết nối hạ tầng giao thông thuận lợi, giá đất còn mềm và có nhiều điều kiện để phát triển các lĩnh vực như công nghiệp, du lịch,… Vì những nơi này trong tương lai sẽ có nhu cầu ở và kinh doanh thực.
Đầu tư vùng ven các thành phố lớn cũng là chiến lược tốt nhưng phải cân nhắc giá đất và pháp lý. Các khu vực có tỷ lệ tăng giá bền vững qua từng năm, dao động trên dưới 10%/năm khá bền vững và nhiều triển vọng.
"Nhìn chung, việc đầu tư lướt sóng, "đánh nhanh, thắng đậm" không còn phù hợp với bối cảnh thị trường BĐS hiện tại. Nhà đầu tư cần phải tính đến phương án bền vững, trung và dài hạn", ông Toàn nhấn mạnh.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Vì sao trong BĐS, nhà đầu tư không nên “bỏ hết trứng vào một giỏ”?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu