TIN MỚI
Theo ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển (PDI), năng lượng là một kết cấu hạ tầng không thể thiếu để đảm bảo duy trì tăng trưởng của nền kinh tế. Theo tính toán, 10 năm tới chúng ta cần thu hút 150 tỷ USD để đầu tư các dự án phát điện, bằng 1 nửa tổng GDP hiện nay của đất nước.
Chia sẻ tại Hội thảo "Huy động vốn quốc tế cho các dự án điện độc lập" diễn ra sáng 24/11 tại Hà Nội, ông Đông cho rằng, với quy mô thị trường vốn trong nước hiện nay và trong ít nhất 5 năm tới, dòng vốn nội sinh của nền kinh tế không thể đáp ứng yêu cầu nguồn vốn cho phát triển ngành điện lực. Từ 2015, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, cửa tiếp cận nguồn vốn ODA được cho là ưu đãi đang khép lại. Vậy nguồn vốn còn lại duy nhất là từ các định chế tài chính quốc tế. Thị trường vốn quốc tế rất lớn, hàng chục ngàn tỷ USD, dư sức thỏa mãn nhu cầu vốn của Việt Nam.
Nhưng cũng như các hàng hóa khác, dòng vốn quốc tế có tính cạnh tranh rất cao theo đúng quy luật cung cầu và được vận hành theo những chuẩn mực nhất định, rất chặt chẽ đòi hỏi mọi người tham gia thị trường phải tuân thủ, không có ngoại lệ. Đặc biệt vốn cũng như các hàng hóa khác, được giao dịch theo các mức giá khác nhau. Giá của vốn chủ yếu được xác định bởi mức độ rủi ro của khoản đầu tư, rủi ro cao, chi phí cao và kỳ vọng lợi nhuận cao, và ngược lại.
"Trước khi đi chợ, hiểu biết cách thức hoạt động của chợ là một đòi hỏi khách quan, để không bị hớ khi mua phải những món hàng đắt đỏ, để lại hệ lụy phải trả giá đắt cho mai sau" – ông nói.
Vì vậy, theo ông Đông, chúng ta cần thiết phải nâng cao hiểu biết về thị trường vốn quốc tế, các điều kiện cứng và các điều kiện có thể thương thảo của các bên cho vay; định vị nền kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài; nhận diện những cơ hội để cải thiện vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường thế giới v.v… từ đó giúp rút ra những hàm ý để xây dựng khung chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế để tiếp sức cho nền kinh tế, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong thập niên tới.
Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện mỗi năm tới 13-15 tỷ USD, lấy ở đâu?
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: “Vay vốn quốc tế cũng giống như đi chợ, phải hiểu biết để không bị... hớ”
Theo ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển (PDI), năng lượng là một kết cấu hạ tầng không thể thiếu để đảm bảo duy trì tăng trưởng của nền kinh tế. Theo tính toán, 10 năm tới chúng ta cần thu hút 150 tỷ USD để đầu tư các dự án phát điện, bằng 1 nửa tổng GDP hiện nay của đất nước.
Chia sẻ tại Hội thảo "Huy động vốn quốc tế cho các dự án điện độc lập" diễn ra sáng 24/11 tại Hà Nội, ông Đông cho rằng, với quy mô thị trường vốn trong nước hiện nay và trong ít nhất 5 năm tới, dòng vốn nội sinh của nền kinh tế không thể đáp ứng yêu cầu nguồn vốn cho phát triển ngành điện lực. Từ 2015, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, cửa tiếp cận nguồn vốn ODA được cho là ưu đãi đang khép lại. Vậy nguồn vốn còn lại duy nhất là từ các định chế tài chính quốc tế. Thị trường vốn quốc tế rất lớn, hàng chục ngàn tỷ USD, dư sức thỏa mãn nhu cầu vốn của Việt Nam.
Nhưng cũng như các hàng hóa khác, dòng vốn quốc tế có tính cạnh tranh rất cao theo đúng quy luật cung cầu và được vận hành theo những chuẩn mực nhất định, rất chặt chẽ đòi hỏi mọi người tham gia thị trường phải tuân thủ, không có ngoại lệ. Đặc biệt vốn cũng như các hàng hóa khác, được giao dịch theo các mức giá khác nhau. Giá của vốn chủ yếu được xác định bởi mức độ rủi ro của khoản đầu tư, rủi ro cao, chi phí cao và kỳ vọng lợi nhuận cao, và ngược lại.
"Trước khi đi chợ, hiểu biết cách thức hoạt động của chợ là một đòi hỏi khách quan, để không bị hớ khi mua phải những món hàng đắt đỏ, để lại hệ lụy phải trả giá đắt cho mai sau" – ông nói.
Vì vậy, theo ông Đông, chúng ta cần thiết phải nâng cao hiểu biết về thị trường vốn quốc tế, các điều kiện cứng và các điều kiện có thể thương thảo của các bên cho vay; định vị nền kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài; nhận diện những cơ hội để cải thiện vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường thế giới v.v… từ đó giúp rút ra những hàm ý để xây dựng khung chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế để tiếp sức cho nền kinh tế, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong thập niên tới.
Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện mỗi năm tới 13-15 tỷ USD, lấy ở đâu?
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: “Vay vốn quốc tế cũng giống như đi chợ, phải hiểu biết để không bị... hớ”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tháng trả 60 triệu tiền ngân hàng, nhà đầu tư bất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một số tổ chức tín dụng vừa “vay nóng” Ngân hàng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Mỗi ngày qua đi, doanh nghiệp BĐS phải chạy đôn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bộ Công an vào cuộc sau các vụ “vay nóng“: Thêm tố...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VietinBank tăng quy mô Chương trình “Vay ưu đãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tương lai gần cho toàn dân “quét” điện thoại, “vẫy”...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu